NHẬT BẢN CÓ THỂ TRỞ THÀNH QUỐC GIA ĐỨNG HẠNG NHÌ TRÊN THẾ GIỚI VỀ ĐIỆN MẶT TRỜI
Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng dịch
08/09/2012
Nhật Bản có thể trở thành quốc gia đứng
hạng nhì trên thế giới về điện mặt trời – Khu vực nhiễm phóng xạ Fukushima sắp
có nhà máy điện mặt trời lớn nhất Nhật Bản
Chỉ hơn một năm sau thảm họa nổ 4
lò phản ứng hạt nhân tại
Fukushima gây tai họa nhiễm phóng xạ hạt nhân trên một vùng đất rộng lớn miền
Đông Bắc Nhật Bản, chính quyền địa phương cùng với chính quyền trung ương Nhật
Bản đã nhanh chóng thay đổi chiến lược điện năng. Họ đã dứt khoát từ bỏ điện
nguyên tử và nền kỹ nghệ hùng mạnh của Nhật lập tức chuyển hướng và đang dốc
toàn lực phát triển các loại năng lượng tái tạo thay thế điện nguyên tử. Một
trong loại năng lượng tái tạo vô tận mà Nhật Bản đang tập trung vào là năng
lượng mặt trời - điện mặt trời. Tập đoàn Toshiba là một tập đoàn nổi tiếng thế
giới trong ngành kỹ nghệ nhà máy điện hạt nhân, nay đã có hành động rất thức
thời, nhanh chóng chuyển hướng sang đầu tư mạnh vào kỹ nghệ năng lượng tái tao.
Các quận hạt xung quanh khu nhà máy điện nguyên tử Fukushima cùng với Tập đoàn
Toshiba đang thực hiện dự án điện
mặt trời lớn nhất Nhật Bản, công suất 100 megawatts, trị giá nhiều trăm triệu
USD. Cả nước Nhật Bản đang dốc toàn lực tiến vào kỹ nghệ điện tái tạo, đặc biệt
là điện mặt trời. Không lâu, Nhật Bản sẽ dẫn đầu thế giới về kỹ nghệ điện mặt
trời, và điện hạt nhân chỉ còn là cơn ác mộng đã qua của dân chúng Nhật
Bản.
· Nhà nước Việt Nam cần gấp rút học tập và
rút kinh nghiệm qua những việc làm của các cấp chính quyền Nhật Bản – đã thức
thời, nhanh chóng từ bỏ điện hạt nhân và quyết tâm lao vào kỹ nghệ năng lượng
tái tạo, xây dựng các khu kỹ nghệ năng lượng mặt trời to lớn ngay tại chính nước
Nhật Bản.
· Nhà nước Việt Nam phải sáng suốt và nhanh
chóng chuyển hướng sang năng lượng tái tạo, cụ thể điện mặt trời và điện gió.
· Nhà nước Việt Nam cần nhanh chóng tái
thương thảo với hai nước Nhật và Nga để hủy dự án xây nhà máy điện hạt nhân và
chuyển nguồn tài trợ NMĐHN sang tài trợ năng lượng tái tạo, cụ thể điện mặt trời
và điện gió.
· Nhà nước Việt Nam không thể nào cố chấp
và tiếp tục mù quáng lao vào điện hạt nhân trong khi hầu hết các nước trên thế
giới, cụ thể là Nhật Bản - nước tài trợ 100% NMĐHN cho Việt Nam trước khi có
thảm họa hạt nhân Fukushima - đang quyết tâm từ bỏ ĐHN và nhanh chóng thay thế
các nhà máy ĐHN hiện sở hữu sang điện mặt trời và các loại năng lượng tái tạo
khác.
· Nhà nước Việt Nam phải sáng suốt và đồng
hành cùng trào lưu năng lượng tái tạo của thế giới. Ngay bây giờ phải đoạn tuyệt
với ảo tưởng điện hạt nhân; trước tránh cho dân tộc và đất nước Việt Nam sẽ
không phải gánh chịu thảm họa hạt nhân, sau đưa đất nước Việt Nam nhanh chóng
tiếp thu kỹ thuật tân tiến về năng lượng tái tạo vô tận - mặt trời, gió, địa
nhiệt mà đất nước Việt Nam của chúng ta rất được thiên nhiên ưu đãi.
Con đường năng lượng Việt Nam cần đi là
con đường năng lượng tái tạo - nắng và gió, kết hợp với nhiên liệu hóa thạch của
Biển Đông.
Con đường nhà máy điện hạt nhân là tử lộ
muôn đời cho dân tộc và đất nước.
Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn xuân Diện,
Nguyễn Hùng
|
Các khu vực của thành phố Minamisoma cách nhà máy điện hạt nhân
Fukushima Daiichi khoảng 10 km, và vùng đất tại đây bị nhiễm độc phóng xạ từ vụ
nổ lò phản ứng hạt nhân. Một quan chức của thành phố tuyên bố: “thoát khỏi sự lệ
thuộc vào điện hạt nhân dĩ nhiên được quan tâm [với thoả thuận xây dựng một khu
kỹ nghệ điện mặt trời]”.
Cả hai thành phố Minamisoma và thành phố kế cận Namie đã kêu
gọi chính phủ hủy bỏ các dự án xây nhà máy điện nguyên tử gần hai thành phố này
- mặc dầu thành phố Minamisoma đã nhận 6,4 triệu USD trong 25 năm qua, chi trả
cho sự đồng ý cho phép xây nhà máy tại vùng đất thuộc thành phố
Một số quận hạt tại Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện các dự án
điện mặt trời trong vài tháng vừa qua. Các đề án đã được phát họa cho các khu kỹ
nghệ điện mặt trời có tầm vóc to lớn tại Hokkaido và Kyushu, trong khi đó tập
đoàn SB Energy đã bắt đầu vận hành hai trung tâm điện mặt trời khổng lồ tại Kyoto
và Gunma,
vào ngày 01/07/2012.
“Các dự án điện mặt trời mới đang được mọc lên từng ngày”, ông
Yuji Shimada của tập đoàn Toshiba nói.
Năng lượng mặt trời, gió, sinh hóa và địa nhiệt chỉ đạt được
mức độ 1% của tổng số lượng nguồn điện năng của cả nước Nhật Bản, tuy nhiên,
chính phủ Nhật Bản đã ban hành chính sách trợ cấp giá để khuyến khích đầu tư vào
các loại năng lượng này. Các hãng cung cấp điện sẽ trả cho các nhà máy sản xuất
điện mặt trời với giá biểu khoảng 0,5 USD cho một kilowatt-giờ - cao gấp ba lần
giá biểu tiêu chuẩn cho điện kỹ nghệ. Số tiền phụ trội sẽ đến từ việc tăng giá
điện tiêu dùng.
Một vài nguồn ước tính cho rằng hành động trợ giá có thể giúp
Nhật Bản nhảy vọt vượt qua nước Ý và trở thành quốc gia với thị trường điện mặt
trời lớn hàng thứ hai sau nước Đức - mặc dầu vài nhóm kinh doanh lo rằng sự phục
hồi kinh tế của Nhật Bản sẽ chậm lại do hậu quả của việc tăng giá điện.
Nhà máy điện mặt trời Gunma, Nhật Bản khánh thành ngày
01/07/2012
Nhà máy điện mặt trời Kyoto, khánh thành ngày 01/07/2012
Tài liệu tham khảo:
Japan could become second biggest solar power nation
Solar plant starts operation in Japan's Kyoto
Softbank to Build Japan’s Biggest Solar Plant on Incentives
KYOCERA Modules Begin Operating at 2.1MW ‘SoftBank Kyoto Solar
Park’
Kyodo News
Solar Power Plant Of Large Capacity Projected In Northern
Japan
No comments:
Post a Comment