Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt có quan tâm đến an toàn hạt nhân?
Thật bàng hoàng khi nhìn vào những tấm ảnh này được
chụp tại một viện nghiên cứu hạt nhân tầm cỡ quốc gia, đại diện cho nền kỹ thuật
hạt nhân của Việt Nam trước thế giới. Trông nó có vẻ như cảnh công nhân làm việc
tại một cơ xưởng thủ công nào đó, nếu không có hàng chữ ghi chú bên dưới và với
đề mục của bài phóng sự ảnh “Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt”...
*
Trước tiên, xin cám ơn phóng viên báo Tuổi Trẻ,
Mai
Vinh, đã có bài phóng sự ảnh đặc biệt về Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt:
“100
Giờ ở lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt”, đăng ngày 29/07/2012.
Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt
Bài phóng sự ảnh này đã được rất nhiều báo chí
và cơ quan truyền thông trong nước đăng lại.
Những hình ảnh chụp toàn cảnh của Viện rất đẹp
và cũng thơ mộng như thành phố Đà Lạt. Tuy nhiên những tấm hình đặc biết “biết
nói” (candid photos) là 2 tấm hình ghi lại cảnh các chuyên viên của Viện Hạt
Nhân Đà Lạt đang làm việc, được copy lại dưới đây:
Ảnh số 1: Chuyển đồng vị
phóng xạ từ thùng chì sang container vào khu vực điều chế dược phẩm.
Ảnh số 2: Tiếp Nitơ
(Nitrogen) lỏng làm mát đầu dò cảm ứng neutron để truyền tín hiệu ra phòng điều
khiển chính xác nhất.
Quan sát trang phục bảo hộ lao động của những
chuyên viên hạt nhân trong hai bức hình, cho thấy:
Ảnh số 1:
- 3 chuyên viên đều mang dép plastic, loại dùng
đi lại rất phổ biến trong dân chúng!
- Chuyên viên tiếp cận thùng chứa chất phóng xạ
không mang khẩu trang bảo vệ trong khi đó anh chuyên viên đứng phía sau lại đeo
khẩu trang ngăn bụi thông thường!
- Tất cả chỉ mặc một chiếc áo choàng mỏng màu
vàng.
- Tất cả không thấy mang biển ghi nhớ mức độ
tiếp xúc phóng xạ của cá nhân.
Ảnh số 2:
- Hai chuyên viên khi thao tác và tiếp cận với
dung dịch Nitơ (Nitrogen) lỏng ở nhiệt độ - 200oC:
- Không mang bao tay đặc biệt chống lạnh –
200oC.
- Không đeo kiếng an toàn bảo vệ mắt.
- Không mặc quần áo bảo hộ đặc biệt khi thao
tác và tiếp cận với dung dịch Nitrogen lỏng ở nhiệt độ - 200oC.
- Không thấy mang biển ghi nhớ mức độ tiếp xúc
phóng xạ của cá nhân.
Qua những bức ảnh này, cho thấy Viện Hạt Nhân
Đà Lạt - cơ quan dẫn đầu về kỹ thuật hạt nhân của Việt Nam – từ khi tái hoạt
động vào năm 1984 cho đến hôm nay, các lãnh đạo Viện không chút quan tâm gì đến
an toàn hạt nhân. Các chuyên viên làm việc tại viện cũng không quan tâm gì đến
an toàn cho chính họ khi làm việc trong môi trường phóng xạ nguyên tử, nên ăn
mặc như đi dạo phố.
Thật bàng hoàng khi nhìn vào những tấm ảnh này
được chụp tại một viện nghiên cứu hạt nhân tầm cỡ quốc gia, đại diện cho nền kỹ
thuật hạt nhân của Việt Nam trước thế giới. Trông nó có vẻ như cảnh công nhân
làm việc tại một cơ xưởng thủ công nào đó, nếu không có hàng chữ ghi chú bên
dưới và với đề mục của bài phóng sự ảnh “Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà
Lạt”.
Trình độ chuyên môn của những chuyên viên làm
việc tại Viện Hạt Nhân Đà Lạt phải là đại học hay sau đại học. Nhưng phương cách
làm việc không xứng với tầm vóc chuyên viên của một “Viện”, rất bát nháo. Nếu
người nước ngoài nhìn thấy những bức hình này thì họ đánh giá ra sao về tình
trạng an toàn hạt nhân của Việt Nam? Người Anh Mỹ thì chắc chắn họ sẽ thốt lên
câu nói: “Oh my God! is this how they treat radioactive materials, with bare
feet bare hands bare..bodies!” (Ôi Trời ơi! đây là cách mà họ thao tác các chất
phóng xạ sao, với tay trần chân trần cơ thể.. trần!)
Các lãnh đạo Viện Nghiên Hạt Nhân từ quá khứ
đến hiện tại phải chịu trách nhiệm về tình trạng không an toàn này và họ cần
phải bị lên án trước công luận; trước mắt ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên
làm việc tại Viện Hạt Nhân Đà Lạt, và về lâu dài đến sức khỏe của gia đình và
con cháu họ, đến môi trường và dân chúng sống trong vùng thành phố Đà Lạt Lâm
Đồng.
Chuyên viên hạt nhân với trình độ đại học mà lơ
là không màng đến an toàn cá nhân, tránh nhiểm phóng xạ chết người cho chính
mình thì thử hỏi làm sao họ lo lắng đến an toàn của người dân. Dân chúng xung
quanh Viện Hạt Nhân Đà Lạt nói riêng và thành phố Đà Lạt nói chung nên lo cho an
toàn phóng xạ nguyên tử của thành phố và gấp rút đặt vấn đề với Viện Nghiên Cứu
Hạt Nhân về an toàn phóng xạ hạt nhân và luôn cả tình trạng lưu trữ bảo quản
những thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng tại Viện Hạt Nhân Đà Lạt từ gần
30 năm qua.
Nếu dư án xây nhà máy điện hạt nhân vẫn sẽ tiến
hành thì Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt sẽ là nơi được học tập rút kinh nghiệm
về lò phản ứng hạt nhân, và những chuyên viên của Viện sẽ là những người dẫn đầu
công tác huấn luyện công nhân viên của NMĐHN. Nhưng với tình trạng khinh thường
an toàn phóng xạ hạt nhân của Viện Hạt Nhân Đà Lạt như đã và đang diễn ra, tương
lai đen tối của thảm họa phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân sẽ giáng xuống đầu
dân chúng đất nước Việt Nam là hiện thực.
Ngày 02 tháng 09 năm 2012
Tài liệu tham khảo:
100 giờ ở lò phản ứng hạt nhân Đà
Lạt
Working with radioactive material guidance.
Working with radioactive material. Wear personal protection equipment, such as
gloves, a laboratory coat, and safety glasses. Do not wear open-toed
footwear...
Using & Wearing RadiationMonitoring
Badges
http://www.kgh.snbh.schule-bw.de/HP/Projekt-Wolke/Themen/sicherheitsmassnahmen.htm
Plastic footwear
Reporters Suit Up, Visit Fukushima Nuclear
Plant
Đoàn phóng viên thăm khu nhà máy ĐHN
Fukushima
Đoàn phóng viên thăm khu nhà máy ĐHN
Fukushima
Đây là an toàn lao động hạt nhân "MADE IN VIỆT NAM": mang dép (râu?), không mang bao tay, không đeo kiếng bảo vệ mắt khi thao tác các chất liệu nguyên tử, Nitrogen lỏng với nhiệt độ -200oC. Các bác "chuyên viên" hạt nhân của viện hạt nhân Đà Lạt "anh hùng" thiệt!
Ớn lạnh khi nghỉ tới nếu sẽ có một nhà máy ĐHN tại Việt Nam.
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/504072/100-gio-o-lo-phan-ung-hat-nhan-Da-Lat.html
100 giờ ở lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt
Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) nằm cạnh vườn hoa thành phố, là lò phản ứng hạt nhân duy nhất của Việt Nam. Lò chính thức hoạt động ngày 3-3-1963 với công suất 250kW theo công nghệ của Mỹ, đến năm 1968 thì ngưng. Ngày 20/3/1984 lò hoạt động trở lại với công suất gấp đôi so với thiết kế ban đầu.
Điều chế chất dẫn phóng xạ dùng cho điều trị và chẩn đoán bệnh Cứ mỗi tháng
một lần lò phản ứng hạt nhân lại hoạt động 100 giờ liên tục để phục vụ các
nghiên cứu về vật lý hạt nhân, ứng dụng công nghệ hạt nhân trong đời sống, sản
xuất một số đồng vị phóng xạ phục vụ các chẩn đoán hình ảnh phức tạp trong y học
và bào chế dược phẩm đặc biệt cung cấp cho các bệnh viện như Ung bướu, Chợ Rẫy
(TP.HCM), Bạch Mai (Hà Nội)... chữa các bệnh hiểm nghèo như bệnh về tuyến giáp,
ung thư…
Ngoài ra, hoạt động của lò còn đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhân lực bậc cao chuyên ngành hạt nhân.
Bên trong lò phản ứng nhìn từ miệng lò
Chuyển đồng vị phóng xạ từ thùng chì sang container vào khu vực điều chế dược
phẩm
Tiếp nitơ lỏng làm mát các đầu dò cảm ứng neutron để truyền tín hiệu ra phòng
điều khiển chính xác nhất
Đưa đồng vị phóng xạ đã được điều chế vào chất dẫn có phát tán nhiều phóng xạ
nên phải dùng dụng cụ đặc biệt để bảo hộ.
Bên trong những hộp chì nặng gần chục ký chuyển đến bệnh viện là những viên
thuốc chứa phóng xạ nặng chưa tới 50g
Phòng điều chế dược phẩm cho các bệnh viện
Một ngày mới ở lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt..
MAI VINH thực hiện
Ngoài ra, hoạt động của lò còn đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhân lực bậc cao chuyên ngành hạt nhân.
MAI VINH thực hiện