Người Việt không thiếu sức sáng tạo?
GS Nguyễn Văn Tuấn
21-07-2014
Tôi nghĩ phần lớn những người Việt sẽ rất đồng ý với ông thứ trưởng này khi ông nói “Người Việt Nam chúng ta vốn có tính sáng tạo và trong lĩnh vực CNTT, các nhà phát triển Việt Nam không thiếu sức sáng tạo” (1). Người ta có thể minh chứng câu đó bằng cách đem những giải thưởng Olympic hay gì đó để cho thấy người Việt rất thông minh và sáng tạo. Trong thực tế và ở mức độ cá nhân thì quả thật người Việt chúng ta cũng chẳng kém ai. Ông Lý Quang Diệu cũng có nhận xét như thế.
Nhưng người bình tĩnh sẽ nhìn vào bức tranh chung thay vì vài trường hợp “gà chọi” (mà nước nào cũng có). Bức tranh chung thì VN không sáng tạo hơn ai, thậm chí còn kém hơn các nước khác. Chẳng hạn như theo World Bank, chỉ số tri thức (knowledge index, đo lường khả năng sáng tạo, tiếp thu, và quảng bá tri thức mới) thì VN có chỉ số 3.60, thấp hơn Thái Lan (5.25), Mã Lai (6.25), Phi Luật Tân (3.81), Singapore (7.79). Còn chỉ số về innovation thì VN cũng có chỉ số thấp (2.75), so với Thái Lan (5.95), Mã Lai (6.91), Phi Luật Tân (3.77), Singapore (9.49). Nói chung, bất cứ chỉ số tri thức và sáng tạo nào thì VN vẫn thấp hơn các nước trong vùng.
Những quan chức thì có thể nói tại vì chúng tôi chưa có điều kiện nên chưa phát huy được tính sáng tạo. Nhưng người ngoài thì họ DON’T CARE (chẳng quan tâm) điều kiện, họ chỉ nhìn cái kết quả sau cùng. Tại sao người của anh ở nước anh thì chẳng làm được gì, nhưng khi ra ngoài thì rất khá, có phải tại vì anh tồi dở. Anh làm ăn như thế nào, tạo điều kiện ra sao, mà cả một dân tộc có chỉ số sáng tạo thấp nhất trong vùng. Còn nếu anh nói vì lí do XYZ và ABC, thì người ta sẽ nói đó là vấn đề của anh, nói với tôi làm gì, anh bất tài thì anh ráng chịu chứ than thân trách phận làm gì. Khi người ta đánh giá một quốc gia, người ta nhìn vào tổng thể, chứ không quan tâm đến chi tiết. Một khi tất cả những cơ phận (chi tiết) hoạt động tốt thì điều đó cũng phản ảnh tính sáng tạo của một quốc gia.
—–
(1) http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/186536/nguoi-viet-khong-thieu-suc-sang-tao.html
21-07-2014
Tôi nghĩ phần lớn những người Việt sẽ rất đồng ý với ông thứ trưởng này khi ông nói “Người Việt Nam chúng ta vốn có tính sáng tạo và trong lĩnh vực CNTT, các nhà phát triển Việt Nam không thiếu sức sáng tạo” (1). Người ta có thể minh chứng câu đó bằng cách đem những giải thưởng Olympic hay gì đó để cho thấy người Việt rất thông minh và sáng tạo. Trong thực tế và ở mức độ cá nhân thì quả thật người Việt chúng ta cũng chẳng kém ai. Ông Lý Quang Diệu cũng có nhận xét như thế.
Nhưng người bình tĩnh sẽ nhìn vào bức tranh chung thay vì vài trường hợp “gà chọi” (mà nước nào cũng có). Bức tranh chung thì VN không sáng tạo hơn ai, thậm chí còn kém hơn các nước khác. Chẳng hạn như theo World Bank, chỉ số tri thức (knowledge index, đo lường khả năng sáng tạo, tiếp thu, và quảng bá tri thức mới) thì VN có chỉ số 3.60, thấp hơn Thái Lan (5.25), Mã Lai (6.25), Phi Luật Tân (3.81), Singapore (7.79). Còn chỉ số về innovation thì VN cũng có chỉ số thấp (2.75), so với Thái Lan (5.95), Mã Lai (6.91), Phi Luật Tân (3.77), Singapore (9.49). Nói chung, bất cứ chỉ số tri thức và sáng tạo nào thì VN vẫn thấp hơn các nước trong vùng.
Những quan chức thì có thể nói tại vì chúng tôi chưa có điều kiện nên chưa phát huy được tính sáng tạo. Nhưng người ngoài thì họ DON’T CARE (chẳng quan tâm) điều kiện, họ chỉ nhìn cái kết quả sau cùng. Tại sao người của anh ở nước anh thì chẳng làm được gì, nhưng khi ra ngoài thì rất khá, có phải tại vì anh tồi dở. Anh làm ăn như thế nào, tạo điều kiện ra sao, mà cả một dân tộc có chỉ số sáng tạo thấp nhất trong vùng. Còn nếu anh nói vì lí do XYZ và ABC, thì người ta sẽ nói đó là vấn đề của anh, nói với tôi làm gì, anh bất tài thì anh ráng chịu chứ than thân trách phận làm gì. Khi người ta đánh giá một quốc gia, người ta nhìn vào tổng thể, chứ không quan tâm đến chi tiết. Một khi tất cả những cơ phận (chi tiết) hoạt động tốt thì điều đó cũng phản ảnh tính sáng tạo của một quốc gia.
—–
(1) http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/186536/nguoi-viet-khong-thieu-suc-sang-tao.html
No comments:
Post a Comment