Wednesday, February 27, 2013

Dự án Boxit tại Tây Nguyên và dự án nhà máy điện hạt nhân có gì tương đồng và khác biệt?

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2013/02/du-boxit-tai-tay-nguyen-va-du-nha-may.html
http://www.boxitvn.net/bai/45371

Tương đồng và khác biệt giữa dự án bauxite Tây Nguyên và dự án nhà máy điện hạt nhân

Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam

Đảng và nhà nước Việt Nam, với các chủ trương lớn của mình, đã đưa ra nhiều đại dự án, thực hiện nhiều kế hoạch phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua các công ty, tổng công ty, các tập đoàn nhà nước. Trong vài năm qua các tập đoàn nhà nước được đảng và nhà nước ưu ái như Vinashin, Vinaline, hệ thống ngân hàng nhà nước, Than – Khoáng sản, Điện lực Việt Nam… đã liên tục đi từ thất bại này đến thất bại khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế cả nước, làm thất thoát to lớn nguồn tài chánh rất eo hẹp của đất nước vẫn còn nghèo đói. Hậu quả kéo dài sự nghèo đói của toàn dân thêm vài chục năm hay trăm năm vì phải gánh các món nợ lên đến hằng trăm triệu tỷ đồng.
Đặc biệt có hai đại dự án đang là những “Chủ trương rất lớn của đảng”, nếu cứ tiếp tục tiến hành thì không những sẽ làm thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế của cả nước mà còn gây ra thảm họa diệt vong đối với đồng bào và tổ quốc Việt Nam, đó là:
1- Đại dự án khai thác chế biến quặng bauxite trên toàn vùng Tây Nguyên, được giao cho tập đoàn Than và Khoáng sản (VINACOMIN) thực hiện.
2- Đại dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên toàn quốc, được giao cho tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện.
Hai đại dự án này có gì tương đồng và khác biệt?
Những điểm tương đồng:
- Cả hai đều là chủ trương lớn của đảng cộng sản ViệtNam.
- Cả hai đều bị các chuyên gia và nhiều trí thức ViệtNamtại trong nước và trên toàn thế giới kịch liệt phản đối và kiến nghị đòi hỏi ngưng thực hiện hai dự án này.
- Cả hai đều được hai tập đoàn với đầy bê bối về tài chánh, lãng phí tài nguyên quốc gia chịu trách nhiệm thực hiện.
- Dự án bauxite được giao cho một tập đoàn nhôm Trung Quốc (Chalco) xây dựng, dự án nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận dự trù sẽ do tập đoàn Rosatom (Nga) thực hiện. Cả hai tập đoàn đều là của các nhà nước có nhiều thành tích tham nhũng, rút ruột công trình, cung cấp trang thiết bị thiếu chất lượng, cấu kết với các cơ quan nhà nước khác như ngân hàng cùng nhau cho vay qua lại đội giá thành của dự án. Thí dụ tổ hợp quốc doanh Rosatom Nga lại vay tiền của ngân hàng nhà nước Nga cho dự án NMĐHN tại Việt Nam và cuối cùng người dân Việt Nam phải còng lưng một cổ hai ba tròng gánh chịu thêm món tiền lời họ cho nhau vay.
- Cả hai dự án đều sẽ gây ô nhiễm trầm trọng vĩnh viễn môi trường sống, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và mạng sống của nhiều triệu người dân không những tại khu vực gần nhà máy mà còn lan ra nhiều vùng rộng lớn. Dự án bauxite sẽ thải ra hàng triệu tấn chất phế thải không thể khử trừ gồm xút và những kim loại nặng chứa trong bùn đỏ. Riêng dự án nhà máy điện hạt nhân, một khi thảm họa hạt nhân xảy ra như đã xảy ra tại Liên Xô (Chernobyl), Nhật Bản (Fukushima) và một số địa điểm khác trên thế giới thì dân tộc Việt Nam có thể bị diệt vong.
Những điểm khác biệt:
- Dự án bauxite được hai đảng cộng sản Việt Nam và Tàu ngấm ngầm thỏa thuận, và bị nhà đảng và nhà nước Việt Nam cắt vụn thành nhiều mảng nhỏ – dưới 1 tỷ USD – để không phải đưa ra Quốc hội xem xét thẩm định và dân chúng khó biết được biệt cụ thể. Trong khi dự án nhà máy điện hạt nhân bị bắt buộc phải đưa ra Quốc hội vì không thể xé nhỏ một nhà máy trị giá 10 tỷ USD.
- Một phần của đại dự án bauxite đang được thực hiện tại Tân Rai, còn dự án nhà máy điện hạt nhân chưa được triển khai nhưng mặt bằng cho dự án NMĐHN tại Ninh Thuận đã được chuẩn bị.
Với dự án bauxite tại Tây Nguyên, chỉ mới xây dựng một nhà máy thí điểm tại Tân Rai mà đã xảy ra nhiều bất cập. Công tác xây cất và lắp ráp thiết bị đình hoản hết lần này đến lượt khác. Máy móc thiết bị của Tàu chưa chạy đã có vấn đề, chưa sản xuất đã rò rỉ ô nhiễm môi trường xung quanh nhà máy. Đường để vận chuyển hóa chất và thành phẩm alumin (nhôm oxit) với kế hoạch lên đến triệu tấn mỗi năm vẫn chưa biết dùng con đường nào và chưa tiến hành. Cảng chuyên dụng phục vụ vận chuyển cho dự án bauxite tại mũi Kê Gà chưa xây thì nay đã có lệnh hủy bỏ sau khi tốn công quỹ nhiều tỷ đồng để lên kế hoạch, trưng dụng đất đai chung quanh khu vực dự trù xây dựng cảng. Nhiều phân tích của các chuyên gia từ trước đến tận hôm nay đều cho thấy dự án bauxite càng sản xuất sẽ càng lỗ. Đại dự án bauxite rõ ràng đang bị bệnh nan y bất trị.
Việt Nam có thể rút tỉa nhiều bài học từ các nước khác như Đức đóng cửa một loạt 8 nhà máy, lỡ xây xong thì quyết tâm không dùng tới như nhà máy ĐHN Zwentendoft tại Áo hay nhà máy Bataan tại Phi Luật Tân, hoặc 95% dân chúng nước Ý bỏ phiếu chống dùng điện hạt nhân trong tương lai. Qua kinh nghiệm đau đớn từ nhà máy bauxite Tân Rai của đại dự án bauxite Tây Nguyên, Đảng và nhà nước Việt Nam cũng phải can đảm nhận thiếu sót và lập tức ngưng lại dự án xây nhà máy điện nguyên tử tại Ninh Thuận và các nơi khác trên đất nước Việt Nam để sớm tránh lãng phí tiền bạc và thảm họa hạt nhân gây diệt vong tại đất nước Việt Nam nhỏ hẹp đang chịu nhiều bất hạnh.
Ngày 25/02/2013
N.T.H. - N.H. – T.H.N.
Ngày 25/02/2013

Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam

 

Tài liệu tham khảo:

Chính thức ngưng đầu tư cảng Kê Gà


Tập đoàn hạt nhân Nga Rosatom đánh lận trắng đen về việc thiết bị nhà máy điện hạt nhân của họ an toàn tuyệt đối!


Điểm danh những tập đoàn, tổng cty nhà nước nợ khủng


Vụ công trình bôxit Tân Rai rò rỉ hóa chất: Nhà thầu cẩu thả


Sự cố bùn đỏ Hungary là cảnh báo với bô xít Tây Nguyên



Lo “ông” bôxit phá đường


Tính lại bài toán bauxite


Hệ lụy của một dự án thiếu tầm nhìn và không tỉnh táo


Thăm dò ý kiến ở Đức: số đông dân chúng vẫn còn tán thành cuộc cách mạng năng lượng
https://sites.google.com/site/networksavevietnamsnature/5-bai-vo-lien-he/5-2-nang-luong-tai-tao/b201207_thamdoykien
The power plant that never went into operation
http://www.zwentendorf.com/en/geschichte.asp
A Nuclear Plant, and a Dream, Fizzles
http://www.nytimes.com/2012/02/14/world/asia/bataan-nuclear-plant-never-opened-now-a-tourism-site.html?pagewanted=all&_r=0
Italians Vote to Abandon Nuclear Energy
http://online.wsj.com/article/SB10001424052702303714704576383452729642270.html#

Russia’s second largest bank VTB is ready to provide $1 billion to the Rosatom for the construction of a nuclear power plant in Vietnam (Ngân hàng nhà nước lớn thứ hai của Nga VTB cho Rosatom vay 1 tỷ USD cho dự án NMĐHN tại Việt Nam)
http://english.ruvr.ru/2013_02_21/VTB-to-fund-power-plant-in-Vietnam/

Saturday, February 16, 2013

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2013/02/ngoai-truong-hoa-ky-john-kerry-ke-thu.html#more

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry: kẻ thù của miền Nam, đồng minh của miền Bắc trong cuộc chiến Việt Nam?

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) - Trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn vì chủ nghĩa cộng sản xảy ra tại hai miền Việt Nam, 1954-1975, John Kerry là một người hai mặt: trước là một quân nhân Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam trong những năm 1969 – 1970, rồi sau đó là người hoạt động rất tích cực chống lại sự trực tiếp tham gia quân sự tích cực của Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam chống lại sự bành trướng của chế độ cộng sản quốc tế.

Trong thời gian phục vụ tác chiến ông đã được tưởng thưởng huy chương Trái Tim Tím (Purple Heart) do hành động gan dạ cứu thoát một đồng đội bị trọng thương. Tuy nhiên việc ông có thực sự có hành động dũng cảm trong những cuộc hành quân trên các chiến thuyền giang đỉnh để xứng đáng nhận huy chương này cũng bị các đồng đội của ông phản bác.

Là một luật sư từng học tại đai học nổi tiếng Yale, ông có đủ trình độ phân biệt thị phi giữa hai chế độ tư bản và cộng sản, nhất là nhanh chóng nắm bắt suy nghĩ của dân chúng Mỹ. Việc ông xoay ngược 180 độ, nhanh chóng và tích cực lao vào công tác chống lại sự tham chiến của Hoa Kỳ trong lúc phong trào này phát triển mạnh tại Hoa Kỳ và chính quyền Nixon đang có kế hoạch bỏ rơi miền Nam Việt Nam để nắm bắt nước Tàu, một thị trường với hơn một tỷ người, có vẻ có hương vị của một kế hoạch bước vào con đường hoạt động chính trị của ông ta.

Trong hơn 40 năm qua, tham vọng chính trị của ông càng lúc càng cao. Đỉnh điểm cao nhất là khi ông chính thức đứng ra tranh giành chức ứng cử viên Tổng Thống của đảng Dân Chủ năm 2004.

Đối với cuộc chiến tại Việt Nam, trong khi những người đã từng phản đối một cách thiên vị đứng về phía chế độ cộng sản miền Bắc trước ngày 30/04/1975 đã nhanh chóng thức tỉnh – tài tử Jane Fonda, nữ ca sĩ Joan Beaz... - nhưng John Kerry vẫn trước sau như một: chống!

Tuyệt đại đa số dân chúng cả nước Việt Nam từ lâu đã “tỏ tường” về cuộc chiến ý thức hệ phi lý tại đất nước bất hạnh của mình mà trong đó hằng triệu người Việt đã phải chết thế thân để hoàn thành nhiệm vụ do đàn anh cộng sản Liên Xô và Tàu giao phó trong cuộc chiến này và tiếp tục bị bức hại ngay cả trong nhiều năm sau khi cuộc chiến kết thúc, khi cả nước nằm dưới sự cai trị chuyên chính của đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng trong buổi giãi trình cho chức vụ Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao của mình trước Quốc hội Hoa Kỳ ngày 24/01/2013, John Kerry vẫn tiếp tục giọng điệu ngoan cố của thời kỳ 1970 khi trả lời một câu chất vấn về liên quan đến cuộc chiến tại Việt Nam.

Mời quí độc giả xem đoạn phim tài liệu do đài truyền hình ABC phổ biến được chúng tôi phụ đề tiếng Việt để biết thêm về con người John Kerry với Việt Nam.




 

______________________________________

Tài liệu tham khảo:
GEORGE ELLIOTT, LT. COMMANDER, 2 BRONZE STARS: John Kerry has not been honest about what happened in Vietnam. (John Kerry đã không trung thực về việc gì đã xảy ra tại Việt Nam)

AL FRENCH, ENSIGN, TWO BRONZE STARS: He is lying about his record. (Ông ta đã nói dối về hồ sơ của ông)

LOUIS LETSON, MEDICAL OFFICER, LT. COMMANDER: I know John Kerry is lying about his first Purple Heart because I treated him for that injury. (Tôi biết rõ John Kerry đang nói dối về việc nhận huy chương Tim Tím vì vết thương đó)

Nhà máy điện hạt nhân có an toàn với tai họa từ trên trời rơi xuống: thiên thạch?

http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20130216-mua-thien-thach-tai-nga-mot-tham-hoa-hat-nhan-duoc-tranh-trong-gang-tac-hom-1502201

Mưa thiên thạch : Nga tránh tai nạn hạt nhân trong gang tấc
Mưa thiên thạch chạm xuống mặt hồ đóng băng ở  Chelyabinsk 15/02/2013 (REUTERS)
Mưa thiên thạch chạm xuống mặt hồ đóng băng ở Chelyabinsk 15/02/2013 (REUTERS)

Trọng Nghĩa
Hôm qua, 15/02/2013, một trận mưa thiên thạch ập xuống thành phố Chelyabinsk tại vùng núi Ural của Nga vào lúc 9 giờ 20 sáng gây chấn động cả một khu vực rộng lớn. Danh sách người bị thương càng lúc càng dài thêm, lên đến gần 1000 người. Tuy nhiên khu vực vẫn còn may mắn vì một trung tâm hạt nhân lớn cách đó 70 cây số không hề hấn gì.


Cửa kính và đồ đạc đổ vỡ, mọi người hoảng loạn, người bị thương quá tải ở các bệnh viện, vì thế con số thống kê đã phải thay đổi liên tục. Lúc đầu, nhà chức trách cho biết số người bị thương là 50 người, nhưng sau đó lần lượt tăng lên thành 200 rồi 500, và con số mới nhất đã gần 1000 người, trong đó có 150 trẻ em.
Trong số các ca bị thương, đa phần bị xây sát nhẹ do các mảnh kính vỡ dưới mưa thiên thạch. Về thiệt hại vật chất, thống kê đến giờ phút này là : 3 000 tòa nhà bị hư hại trong đó có cả bệnh viện và trường học.
Tình hình hiện tại Chelyabinsk đã dịu đi, thậm chí người dân còn cho rằng đó là một đặc ân của thượng đế. Một cụ bà thở phào cho phóng viên RFI biết : «Tạ ơn trời đất, mưa thiên thạch đã không ập xuống một cơ sở hạt nhân ».
Sự thở phào này là có căn cứ, bởi vì cách Chelyabinsk chỉ có 70 cây số về hướng bắc, đó là khu hạt nhân Mayak, một nơi cực kỳ bí mật đã được dùng để chế tạo bom nguyên tử thời Liên Xô. Một thành viên của tổ chức Greenpeace tại Nga cho biết : «Có nhiều chục tấn chất phóng xạ plutonium được tích trữ trong các bể chứa trên mặt đất tại Mayak. Vì thế, nếu mưa thiên thạch đổ xuống nơi đó, thì chúng ta đã phải rơi vào một vụ tai nạn, thậm chí là một thảm họa hạt nhân ».
Chính quyền địa phương cũng đã tuyên bố trấn an người dân rằng : khu Mayak đã không bị chạm đến và độ phóng xạ đo được vẫn ở mức ổn định.

Friday, February 1, 2013

Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới có thể phải đóng cửa (vì vấn đề an toàn)

World's biggest nuke plant may shut: Japan report

Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới có thể phải đóng cửa
 
by Staff Writers, Nuclear Power DailyTokyo (AFP) Jan 25, 2013




The largest nuclear power plant in the world may be forced to shut down under tightened rules proposed by Japan's new nuclear watchdog aimed at safeguarding against earthquakes, a report said Friday.
 
Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất trên thế giới có thể bị buộc phải đóng cửa theo quy định thắt chặt được đề xuất bởi Cơ Quan Giám Sát Hạt Nhân (CQGSHN) của Nhật Bản mới thành lập, nhằm bảo vệ chống động đất, một báo cáo cho biết.

Fukushima operator Tokyo Electric Power's vast Kashiwazaki-Kariwa plant in central Japan could be on the chopping block if the Nuclear Regulation Authority expands the definition of an active fault.
 
Nhà máy vĩ đại Kashiwazaki-Kariwa ở trung tâm Nhật Bản của Tokyo Electric Power - tập đoàn điều hành NMĐHN Fukushima - có thể bị dẹp bỏ nếu Cơ quan Giám Sát Hạt Nhân mở rộng định nghĩa của một lỗi địa chất còn hoạt động.

The movement of a fault -- a crack in the earth's crust -- can generate massive earthquakes like the one that sparked a tsunami that slammed into the Fukushima Daiichi plant in March 2011, setting off the worst atomic crisis in a generation.
 
Sự chuyển động của một lỗi - một vết nứt trong lớp vỏ của trái đất - có thể tạo ra những trận động đất lớn tương tự như trận động đất trong đó đã gây ra một cơn sóng thần đỗ vào nhà máy Fukushima Daiichi tháng 3 năm 2011, gây ra cuộc khủng hoảng nguyên tử tồi tệ nhất trong một thế hệ.

The watchdog is planning to define an active fault as one that moved any time within the past 400,000 years, rather than the current 120,000 to 130,000-year limit, an official told AFP, which could spell the end of the TEPCO plant.
 
Cơ quan giám sát đang có kế hoạch định nghĩa một lỗi còn hoạt động như là một lỗi đã di chuyển ở bất kỳ thời điểm nào trong vòng 400.000 năm qua, chứ không phải là giới hạn 120.000 đến 130.000 năm, một quan chức nói với hãng thông tấn AFP, có thể nói lên sự kết cục của nhà máy Kashiwazaki-Kariwa của TEPCO.


"The new guidelines will be put into effect in July, and then we will re-evaluate the safety of each of Japan's nuclear plants," said the NRA official, adding no decisions would be made until the new rules were in place.
"Các hướng dẫn mới sẽ được đưa vào hiệu lực vào tháng Bảy, và sau đó chúng tôi sẽ đánh giá lại sự an toàn của mỗi nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản" quan chức của CQGSHN cho biết, và nói thêm rằng chưa có quyết định cho đến khi các qui định mới được công bố chính thức.

At least two "non-active" faults underneath the site's reactors could be ensnared by the new definition, forcing its closure, according to a report in the mass-circulation Yomiuri Shimbun newspaper on Friday.
Other Japanese media have carried similar reports.
 
Ít nhất có hai lỗi "không hoạt động" bên dưới các lò phản ứng của nhà máy này có thể bị liên lụy bởi các định nghĩa mới, buộc nhà máy đóng cửa, theo một báo cáo trong tờ báo có số phát hành rất lớn Yomiuri Shimbun vào hôm thứ Sáu.
Những cơ quan truyền thông khác tại Nhật Bản đã đăng tin tương tự.

A company spokesman said TEPCO was conducting more tests on the faults underneath the Kashiwazaki-Kariwa plant, the world's biggest by generating capacity.

Một phát ngôn viên công ty cho biết TEPCO đã tiến hành thử nghiệm thêm về những lỗi địa chất bên dưới nhà máy Kashiwazaki-Kariwa, nhà máy lớn nhất thế giới về sản lượng điện .

The NRA is conducting or planning to conduct investigations into six other nuclear plants in Japan.

CQGSHN đang tiến hành lập hoặc lên kế hoạch điều tra sáu nhà máy điện hạt nhân khác ở Nhật Bản.

At present only two of the country's 50 reactors are operational, after the entire stable was shuttered over several months for scheduled safety checks. Public resistance has meant the government has been reluctant to give the go-ahead for their re-starting.
The two reactors that are working are both being investigated by seismologists.
 
Hiện nay chỉ có hai trong số 50 lò phản ứng hạt nhân của nước này đang hoạt động, sau khi toàn bộ những NMĐHN đã được đóng cửa trong vài tháng để được kiểm tra an toàn theo lịch trình. Phản kháng của dân chúng làm cho chính phủ miễn cưỡng về việc đồng ý cho phép tái vận hành các NMĐHN này. Hai lò phản ứng đang hoạt động đều đang được điều tra bởi các chuyên viên địa chấn.
 

In 2007, the government ordered the temporary closure of the Kashiwazaki-Kariwa plant after a 6.8-magnitude earthquake destroyed hundreds of homes in the area and jolted the sprawling plant, which was close to the quake's epicentre, leading to a small radiation leak.
 

Trong năm 2007, chính phủ ra lệnh đóng cửa tạm thời của nhà máy Kashiwazaki-Kariwa sau khi một trận động đất 6,8 độ richter phá hủy hàng trăm ngôi nhà trong khu vực và làm rung chuyển nhà máy nằm gần tâm chấn của trận động đất, dẫn đến rò rỉ phóng xạ nhỏ.

The 9.0-magnitude earthquake that struck off Japan's northeastern coast in 2011 triggered the tsunami that left about 19,000 dead and set off the emergency at Fukushima.
 
Trận động đất 9,0 độ richter xảy ra ngoài khơi bờ biển đông bắc Nhật Bản vào năm 2011 đã gây ra sóng thần khiến khoảng 19.000 người chết và gây ra tình trạng khẩn cấp tại Fukushima.

No one is officially recorded as having died as a direct result of the nuclear catastrophe, but radiation leaks forced tens of thousands of people from their homes and left swathes of agricultural land unfarmable.
 
Không ai được chính thức ghi nhận là đã chết như là một kết quả trực tiếp của thảm họa hạt nhân, nhưng rò rỉ phóng xạ buộc hàng chục ngàn người rời bỏ nhà của họ và làm cho những khu đất đai nông nghiệp rộng lớn không còn có thể canh tác được.