Friday, September 6, 2013

Ai thao túng mua bán lò phản ứng ở VN?

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/09/130906_nguyenkhacnhan_nuclear_power.shtml

Ai thao túng mua bán lò phản ứng ở VN?


Cập nhật: 11:54 GMT - thứ sáu, 6 tháng 9, 2013

Media Player

Theo GS Nguyễn Khắc Nhẫn, chuyên gia điện hạt nhân, có thể các nhóm lợi ích cố tình đưa lò phản ứng 'tồn kho' vào VN để trục lợi.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.

Việt Nam không chịu thay đổi chiến lược về điện hạt nhân và tiếp tục các dự án đưa lò hạt nhân được cho là 'tồn kho', 'lỗi thời' vào trong nước, điều làm dấy lên nghi ngờ về khả năng có các nhóm lợi ích trong và ngoài nước câu kết, cố tình trục lợi bất chấp các mối nguy hiểm quốc gia, theo Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, chuyên gia về điện hạt nhân từ Pháp.
Trao đổi với BBC hôm 05/9/2013, giáo sư Nhẫn, cựu cố vấn chiến lược của Tập đoàn điện quốc gia Pháp (Electricité de France - EDF), nói nhân dịp gần đây tỉnh Ninh Thuận được truyền thông Việt Nam tường trình tổ chức nhiều đoàn quần chúng và sinh viên tới Đà Lạt để 'học tập kinh nghiệm' về an toàn hạt nhân:
"Ta có thể đặt câu hỏi vì lý do gì Việt Nam không chịu thay đổi chiến lược. Áp lực từ đâu đến? Vấn đề chính trị hay các tay buôn ngoại quốc lợi dụng chúng ta, một hai họ quyết tâm phải bán lò cho Việt Nam. Sự thực là các lò phản ứng tồn kho."
Cựu Giáo sư về điện và năng lượng tại Đại học Grenoble của Pháp đặt ra các câu hỏi: "Sự thật tôi không biết công ty ngoại quốc trung gian nào? Ai có ảnh hưởng và quyền lợi lớn trong các lobby này? Ai có cơ hội làm giàu trên đầu dân ta, bất kể sự nguy hiểm cho tính mạng con người?"
Nhà khoa học cảnh báo về mối nguy hiểm đối với Việt Nam một khi xảy ra các sự cố về điện hạt nhân: "Nếu một thảm họa như Tchernobyl hay Fukushima xảy ra thì cả miền Trung sẽ bị phóng xạ bao trùm và đất nước sẽ bị chia đôi lâu dài. Du lịch, xuất khẩu, kinh tế sẽ bị tê liệt trong chớp nhoáng.
"Ta sẽ phung phí hàng chục rồi hàng trăm tỷ đô-la mà không đem lợi ích gì cho đất nước, ta sẽ để lại cho hàng chục thế hệ con cháu chất thải phóng xạ ngàn đời vẫn còn nguy hiểm."

No comments:

Post a Comment