XUNG QUANH VIỆC VIỆT NAM TRÌ HOÃN XÂY DỰNG NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN
http://basam.info/2014/02/15/2336-xung-quanh-viec-viet-nam-tri-hoan-xay-dung-nha-may-dien-hat-nhan/#more-127258
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Năm, ngày 13/02/2014
Theo mạng tin tình báo Stratfor (Mỹ), Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên 4.400 MW Ninh Thuận 1, dự kiên khởi công trong năm nay, sẽ bị hoãn đến năm 2020 do lo ngại về an toàn và hiệu quả. Thủ tướng Dũng cũng đã yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) sớm xây dựng nhà máy điện khí 5.000 MW để bù đắp cho lượng điện thiếu hụt do lùi thời gian xây nhà máy điện hạt nhân. Theo Stratfor, sự chậm trễ này có thể làm suy yếu an ninh năng lượng mà điện hạt nhân cuối cùng sẽ đem lại cho Việt Nam.
Trước mắt, Việt Nam sẽ phải tăng nhập khẩu nguồn thủy điện, than và khí tự nhiên hóa lỏng để bù đắp cho phần cung cấp từ điện hạt nhân. Bức tranh năng lượng này sẽ tạo áp lực lên khả năng của Việt Nam duy trì cán cân thương mại và bảo đảm an toàn chuỗi cung ứng năng lượng bằng đường hàng hải. Tuy nhiên, Hà Nội hy vọng rằng việc kéo dài thời gian sẽ giúp Việt Nam chuẩn bị tốt hơn cho kế hoạch theo đuổi năng lượng hạt nhân về dài hạn.
Ngày 15/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Hội đồng quản trị PetroVietnam lập kế hoạch xây dựng thêm nhà máy điện chạy bằng khí tự nhiên để bù đắp lượng điện thiếu hụt do trì hoãn xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của nước này tại tỉnh Ninh Thuận. Thủ tướng cho biết nhu cầu về tính hiệu quả và an toàn đã khiến phải trì hoãn việc xây dựng nhà máy. Ông cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam sẽ không đẩy nhanh tiến độ dự án nếu không đạt các tiêu chuẩn cần thiết. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cũng nói thêm rằng việc khởi công xây dựng nhà máy có thể bị trì hoãn cho tới năm 2016 hoặc 2017. Trước đó, Hà Nội đã tuyên bố sẽ bắt đầu xây dựng nhà máy vào năm 2014 để nhà máy bắt đầu hoạt động vào đầu những năm 2020, Việt Nam đã trì hoãn dự án điện hạt nhân này trước đó – sự trì hoãn là vấn đề phổ biến đối với những quốc gia mới tiếp cận năng lượng hạt nhân – và thông tin từ Hà Nội cho thấy việc xây dựng thực tế có thể bị trì hoãn thêm vài năm. Nghi ngờ về khả năng của Việt Nam trong đảm bảo an toàn năng lượng hạt nhân đã gia tăng thời gian gần đây. Mới đây, Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế Yukiya Amano đã gặp gỡ giới chức tỉnh Ninh Thuận và ban quản lý dự án. Dù bày tỏ ủng hộ kế hoạch của Việt Nam, ông cũng khuyên Việt Nam không nên vội vã với dự án này. Đây là động thái mới nhất trong bối cảnh lo ngại trong nước và quốc tế gia tăng về việc Việt Nam thiếu kỹ năng, công nghệ và cơ sở hạ tầng để vận hành một nhà máy hạt nhân an toàn.
Nga, quốc gia có Tập đoàn điện hạt nhân Rosatom, trúng thầu xây dựng nhà máy, đang tìm cách giải quyết những mối lo ngại này nhằm hỗ trợ xuất khẩu hạ tầng và dịch vụ điện hạt nhân của mình. Các nhà khoa học Nga đang đào tạo các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, kỹ sư và lực lượng quản lý để đảm bảo Việt Nam có đầy đủ kỹ năng cần thiết để vận hành một nhà máy hạt nhân dân sự, trong đó có cả bài học về cách thức phản ứng với một cuộc khủng hoảng như sự kiện nhà máy điện Fukushima số 1 tại Nhật Bản. Nga cũng có kế hoạch mở một trung tâm đào tạo khoa học hạt nhân ở Việt Nam.
An toàn hạt nhân là mối quan tâm hàng đầu đối với giới lãnh đạo Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế. Hà Nội cũng đã nhận thức được khó khăn rất lớn sẽ phải đối mặt trong việc quản lý bất kỳ cuộc khủng hoảng hạt nhân nào – thậm chí ngay cả một sự kiện nhỏ hơn nhiều so với Fukushima – vì nguồn lực và khả năng kém hơn nhiều so với Nhật Bản.
Lựa chọn thay thế cho điện hạt nhân
Với kế hoạch chậm mà chắc về điện hạt nhân, Việt Nam phải tìm kiếm các nguồn năng lượng khác để đáp ứng nhu cầu điện cho tới năm 2020 và xa hơn. Hiện nay, phần lớn nguồn điện Việt Nam được tạo ra từ khí tự nhiên, thủy điện và than đá, với lượng điện tự sản xuất chiếm 52% mức tiêu thụ. Nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam từng dự kiến sẽ giúp tăng nguồn điện hạt nhân thêm 2% vào năm 2020 và 10% vào năm 2030, trong khi giảm thị phần điện từ khí đốt từ 41% xuống còn 14% vào năm 2030 và thị phần thuỷ điện từ 28% xuống còn 9%. Sản lượng điện từ than đá lại dự kiến tăng từ 20% lên 58%. Kế hoạch của Việt Nam khai thác than đá tại chỗ, tận dụng chi phí thấp để sản xuất điện trong tương lai nhằm giảm nhập khấu năng lượng từ 6% hiện nay xuống còn 4% vào năm 2030.
Các kế hoạch này sẽ phải được điều chỉnh do sự trì hoãn điện hạt nhân, gây ảnh hưởng đến an ninh năng lượng mà Việt Nam đã hy vọng được cải thiện. Nhu cầu điện năng của Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng (tốc độ tăng trung bình hàng năm đã vượt 12% trong thập kỷ qua) và bất kỳ sự trì hoãn nào thêm đối với điện hạt nhân sẽ càng buộc Việt Nam phải nhập khẩu năng lượng nhiều hơn đế đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng. Hà Nội đã nhập khẩu thủy điện từ Lào và Trung Quốc, một sự phụ thuộc chiến lược mà Việt Nam muốn hạn chế tối đa. Hà Nội cũng đang nỗ lực tăng cường sản xuất điện từ than đá nhằm tăng công suất phát điện từ 6.000 MW lên 36.000 MW vào năm 2020. Trữ lượng than đá cũng đã tăng lên, dù chủ yếu tập trung ở phía Bắc, trái ngược với phía Nam, nơi có nhu cầu điện tăng nhanh. Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu than ròng trong nửa cuối thập kỷ này để đáp ứng nhu cầu điện than của mình.
Ngoài than, Việt Nam cũng cần phải tăng nhập khẩu khí đốt tự nhiên. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu PetroVietnam phải bù đắp cho sự trì hoãn xây dựng nhà máy điện hạt nhân bằng một nhà máy điện khí tự nhiên mới với nguồn tiêu thụ khoảng từ 5 tỷ đến 7 tỷ m3 khí mỗi năm. Trong khi con số thực tế có thể sẽ ít hơn, tuyên bố của Thủ tướng Dũng muốn gây sức ép với Petro Vietnam phải đáp ứng mục tiêu sản xuất nội địa. Chi phí để xây dựng một nhà máy điện chạy bằng khí tự nhiên chỉ bằng một nửa so với nhà máy hạt nhân mà cụ thể trong trường hợp này dự kiến sẽ dao động từ 8 tỷ đến 10 tỷ USD. Các nhà máy khí tự nhiên có thể được xây dựng một cách nhanh chóng và với bí quyết công nghệ đã có sẵn trong nước. Tuy nhiên, nhu cầu ngày càng tăng của Việt Nam đối với khí tự nhiên đã gây ra sự thiếu hụt nguồn cung. Việc thiếu khí đốt tự nhiên sẽ ảnh hưởng không chỉ đến mạng lưới điện mà còn tới lĩnh vực tiêu dùng và phân phối. Việc tìm ra một giải pháp cho vấn đề này sẽ đòi hỏi phải có lượng đầu tư đáng kể để khai thác khí đốt ngoài khơi và cơ sở hạ tầng liên quan để đưa khí tự nhiên vào đất liền. Ngoài ra cần có nguồn đầu tư trong tương lai để xây dựng các nhà máy nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng.
Như vậy, Việt Nam cần các khoản đầu tư rất lớn từ bên ngoài và các thỏa thuận phân chia đầu ra với các tập đoàn dầu khí quốc tế để tìm kiếm nguồn tài nguyên mới. Tuy nhiên, các chính sách kiểm soát chặt chẽ về giá khí đốt tự nhiên của Việt Nam đã cản trở nguồn đầu tư tiềm năng. Nguồn nhu cầu lớn nhất về khí đốt tự nhiên ở Việt Nam đến từ các lĩnh vực năng lượng và Hà Nội đã cố định giá khí tự nhiên cho các nhà máy điện năng cực thấp – khoảng một phần ba so với giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở châu Á. Đối với nguồn tiêu thụ khác, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp, Việt Nam đã cho phép giá khí tự nhiên tăng nhưng vẫn giữ giá dưới mức giá quốc tế.
Trước sự cổ trong đàm phán, Việt Nam dự kiến hầu hết nguồn tăng sản xuất khí tự nhiên trong tương lai là đến từ các lô khí ngoài khơi của Tập đoàn Chevron ở thềm lục địa giáp với Malaysia nhưng do Hà Nội không muốn trả hơn 6 USD cho một triệu Btu (đơn vị nhiệt lượng Anh) khí tự nhiên nên các cuộc đàm phán bế tắc. Tháng 11/2013, Chevron thông báo đang bán đi một số tài sản tại Việt Nam sau vụ tranh chấp giá cả. Nhà đâu tư tiềm năng của Việt Nam đang nổi lên là Tập đoàn dầu khí Ấn Độ, nhưng vẫn còn phải chờ xem việc đàm phán giá cả và tiềm năng khai thác các mỏ dầu khí ở thêm lục địa Việt Nam. Chỉ riêng lô B của Tập đoàn Chevron được dự kiến sẽ bổ sung thêm 5 tỷ m3 khí mỗi năm trước khi các cuộc đàm phán bị phá vỡ.
Tuy vậy, ngay cả khi tối đa nguồn khai thác, Việt Nam vẫn dự kiến thiếu nguồn khí đốt tự nhiên lên tới 6 tỷ m3 vào năm 2020 và 16 tỷ m3 vào năm 2025. Đó là lý do tại sao Hà Nội đã đề xuất xây dựng một số nhà máy phục vụ nhập khẩu khí hóa lỏng và đã ký một thỏa thuận nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng từ Nga. Dự án đầu tiên Cái Mép – Thị Vải dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào giữa năm 2016 với công suất hàng năm từ 1 đến 2 tỷ m3. Dự án thứ hai, Mỹ Sơn, sẽ hoạt động vào năm 2018 với công suất ban đầu 2,3 tỷ m3, tăng đến 8 tỷ m3 vào đầu những năm 2020. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là chưa có dự án nào bắt đầu được khởi công sau khi bị trì hoãn nhiều lần. Khí tự nhiên hóa lỏng cùng đắt hơn khí tự nhiên trong nước, và mức giá sẽ vẫn như vậy ngay cả khi Việt Nam tăng giá khí trong nước.
Ý nghĩa chiến lược cho năng lượng Việt
Nhu cầu phải tăng nhập khẩu năng lượng đã làm nổi bật những lợi thế chiến lược mà Việt Nam hy vọng cuối cùng có thể đạt được từ chương trình hạt nhân dân sự. Nhập khẩu năng lượng tăng sẽ tạo ra áp lực lên cán cân thương mại và khả năng quản lý kinh tế của Việt Nam. Hơn nữa, việc khai thác dầu khí ngoài khơi và nhập khẩu năng lượng đều chịu rủi ro an ninh với Trung Quốc. Sức mạnh hải quân ngày càng tăng của nước này khiến Việt Nam lo ngại khi khai thác dầu khí ở các khu vực tranh chấp, đặc biệt là khi các mỏ dầu khí trên thềm lục địa cạn kiệt, buộc Việt Nam phải thúc đẩy thăm dò và sản xuất ở vùng biển xa hơn. Hà Nội không thể không cân nhắc các mối đe dọa chung cho toàn bộ nguồn cung cấp năng lượng trên biển của mình trong trường hợp có xung đột.
Trong khi đó năng lượng hạt nhân sẽ làm tăng cường nguồn năng lượng tự cung tự cấp cho Việt Nam. Sự trì hoãn sẽ ảnh hưởng đến các kế hoạch tăng xuất khẩu công nghệ hạt nhân của Nga và có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến các nhà sản xuất nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản, quốc gia hy vọng sẽ xây dựng nhà máy Ninh Thuận 2 sau khi hoàn thành nhà máy đầu tiên.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết sẽ theo dõi tình hình trong trường hợp sự trì hoãn vượt ngoài tầm dự án của Nga và có thể ảnh hưởng đến dự án 9,6 tỷ USD của Nhật Bản tại Vĩnh Hải, cũng dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2020. Sự chậm trễ trong việc phát triển các nhà máy điện hạt nhân do nước ngoài đầu tư của Việt Nam cũng sẽ làm chậm lại chiến lược rằng buộc lợi ích kinh tế của các nước này đối với an ninh năng lượng và ổn định kinh tế của Việt Nam.
An ninh nguồn cung năng lượng và nhu cầu thu hút đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục thúc đẩy kế hoạch khởi động một chương trình hạt nhân trong dài hạn và thiết lập nền tảng cho việc xây dựng thêm nhiều các lò phản ứng hạt nhân và tăng nguồn cung cấp điện từ trong nước. Tuy nhiên, hiện nay bất kỳ kế hoạch điện hạt nhân nào dường như đều có khả năng bị trì hoãn. Điều này khiến Hà Nội phải tập trung đáp ứng nhu cầu năng lượng ngay lập tức càng nhanh, càng rẻ thì càng tốt, chờ thêm thời gian để xây dựng các nền tảng thể chế cho một chương trình hạt nhân trong tương lai. Bên cạnh đó, việc trì hoãn cũng cho thấy nhận thức của giới lãnh đạo Việt Nam về sự cần thiết phải điều chỉnh những tham vọng năng lượng và thấy trước những thách thức nghiêm trọng trong việc quản lý sản xuất năng lượng trong nước, cán cân thương mại và an ninh hàng hải.
(Đài RFI3/2)
Việt Nam đã dự trù bắt đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên Ninh Thuận I ngay từ năm 2014, với sự trợ giúp của tập đoàn hạt nhân Nga Rosatom. Ninh Thuận I dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2023. Ngoài Ninh Thuận I, Chính phủ Việt Nam đã chọn các tập đoàn của Nhật Bản để xây dựng một nhà máy điện hạt nhân thứ hai cũng tại tỉnh Ninh Thuận, với hai lò phản ứng đầu tiên dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2023-2024.
Thế nhưng, theo tờ Tuổi Trẻ số ra ngày 16/1/2014, trong một cuộc họp ngày 15/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố phải đình hoãn dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I cho đến năm 2020 nhằm bảo đảm “an toàn nhất, hiệu quả nhất” cho dự án.
Ông Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố như trên sau khi trước đó một tuần, trong chuyến viếng thăm Việt Nam, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế Yukiya Amano đã khuỵên Hà Nội không nên vội vàng tiến đến năng lượng nguyên tử và trước hết phải bảo đảm có đủ khả năng để vận hành nhà máy điện hạt nhân.
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện Nguyên tử Đà Lạt, hoan nghênh tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và theo giáo sư Hiển, nếu thật sự ông Dũng đình hoãn dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên thì đây sẽ là một quyết định sáng suốt .
- Xin kính chào Giáo sư Phạm Duy Hiển. Là người từ lâu vẫn chủ trương Việt Nam chưa nên xây nhà máy điện hạt nhân, trước hết ông nghĩ gì về tuyên bố nói trên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
+ về thông tin ấy, chúng tôi hiểu đó chưa phải là quyết định cuối cùng. Có nhiều người nói rằng quyết định cuối cùng phải thông qua Quốc hội. Tôi không rõ là việc đó có làm hay không, nhưng cách nói của Thủ tướng, người có quyết định khá lớn trong vấn đề này, cho chúng tôi và rất nhiều người khác có niềm tin rằng việc đó sẽ phải là như vậy.
Đó là một quyết định sáng suốt, hợp lòng dân và có thể nói nếu Thủ tướng quyết tâm thi hành quyết định này thì phải nói ông ấy là một nhà lãnh đạo có bản lĩnh chính trị rất cao.
Để hiểu được bối cảnh của việc thủ tướng nêu lên ý kiến như vậy thì chúng ta phải trở ngược lại từ cách đây hơn 10. Cách đây hơn 10 năm, khi bắt đầu nói đến chuyện điện hạt nhân Việt Nam mà chưa có quyết định gì cả, thì tôi có viết một bài đăng trên tờ Tuổi Trẻ: “Điện hạt nhân, tại sao phải vội?”, phân tích rõ là Việt Nam chưa đến mức cần phải làm vội như thế. Điện hạt nhân không phải muốn làm là được, mà phải xem có đủ điều kiện để làm hay không.
Điều lo ngại nhất đó là tính kỷ luật của người Việt mình, từ sản xuất tiểu nông đi lên công nghiệp hiện đại chưa cao. Điện hạt nhân cũng không an toàn, không rẻ như người ta tưởng. Lúc cao trào nhất là vào năm 2009, khi Bộ Công thương trình dự án nhà máy hạt nhân lên Quôc hội, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam có gửi Quốc hội một kiến nghị, dựa trên cơ sở bài phát biểu của tôi tại Liên hiệp hội, phân tích rất nhiều khía cạnh cho thấy chưa nên làm vội như thế.
Rất tiếc là Quốc hội vẫn thông qua, và có lẽ đây là lần đầu tiên mà Quốc hội Việt Nam thông qua một quyết định với một phần tư số đại biểu Quốc hội không đồng tình.
- Vậy những lý do nào khiến Quốc hội thông qua dự án này mặc dù có nhiều người không đồng tình như vậy?
+ Lý do thứ nhất là chúng ta rất thiếu điện, và họ đưa ra con số là vào khoảng năm 2020, Việt Nam sẽ phải cân lượng điện tiêu thụ 340 tỷ Kwh. Lý do thứ hai là chúng ta sẽ không còn nguồn năng lượng nào cả, vì đến năm 2020, tất cả sẽ đều được khai thác hết, chỉ còn điện hạt nhân. Lý do thứ ba là điện hạt nhân rẻ so với các loại điện năng khác.
Sau khi có quyết định của Quốc hội, Thủ tướng Dũng đã đi thăm Nga và ký một hiệp định vời Nga vê nhà máy hạt nhân đầu tiên do Nga xây dựng. Tiêp theo là xảy ra thảm họa Fukushima đâu năm 2011, làm cả thế giới sững sờ, thấy rằng điện hạt nhân không an toàn và vấn đề xử lý tai nạn không dễ dàng chút nào. Việt Nàm cũng thầy điều đó, nhưng rất làm lạ là một số giới chức Việt Nam lúc đó vân dứt khoát nói sẽ làm như cũ, không có gì thay đổi. Cả Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử, cũng tuyên bô là chúng ta sẽ có công nghệ hiện đại rất nhiều.
Từ đó đến nay, chúng ta đã có những bước chuân bị làm điện hạt nhân nhưng cũng cảm thấy rất khó khăn, nhất là vấn đề đào tạo nhân lực. Nga có hứa giúp đào tạo, nhưng đây chỉ là những sinh viên đại học thôi, còn về vấn đề chuyên gia thì vô cùng lúng túng. Các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng thấy là không đơn giản.
Nhưng một sự kiện có tác động cũng có ý nghĩa là chuyến viếng thăm gần đây của Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế Amano Yukia. Cuối năm 2011, ông có đi thăm Việt Nam một lân, sau vụ Fukushima. Lúc dó, ông nói một cách đơn giản rằng Việt Nam làm điện hạt nhân là tốt và ông tin tưởng là Việt Nam sẽ thành công. Cuối năm 2013, khi sang thăm lại Việt Nam thì ông nói khác: Không nên vội vàng làm điện hạt nhân mà phải chuẩn bị rất kỹ.
Ở trong nước mà nói thì các vị lãnh đạo khó mà nghe, nhưng một người có thẩm quỵền như ông Amano nói thì có tác động rất lớn. Vì sao sau hai năm ông ấy lại thay đổi ý kiến như vậy? Đó là vì trong hai năm qua, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế và nhiều nước có cử chuyên gia sang Việt Nam đánh giá tình hình và trợ giúp Việt Nam. Nếu không vì những quyền lợi riêng, nếu không phải là đại diện cho các tập đoàn hạt nhân, thì tôi chắc rằng toàn bộ những người có tâm tốt đều thấy là chúng ta chưa đủ sức để làm điện hạt nhân.
Lực lượng của chúng ta quá mỏng. Luật pháp, cơ sở hạ tầng đều rất yếu kém. Nhiều cái phải được sửa lại toàn bộ, nêu không thì không giải quyết được. Ví dụ như cơ quan về an toàn hạt nhân, các nước yêu cầu phải tách ra, không thể để đi kèm với các Cơ quan quản lý hoặc cơ quan điều hành như ở Việt Nam hiện nay. Còn vê nhà máy hạt nhân ở Việt Nam vẫn là do Bộ Công Thương xét duyệt. Những cái đó họ thây không thể chấp nhận được.
Trở lại vấn đề nhân lực. Nga lúc nào cũng nói là họ sẽ đào tạo, song những người chỉ huy, những người có trách nhiệm khi xảy ra các sự cô, quyết định chuyện này chuyện khác thì chúng ta không có.
Cho nên, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân là hoàn toàn phó thác cho các chuyên gia nước ngoài. Thậm chí Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ có nói là giám sát thi cônệ cũng sẽ phải thuê chuyên gia nước ngoài.
Do đó, Thủ tướng nói rat đúng: Chúng ta làm điện hạt nhân là phải an toàn nhất và hiệu quả nhất thì mới làm. Chừng nào chưa đạt được thì chưa làm. Đó là chỉ mới nói về an toàn, còn vấn đề hiệu quả thì sao? Xây một nhà máy điện hạt nhân tốn rất nhiều tiền, ít nhất phải là 10 tỷ USD. Với cách kinh doanh như hiện nay thì làm sao có lãi được? Cho nên, Nhà nước phải bù giá. Trong khi đó, có nhiều nguồn năng lượng khác có thể thay thế được.
- Giáo sư có nói ở trên là nếu Thủ tướng quyết định hoãn xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên thì đây sẽ là một quyết định sáng suốt, nhưng điều này có nghĩa là chưa hoàn toàn chắc chắn là chính phủ sẽ ra quyết định tạm ngưng dự án này?
+ Có một số người không muốn chậm lại. Ngay như Rosatom là tổ chức cung cấp thiết bị nhà máy hạt nhân cho Việt Nam, một ngày sau khi Thủ tướng tuyên bố, đã khẳng định là họ vẫn khởi công vào năm 2017. Vậy thì phải chờ xem quyết định sắp tới phải như thế nào. Nhưng tôi nhắc lại rằng một quyết định như vậy sẽ là một quyết định rất sáng suốt, rât hợp lòng dân.
- Nếu hoãn xây nhà máy hạt nhân, chúng ta phải tìm những nguồn năng lượng nào khác để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng của Việt Nam?
+ Việt Nam không thiếu điện. Có thể một số người không đồng ý với điều này, nhưng bây giờ ngày càng thấy là ý kiến của tôi đúng với thực tế. Dự báo sản lượng điện năm 2020 cân đạt 340 tỷ Kwh là một dự báo rất lớn, không đúng.
Thực tế là dẫu chúng ta có thể thu điện với tốc độ như hiện nay thì cũng không cần đến mức như thế. Tôi đã nói nhiều lần: Việt Nam sử dụng điện rất không hiệu quả. Người Việt Nam làm ra 1 USD thì tiêu thụ gần 1 Kwh điện, trong khi đó người Thái Lan với 1 Kwh điện họ làm ra được 2 USD, Philippines và Indonesia làm ra được gần 3 USD.
Điện dùng vào những công trình không mang lại hiệu quả và điện được tiêu thụ bởi những hãng nước ngoài vào Việt Nam với những công nghệ tiêu tốn rất nhiều năng lượng, cho nên mới xảy ra tình trạng như vậy. Nếu chúng ta biết giải quyết bài toán sử dụng năng lượng hiệu quả, thì nền kinh tế của chúng ta sẽ rất sáng sủa, bởi vì đầu tư sẽ có hiệu quả.
Trong những tháng gần đây, các nhà kinh tế có đưa ra những thông tin cho thấy đầu tư ở Việt Nam không có hiệu quả. Tôi về nông thôn cũng thấy như vậy, tức là người ta xây rất nhiều đường nhưng lại không có xe chạy! Đầu tư như vậy tốn rất nhiều điện. Xi măng, sắt thép đều tốn rất nhiều điện. Hiện nay rất khó giải quyết, vì Tổng công tỵ điện lực quản lý việc này.
Nhưng Thủ tướng cũng có nói là nếu từ nay đến năm 2020 mà thiếu điện thì sẽ xây những nhà máy chạy khí ở miền Nam, tống cộng 5.000 Mw, thay cho hai nhà máy điện hạt nhân. Như thế là hợp lý và đơn giản hơn rất nhiềù, rẻ hơn rất nhiều. Còn khí đốt thì chúng ta vẫn còn để tiêu thụ, Tại sao lại phải vội?
Nểu như Thủ tướng hoãn được trong 6 năm, quãng thời gian ấy sẽ là thời gian thử thách đối với điện hạt nhân trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Lý do là vì người ta đang chuyên về sử dụng năng lượng tái tạo, cụ thể ở Việt Nam là điện gió. Ở Việt Nam có một vài nhà máy điện gió. Đan Mạch gần đây có thông báo là điện gió kể từ nay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng sản lượng điện của nước này.
Trong 5, 6 năm tới, sự tăng tốc của việc phát triển năng lượng tái tạo, như điện gió, sẽ càng cho thấy điện hạt nhân khó có thể cạnh tranh được. Ngay trong điện hạt nhân, công nghệ cũng sẽ được cải tiến theo hướng rất an toàn, như Mỹ và một số nược khác sản xuất các nhà máy điện hạt nhân, với công suất chỉ vài trăm Mw, nhưng làm thành từng modun, chở thẳng tới lắp tại nơi.
Đến năm 2020 chúng ta bắt đầu xây nhà máy hạt nhân thì cũng không muộn, bởi vì vẫn có đủ nguồn năng lượng. Thủ tướng đã nói là sẽ xây các nhà máy chạy khí, tức là ông bảo đảm sẽ có đủ khí để chạy. Không có gì phải lo lắng. Còn nếu mà từ đây đến đó đẩy mạnh chính sách sử dụng năng lượng có hiệu quả thì càng tuyệt vời hơn nữa, vì lúc đó lượng điện tiêu thụ sẽ giảm rât nhiêu.
Hai năm vừa qua, công nghiệp của Việt Nam đã chuyển sang công nghiệp cao, không phải là do Việt Nam, mà là do nước ngoài đầu tư vào, cụ thể là Hàn Quốc. Xuất khẩu của Việt Nam năm 2013 đạt 14 USD là từ các nhà máy của Hàn Quốc lắp ráp điện thoại di động thông minh, hầu như không tốn điện, so với những nhà máy luyện thép, nhà máy xi măng. Chính vì thế mà trong hai năm vừa qua, mỗi năm sản lượng điện tiêu thụ của Việt Nam chỉ tăng khoảng 9%, so với mấy năm trước là 15%.
Nhu cầu về điện củá Việt Nam từ nay đến năm 2020 sẽ không như trước đây theo như tính toán của những người làm kế hoạch (nhà máy điện hạt nhân). Với tình hình như hiện nay, giá thành của năng lượng ngày càng giảm, trong khi đó chưa có dấu hiệu gì cho thấy giá thành điện hạt nhân giảm. Nếu chúng ta vẫn cứ xây dựng nhà máy công suất rất lớn như thế, thì việc đầu tư để bảo đảm an toàn cho những nhà máy ấy sẽ rất tốn kém./.
Saturday, February 15, 2014
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment