Nam Triều Tiên truy tố 100 người trong vụ án lò phản ứng hạt nhân
Nhân viên bên trong văn phòng của Công ty Điện hạt nhân và Thủy điện Hàn Quốc sau khi các công tố viên thu giữ các tài liệu và ổ đĩa cứng trong máy tính.
SEOUL — Nam Triều Tiên đã truy tố 100 quan chức và các nhà cung ứng trong ngành năng lượng hạt nhân về tội tham ô vì giả mạo giấy chứng nhận an toàn của các máy móc và đồ phụ tùng dùng cho lò phản ứng hạt nhân. Vụ bê bối, xảy ra sau thảm họa hạt nhân Fukushima ở Nhật, đã khiến nhiều người bày tỏ lo ngại về công tác quản lý công nghiệp hạt nhân. Từ Seoul, thông tín viên Daniel Schearf của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Các công tố viên Nam Triều Tiên đã khởi tố ít nhất 100 người sau cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng về nạn hối lộ trong công nghiệp điện hạt nhân.
Đây là vụ tai tiếng lớn nhất trong công nghiệp hạt nhân Nam Triều Tiên và có dính líu tới sự cấu kết của những công ty cung ứng máy móc và đồ phụ tùng với các viên chức của các công ty năng lượng quốc doanh.
Hai viên giám đốc cấp cao nằm trong số những người bị khởi tố: (đó là) cựu Tổng Giám đốc Công ty Điện hạt nhân và Thủy điện Hàn quốc và Phó Chủ tịch Tổng Công ty Điện lực Hàn quốc, gọi tắt là KEPCO.
Bộ trưởng Kim Dong Yeon, người đứng đầu phòng điều hợp chính sách của Phủ Thủ tướng, hôm nay đã loan báo các cáo trạng. Ông nói rằng giới hữu trách đã kiểm tra những giấy chứng nhận an toàn cho các máy móc và đồ phụ tùng tại 20 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động ở Nam Triều Tiên trong 10 năm.
Ông Kim cho biết trong các giấy chứng nhận được kiểm tra có 277 giấy giả mạo và có 7.733 máy móc và đồ phụ tùng nằm trong những giấy giả mạo đã được thay. Ông nói thêm rằng những biện pháp cần thiết, trong đó có việc đánh giá lại sự an toàn, đã được hoàn tất đối với một số máy móc.
Một cuộc điều tra gần kết thúc tại 3 lò phản ứng không hoạt động và 5 lò phản ứng đang xây đã tìm thấy hơn 2.000 giấy chứng nhận an toàn giả mạo. Giới hữu trách cho biết hầu hết các máy móc và đồ phụ tùng đó đã được thay.
Cuộc điều tra cũng phát giác là các lò phản ứng hạt nhân ở Nam Triều Tiên đã phải gấp rút đóng cửa 128 lần trong 10 năm qua vì những máy móc hư hỏng. Hiện chưa rõ những máy móc bị hỏng đó có phải là máy móc có giấy chứng nhận giả mạo hay không.
Ông Suh Kune Yull, một vị giáo sư thuộc phân khoa kỹ sư hạt nhân của Đại học Quốc gia Hán thành, nói rằng tầm cỡ của vụ bê bốc này quả thật là gây sốc.
Giáo sư Suh nói rằng điều quan trọng là việc này có liên hệ trực tiếp tới sự an toàn của các lò phản ứng hạt nhân hay không hoặc giả nó sẽ gây ra một tai nạn trong lúc nhà máy đang hoạt động. Ông nói thêm rằng vụ này không liên hệ tới những mối lo ngại như vậy, vì máy móc và đồ phụ tùng hư hỏng chỉ tạo thành vấn đề nếu có một tai nạn. Tuy nhiên, ông nói rằng mọi người không được lơ là.
Các nhà phân tích và các quan chức chính phủ cho rằng nạn tham ô hoành hành vì những viên chức quản lý hạt nhân có thể vào các công ty trong ngành này để làm việc sau khi thôi việc của chính phủ.
Sau khi vụ bê bối được phát giác hồi năm ngoái, chính phủ đã cấm không cho những người làm việc cho các công ty quốc doanh khi về hưu được tuyển dụng bởi những công ty tư có làm ăn với công ty quốc doanh đó.
Nhưng giáo sư Suh nói rằng mối quan hệ gần gũi đó vẫn tạo ra một mối đe dọa.
Ông Suh nói rằng mô thức này cần phải bị phá vỡ, nhưng hiện vẫn còn một đám mây mù che phủ công nghiệp hạt nhân. Ông cho rằng một thảm họa như thảm họa Fukushima có thể xảy ra nếu đám mây mù này không được phá bỏ hoàn toàn.
23 lò phản ứng hạt nhân ở Nam Triều Tiên cung ứng khoảng 1/3 lượng điện của quốc gia khan hiếm tài nguyên thiên nhiên này. Và nền kinh tế lớn hàng thứ tư Á châu đang chật vật đáp ứng với nhu cầu điện ngày càng tăng.
Thảm họa Fukushima ở Nhật đã làm cho sự ủng hộ của dân chúng Nam Triều Tiên đối với điện hạt nhân bị sút giảm và vụ bê bối hiện nay càng làm cho nhiều người cảm thấy lo ngại.
Mặc dù vậy, chính phủ Nam Triều Tiên vẫn giữ nguyên kế hoạch xây thêm 16 lò phản ứng hạt nhân từ nay cho tới năm 2030.
Các công tố viên Nam Triều Tiên đã khởi tố ít nhất 100 người sau cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng về nạn hối lộ trong công nghiệp điện hạt nhân.
Đây là vụ tai tiếng lớn nhất trong công nghiệp hạt nhân Nam Triều Tiên và có dính líu tới sự cấu kết của những công ty cung ứng máy móc và đồ phụ tùng với các viên chức của các công ty năng lượng quốc doanh.
Hai viên giám đốc cấp cao nằm trong số những người bị khởi tố: (đó là) cựu Tổng Giám đốc Công ty Điện hạt nhân và Thủy điện Hàn quốc và Phó Chủ tịch Tổng Công ty Điện lực Hàn quốc, gọi tắt là KEPCO.
Bộ trưởng Kim Dong Yeon, người đứng đầu phòng điều hợp chính sách của Phủ Thủ tướng, hôm nay đã loan báo các cáo trạng. Ông nói rằng giới hữu trách đã kiểm tra những giấy chứng nhận an toàn cho các máy móc và đồ phụ tùng tại 20 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động ở Nam Triều Tiên trong 10 năm.
Ông Kim cho biết trong các giấy chứng nhận được kiểm tra có 277 giấy giả mạo và có 7.733 máy móc và đồ phụ tùng nằm trong những giấy giả mạo đã được thay. Ông nói thêm rằng những biện pháp cần thiết, trong đó có việc đánh giá lại sự an toàn, đã được hoàn tất đối với một số máy móc.
Một cuộc điều tra gần kết thúc tại 3 lò phản ứng không hoạt động và 5 lò phản ứng đang xây đã tìm thấy hơn 2.000 giấy chứng nhận an toàn giả mạo. Giới hữu trách cho biết hầu hết các máy móc và đồ phụ tùng đó đã được thay.
Cuộc điều tra cũng phát giác là các lò phản ứng hạt nhân ở Nam Triều Tiên đã phải gấp rút đóng cửa 128 lần trong 10 năm qua vì những máy móc hư hỏng. Hiện chưa rõ những máy móc bị hỏng đó có phải là máy móc có giấy chứng nhận giả mạo hay không.
Ông Suh Kune Yull, một vị giáo sư thuộc phân khoa kỹ sư hạt nhân của Đại học Quốc gia Hán thành, nói rằng tầm cỡ của vụ bê bốc này quả thật là gây sốc.
Giáo sư Suh nói rằng điều quan trọng là việc này có liên hệ trực tiếp tới sự an toàn của các lò phản ứng hạt nhân hay không hoặc giả nó sẽ gây ra một tai nạn trong lúc nhà máy đang hoạt động. Ông nói thêm rằng vụ này không liên hệ tới những mối lo ngại như vậy, vì máy móc và đồ phụ tùng hư hỏng chỉ tạo thành vấn đề nếu có một tai nạn. Tuy nhiên, ông nói rằng mọi người không được lơ là.
Các nhà phân tích và các quan chức chính phủ cho rằng nạn tham ô hoành hành vì những viên chức quản lý hạt nhân có thể vào các công ty trong ngành này để làm việc sau khi thôi việc của chính phủ.
Sau khi vụ bê bối được phát giác hồi năm ngoái, chính phủ đã cấm không cho những người làm việc cho các công ty quốc doanh khi về hưu được tuyển dụng bởi những công ty tư có làm ăn với công ty quốc doanh đó.
Nhưng giáo sư Suh nói rằng mối quan hệ gần gũi đó vẫn tạo ra một mối đe dọa.
Ông Suh nói rằng mô thức này cần phải bị phá vỡ, nhưng hiện vẫn còn một đám mây mù che phủ công nghiệp hạt nhân. Ông cho rằng một thảm họa như thảm họa Fukushima có thể xảy ra nếu đám mây mù này không được phá bỏ hoàn toàn.
23 lò phản ứng hạt nhân ở Nam Triều Tiên cung ứng khoảng 1/3 lượng điện của quốc gia khan hiếm tài nguyên thiên nhiên này. Và nền kinh tế lớn hàng thứ tư Á châu đang chật vật đáp ứng với nhu cầu điện ngày càng tăng.
Thảm họa Fukushima ở Nhật đã làm cho sự ủng hộ của dân chúng Nam Triều Tiên đối với điện hạt nhân bị sút giảm và vụ bê bối hiện nay càng làm cho nhiều người cảm thấy lo ngại.
Mặc dù vậy, chính phủ Nam Triều Tiên vẫn giữ nguyên kế hoạch xây thêm 16 lò phản ứng hạt nhân từ nay cho tới năm 2030.
No comments:
Post a Comment