Thursday, September 27, 2012

Những thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải: Mối nguy hại phóng xạ hạt nhân ngàn đời của những nước có nhà máy điện hạt nhân!


Những thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải: Mối nguy hại phóng xạ hạt nhân ngàn đời của những nước có nhà máy điện hạt nhân!

Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng

Nhà máy điện hạt nhân ngầm chứa hai vấn đề cực kỳ quan trọng: mức độ an toàn và giải quyết những thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
An toàn tại các nhà máy điện hạt nhân đã, đang và sẽ là vấn đề nan giải tại các nước đang có nhà máy điện hạt nhân hoạt động. Các tập đoàn bán nhà máy điện hạt nhân luôn luôn tạo một viễn cảnh rất lý tưởng cho NMĐHN là bảo đảm an toàn, an toàn nhất, tuyệt đối an toàn để họ có thể bán được với món lợi rất béo bở từ thương vụ hằng chục tỷ cho mỗi nhà máy. Nhưng môt khi có tai nạn hay thảm họa thì chính tại các nước có nhà máy ĐHN dân chúng phải gánh chịu mọi hậu quả kinh tế và tệ hại nhất là hậu quả nhiễm phóng xạ hạt nhân gây ra cho hàng triệu sinh linh của nước họ, biến vùng đất rộng hằng ngàn kilomét vuông trở thành vùng đất chết, địa ngục trần gian.
Không như các ngành kỹ nghệ khác, việc giải quyết các thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải là một vấn nạn khôn cùng và vô cùng. Vào thời kỳ sơ khai của kỹ nghệ điện hạt nhân, thập niên 50, để thuyết phục cho NMĐ hạt nhân các công ty sản xuất thiết bị đã cố tình bỏ qua hậu quả phát sinh từ sự tích lũy của hàng ngàn tấn nhiên liệu phế thải phóng xạ của các lò phản ứng của NMĐ hạt nhân. Họ dùng bánh vẽ hiệu quả kinh tế của NMĐHN (bỏ qua những chi phí ngất ngưởng trong việc trừ khữ hằng ngàn tấn thanh nhiên liệu phế thải), và đặt hy vọng vào khả năng trừ khữ phóng xạ hạt nhân với sự phát triển khoa học kỹ thuật trong các thập kỷ sau. Nhưng thực tế cho đến hôm nay, sau hơn 60 năm hoạt động của kỹ nghệ điện hạt nhân, chưa có một phương cách khả thi nào có thể giãi quyềt dứt điểm chất thải phóng xạ hạt nhân ngoài trừ phải chôn chúng sâu dưới lòng đất trong các vùng có tình trạng địa chất ổn định. Hiện nay tại Hoa Kỳ, toà án đã ra lệnh ngừng cấp giấy phép xây cất mới và tiếp tục hoạt động nhà máy điện hạt nhân vì bị bế tắc trong việc trừ khử chất thải nhiên liệu hạt nhân.
Khu vực lưu trữ chất thải hạt nhân vùng Hazmat của Thụy Sĩ là một thí dụ. Nga là nước rất bê bối về công tác tồn trữ các thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải. Bằng chứng cụ thể nhất là khu vực lưu trữ chất phế thải hạt nhân của hạm đội biển Bắc Cực của Nga tại AndreevaBay. Vì an toàn cho dân chúng mình mà chính phủ Na Uy buộc lòng phải chi tiền (khoảng 10 triệu USD) cho Nga để họ thu dọn các thanh nhiên liệu và vật liệu phế thải tại đây. Để giành được hợp đổng xây NMĐHN cho Việt Nam, Nga – Rosatom – lại sẵn sàng và hậu hĩnh chi 500 triệu USD cho quan chức Việt Nam giúp đào tạo cán bộ cho dự án NMĐHN tại Ninh Thuận, trong khi đó chỉ cần 10 triệu USD cho công tác thu dọn phóng xạ hạt nhân tại nước họ mà Nga đã phải nhờ Na Uy giúp đỡ. Tại sao Rosatom và chính phủ Nga lại phóng khoáng với ViệtNam quá vậy?
Nếu Việt Nam có nhà máy ĐHN thì vấn nạn giải quyết hằng ngàn tấn phế liệu hạt nhân mỗi năm không biết các quan chức nhà nước có quan tâm khi đưa lên một dự án đầy nguy hiểm cho cả nước như vậy? Khi nào trình độ kỹ thuật của Việt Nam tiến bộ tương đương với Mỹ, Nhật, Đức, Thụy Sĩ để có khả năng tồn trữ chất phóng xạ như các nước này đang cố gắng giải quyết?
Bài dịch dưới đây cho thấy không những tại Hoa Kỳ và các nước, ngay cả Nhật Bản sau hơn 60 năm với trình độ khoa học kỹ thuật tân tiến hàng đầu của thế giới mà họ còn chưa tìm ra cách nào để giải quyết hằng trăm ngàn tấn nhiên liệu hạt nhân phế thải từ các nhà máy điện hạt nhân của họ.
N.T.H. – N.X.D. – N.H.
* * *
NHẬT BẢN TÌM CÁCH GIẢI QUYẾT CHẤT PHẾ THẢI HẠT NHÂN
by Staff WritersTokyo (UPI) Sep 13, 2012
Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng dịch


Hội đồng Khoa học Nhật Bản đã bày tỏ sự lo lắng về các chính sách giải quyết chất thải hạt nhân của nước này.

Hội đồng Khoa học bênh vực cho việc tồn trữ chất phế thải hạt nhân từ các lò phản ứng điện hạt nhân tại những địa điểm “tồn trữ an toàn tạm thời”. Trở ngại từ chính trong nước Nhật Bản là tìm được khu vực tồn trữ có cấu trúc địa chất đủ an toàn, căn cứ vào lịch sử về địa chấn của Nhật Bản.
“Căn cứ vào trình độ hiểu biết về khoa học hiện nay, chúng tôi không thể xác định được một cấu trúc địa chất có đặc tính ổn định cho hằng trăm ngàn năm”, một thành viên của Hội đồng Khoa học Nhật Bản, ông Harutoshi Funabashi, giáo sư Đại học Hosei University, nói với nhật báo The Japan Times.
“Và do đó phương cách tốt nhất hiện tại có thể dùng là cách tồn trữ tạm thời. Điều này không có nghĩa là đùn đẩy một cách vô trách nhiệm các khó khăn của công tác tồn trữ chất thải hạt nhân cho thế hệ tương lai. Đây chỉ là để bảo đảm có thêm thời gian cho việc tìm ra những phương cách giải quyết vấn đề thích hợp hơn”.
Xử lý chất thải hạt nhân một cách an toàn là vấn đề khó khăn ngày càng tăng đối với các nước đang vận hành các nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới.
Nỗi lo lắng về điện hạt nhân và xử lý chất thải hạt nhân là cao nhất tại Nhật Bản, nơi mà vào ngày 11/03/2011, nhà máy điện hạt nhân của tập đoàn Tokyo Electric Power Co bị rúng động bởi trận động đất cường độ 9.0. Dư chấn đã gây ra một cơn sóng thần phá hủy toàn bộ khu nhà máyFukushima.
Những thùng kim loại đặc biệt chứa chất thải hạt nhân tại nhà máy Fukushima Daiichi đã bị lật nhào nhưng chất phóng xạ không bị rò rỉ. Tuy nhiên, phóng xạ từ những thanh nhiên liệu đã qua sử dụng chứa trong các hồ nước làm nguội đã thoát ra ngoài không khí.
Chính phủ Nhật Bản ước tính lượng phóng xạ thoát ra từ khu phức hợp nhà máy bị hư hại Fukushima Daiichi đã gây ô nhiểm phóng xạ trên một vùng đất diện tích từ 386 đến 1500 dặm vuông (từ 965 đến 3870 km vuông – 60 km x 60 km).
Mối lo lắng về xử lý chất thải hạt nhân cũng là vấn đề quan tâm cao độ ngay tại Hoa Kỳ, nơi các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên [trên thế giới] được xây cất. Có 104 lò phản ứng điện hạt nhân thương mại, sản xuất khoảng 20% lượng điện năng quốc gia.
Từ năm 1980 đến 2008, chính phủ Hoa Kỳ đã phát triển một kế hoạch đưa chất phế thải của nhà máy điện hạt nhân về cơ sở tồn trữ vĩnh viễn tại vùng núi Yucca Mountain, Nevada. Nhưng cách đây bốn năm, khu vực tồn trữ Yucca Mountain Repository đã ngừng hoạt động sau khi các nhà khoa học xác định rằng khu vực này có nguy cơ cao về gây ô nhiễm cho các tầng nước ngầm.
Cho tới khi nào một địa điểm khác được phát triển, kế hoạch trước mắt của Ủy ban Pháp quy Hạt nhân là tiếp tục lưu trữ các thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải ngay tại các nhà máy đã tạo ra chúng.
Giải pháp hiện được Tokyo đề nghị để giải quyết vấn nạn lớn về chất thải hạt nhân là tái tinh lọc những thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng thành loại chất thải phóng xạ mức độ cao ở dạng thủy tinh, sau đó được lưu trữ tạm thời để làm nguội trong khoảng thời gian từ 30 đến 50 năm trước khi được đưa đi tồn trữ tại điểm tồn trữ cuối cùng ở sâu khoảng 1000 bộ (350 mét) dưới lòng đất.
Một quốc gia hạt nhân tiên tiến khác – nước Đức, trong cơn sóng gió của thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, đã quyết định từ bỏ toàn bộ chương trình sản xuất điện hạt nhân. Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, đã tuyên bố rằng Đức, quốc gia đứng hàng thứ tư trên thế giới về kinh tế và lớn nhất của Châu Âu, sẽ đóng cửa tất cả 17 nhà máy điện hạt nhân từ năm 2015 đến 2022.
Nhằm tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế, Ngân hàng Phát triển của Đức đã tuyên bố ý định sẽ bảo lãnh cho các đầu tư về năng lượng tái tạo và về việc cải tiến hiệu năng sử dụng năng lượng tại Đức, với tổng số tiền là 137,3 tỷ USD trong thời gian năm năm tới.
Nguồn bản gốc:
http://www.nuclearpowerdaily.com/reports/Japan_works_on_nuclear_waste_disposal_999.html
* * *
Tài liệu tham khảo:
– Tai nạn nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản ảnh hưởng đến đời sống gần đó
http://www.voatiengviet.com/content/tai-nan-hat-nhan-nhat-anh-huong-doi-song-gan-do/1489154.html
– Chernobylhành trình vào vùng đất chết
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120708/chernobyl-hanh-trinh-vao-vung-dat-chet.aspx
– NRC Freezes All Nuclear Reactor Construction and Operating Licenses in US
http://www.nuclearpowerdaily.com/reports/NRC_Freezes_All_Nuclear_Reactor_Construction_and_Operating_Licenses_in_US_999.html
– Hazmat burial: Pics of potential radioactive trash dump revealed (PHOTOS)
http://rt.com/news/radioactive-waste-disposal-alpine-nagra-514/
– Norwegian experts enter nuclear waste site
http://www.bellona.org/english_import_area/international/russia/navy/northern_fleet/storage/20648
– Việt Nam chỉ xây nhà máy điện hạt nhân khi an toàn được đảm bảo tuyệt đối/ Nga giúp đỡ huấn luyện với trị giá khoảng 500 triệu USD
http://vov.vn/Home/Viet-Nam-chi-xay-nha-may-dien-hat-nhan-khi-an-toan-duoc-dam-bao-tuyet-doi/20128/222270.vov
– Khu tồn trữ các thanh nhiên liệu hạt nhân phế thải Gorleben của Đức
http://en.wikipedia.org/wiki/Gorleben



Đường hầm dẫn vào khu tồn trữ chất thải hạt nhân tại Grimsel test site, vùng núi Alps Thụy Sĩ.


No other place in the world has nuclear fuel in such condition!
(Russian’s Northern fleet nuclear waste storage site)
Không có nơi nào trên thế giới có các thanh nhiên liệu hạt nhân trong điều kiện (tồi tệ) như vậy!
(Một khu chứa thanh nguyên liệu hạt nhân phế thải của hạm đội biển Bắc của Nga)

Monday, September 24, 2012

Loại bỏ dần, đập bỏ và đóng cửa – Một tuần lễ tệ hại cho điện hạt nhân

 

Loại bỏ dần, đập bỏ và đóng cửa – Một tuần lễ tệ hại cho điện hạt nhân

Justin McKeatingGreenpeace International, September 14, 2012
Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng dịch
Nhà máy điện hạt nhân Santa Maria de Goranã của Tây Ban Nha
Nhà máy điện hạt nhân Santa Maria de Goranã của Tây Ban Nha
Thông tin có tính cách lịch sử về việc Nhật Bản sẽ loại bỏ dần điện hạt nhân lại kết thúc một tuần lễ tồi tệ cho kỹ nghệ điện nguyên tử thế giới.
Quyết định của chính phủ Nhật Bản sẽ chấm dứt sự lệ thuộc của nước này vào điện hạt nhân vào thập niên 2030 có nghĩa là Nhật Bản sẽ gia nhập những quốc gia như Đức và Thụy Sĩ vừa quay lưng từ bỏ điện hạt nhân sau thảm họa Fukushima vào năm ngoái.
Đây là một bước tiến không thể tưởng tượng được đối với một quốc gia từng phụ thuộc 30% nhu cầu điện năng vào điện hạt nhân và là kết quả của làn sóng biểu tình liên tục chống điện hạt nhân trong một quốc gia trước đó không hề biết gì về sự bất tuân dân sự.
Quyết định này đã xảy ra trong khi hai lò phản ứng hạt nhân tại Bỉ phải ngừng hoạt động sau khi các vết nứt được tìm thấy trong các lò phản ứng hạt nhân.
Và tăng thêm vào sự không may mắn của công nghệ [điện hạt nhân] trong tuần này, Tây Ban Nha tuyên bố sẽ đóng cửa nhà máy điện hạt nhân Garõna vào tháng Bảy năm 2013, trong khi đó chính phủ mới của tiểu bang Quebec, Canada, vừa xác nhận rằng tiểu bang này cũng sẽ đóng cửa nhà máy điện hạt nhân Gentilly-2.
Đây là những thời điểm quan trọng của ngành điện hạt nhân
Tổ chức Hòa Bình Xanh (Greenpeace) đã hoan nghênh một cách dè dặt “chiến lược năng lượng và môi trường” mới của Nhật Bản, quyết định này đã đến sau thời gian chờ đợi quá lâu. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng thời gian chờ đợi 18 năm để cho năng lượng hạt nhân được loại bỏ hoàn toàn là quá dài.
Trong mùa hè này, Nhật Bản đã chứng tỏ được rằng nước Nhật vẫn có thể sống không cần điện hạt nhân, không xảy ra tình trạng thiếu điện hay mất điện mặc dầu chỉ có hai trong số 50 nhà máy điện hạt nhân hoạt động.
Con đường năng lượng trước mắt thật rất rõ ràng.
Tổ chức Hoà Bình Xanh (Geenpeace) đã chứng minh trong bài “tình huống Cách mạng năng lượng” của tổ chức rằng với sự tiếp cận nhanh chóng năng lượng tái tạo và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng hiện hữu, Nhật Bản có thể tận hưởng sự phục hồi kinh tế và đáp ứng được mục tiêu giảm thiểu khí thải nhà kính vào năm 2020 của nước này.
Nhật Bản không cần phải tái khởi động bất kỳ nhà máy điện hạt nhân bị ngưng hoạt động sau thảm họa hạt nhânFukushima.
Tại Âu Châu, việc hai lò phản ứng hạt nhân Doel 3 và Tihange 2 tại Bỉ bị ngưng hoạt động sau khi các cuộc kiểm tra tìm thấy các vết nứt trong các lò phản ứng minh chứng rằng nguy cơ đối với an toàn phóng xạ nguyên tử của dân chúng về điện hạt nhân vẫn tiếp tục diễn ra.
Có thể xác định rằng những hư hại là rất nghiêm trọng, dẫn đến hậu quả là các lò phản ứng hạt nhân này sẽ không bao giờ được phép tái hoạt động.
Nếu vụ việc này không đủ để làm người ta run sợ, thì khả năng còn có một số lò phản ứng hạt nhân khác trên khắp thế giới có thể bị hư hại tương tự như vậy còn ghê sợ hơn. Vì tất cả các lò phản ứng này đều dùng các bồn kim loại tương tự do công ty của Hà Lan, nay đã ngưng hoạt động, chế tạo – công ty Rotterdamche Droogdok Maatschappij (RDM).
Cơ quan giám sát hạt nhân Bỉ Quốc FANC đã tổ chức một phiên họp của những viên chức phụ trách an toàn hạt nhân tại thành phốBrusselsvào tháng rồi để bàn thảo vấn đề này. Các viên chức từ Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Mỹ và Achentina đã tham gia các buổi hội thảo
Tuy nhiên, tổ chức Greepeace đang lo âu rằng khi các chủ nhà máy và các nhân viên giám sát lò phản ứng hạt nhân của các nước này lại cho rằng những lò phản ứng hạt nhân này không có trục trặc gì.
Chúng tôi đang kêu gọi hãy cho những lò phản ứng hạt nhân này ngừng hoạt động ngay lập tức để cho phép các cuộc kiểm tra nghiêm chỉnh được thực hiện hầu bảo đảm an toàn cho dân chúng.
Tuy nhiên, một điều rất khích lệ vừa xảy ra, trong tuần rồi mức độ an toàn của dân chúng tại Tây Ban Nha vừa bước được bước tiến bộ khi công chúng được thông báo rằng nhà máy điện hạt nhân Garonã sẽ được đóng cửa vĩnh viển vào tháng Bảy 2013.
Những chủ nhân của nhà máy này đã từng hy vọng họ có thể gia hạn thời gian hoạt động của nhà máy củ kỷ này đến năm 2019, với khoảng 120 triệu Euro (153 triệu USD) có thể cần được sử dụng để tân trang và cải tiến độ an toàn của nhà máy; nhưng vào tuần này họ cuối cùng đã thừa nhận bị thất bại.
Sự kiện này báo hiệu bước khởi đầu của tương lai năng lượng tái tạo và bền vững, và là một chiến thắng rất to lớn cho những tổ chức vận động chống điện hạt nhân tại Tây Ban Nha liên tục đấu tranh trong 20 năm qua.
Tất cả sự việc này làm cho chúng ta tự hỏi ngành kỹ nghệ hạt nhân có thể chịu đựng bị đánh thêm bao nhiêu lần mới ngã quỵ? Kỹ nghệ điện hạt nhân đang chiến đấu chống lại các nguồn năng lượng khác trẻ hơn và tốt hơn như là năng lượng mặt trời và gió – một trận chiến mà điện hạt nhân không thể nào thắng.
Nguồn bản gốc:
http://www.greenpeace.org/international/en/news/Blogs/nuclear-reaction/phasing-out-cracking-up-and-shutting-down-a-b/blog/42119/

Có nên tiếp tục kế hoạch xây nhà máy điện hạt nhân?

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/nuclear-plant-in-vn-to-do-or-not-gm-09242012131220.html

Có nên tiếp tục kế hoạch xây nhà máy điện hạt nhân?

2012-09-24
Kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam ở tỉnh Ninh Thuận vẫn được chính phủ Hà Nội nói cho xúc tiến; tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng không nên làm bởi lý do an toàn, khả năng cũng như kinh phí.
AFP PHOTO
Các em học sinh trung học tham quan mô hình nhà máy điện hạt nhân ở cuộc triển lãm điện hạt nhân quốc tế được tổ chức tại Hà Nội ngày 15 tháng 5 năm 2008.

Trình độ phát triển thấp

Vào ngày 23 tháng 8 vừa qua, tại Hà Nội diễn ra hội thảo Phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân. Tại hội thảo đó, bộ trưởng Nguyễn Quân của Bộ Khoa học- Công nghệ Việt Nam lại lên tiếng trấn an dư luận là chỉ xây dựng điện hạt nhân khi các vấn đề an ninh và an toàn được bảo đảm.
Chính người đứng đầu Bộ Khoa học - Công nghệ Việt Nam thừa nhận tại hội thảo vừa nói rằng ‘cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc thực hiện dự án nhà máy điện hạt nhân bao gồm một phạm vi rộng lớn các vấn đề từ cơ sở và thiết bị liên quan đến khuôn khổ luật pháp, nguồn nhân lực, nguồn tài chính…, tất cả ở Việt Nam vẫn còn đang ở trình độ phát triển thấp.’
Ông Nguyễn Quân nêu rõ hai khó khăn trong vấn đề phát triển điện hạt nhân của Việt Nam đó là nguồn tài chính và nguồn nhân lực.

Ngay trong nước Nhật, dân chúng phản đối rất nhiều về chuyện ‘lợi bất cập hại’, về kinh tế không lợi và nguy hiểm, xu thế của thế giới là loại dần năng lượng hạt nhân.
GS Nguyễn Thế Hùng
Trong trao đổi với báo giới bên lề hội thảo hôm ngày 23 tháng 8 về phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân tại Việt Nam, ông bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết cho đến lúc này, chính sách đối với người được cử đi học và sẽ làm việc trong lĩnh vực điện hạt nhân của Việt Nam nói chung, và nhà máy điện hạt nhân nói riêng vẫn chưa được công khai.
Dù chính sách chưa rõ ràng như thế nhưng trong thời gian qua Nhà Nước cũng đã cử 200 người sang Nga và chừng 300 người sang các nước khác tham dự những khóa học ngắn hạn hay dài hạn về năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân.
Ông này thừa nhận ngành này chưa hấp dẫn đủ để có thể thu hút những người đủ năng lực tham gia; mặc dù theo chỉ tiêu của Việt Nam đề ra là đến năm 2020 có đủ nguồn nhân lực làm trong nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam cũng như tại các cơ quan pháp qui về hạt nhân của Việt Nam.
Kế hoạch đã đuợc quốc hội Việt Nam thông qua là đến năm 2014 sẽ khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam tại tỉnh Ninh Thuận và đến năm 2020 bắt đầu phát điện. Tuy nhiên vừa qua lại có ý kiến từ Bộ Khoa học - Công nghệ có thể thời điểm đưa ra phải chậm lại.

Trí thức quan ngại

000_Hkg1291675-250.jpg
Mô hình nhà máy điện hạt nhân ở cuộc triển lãm điện hạt nhân quốc tế được tổ chức tại Hà Nội ngày 15 tháng 5 năm 2008. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam.
Quan ngại về tính an toàn và vấn đề tài chính của Việt Nam khi triển khai xây dựng điện hạt nhân đã được giới trí thức Việt Nam trong và ngòai nước nêu lên.
Hồi tháng 5 vừa qua, một số trí thức đã cho phổ biến lá thư kêu gọi ký tên gửi cho thủ tướng Nhật Bản là nước hiện có kế hoạch cung cấp nguồn vốn ODA để xây nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam.
Sau đó nhóm này cũng có thư cho tổng thống Nga, là nước cũng có kế hoạch cung cấp vốn và tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân cho Việt Nam.
Một trong những người ký tên trong những thư gửi cho thủ tướng Nhật và tổng thống Nga là giáo sư
Nguyễn Thế Hùng, vào ngày 28 tháng 8 cho biết kết quả của việc gửi thư như sau:
“Họ trả lời vấn đề ở đây là do Nhà Nước Việt Nam yêu cầu nên họ sẽ làm theo yêu cầu của Nhà nước Việt Nam trong vấn đề xây dựng nhà máy điện hạt nhân.”
Đối với trả lời của phía nhận được thư yêu cầu của một số trí thức Việt Nam về vấn đề hỗ trợ giúp Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân như thế; giáo sư Nguyễn Thế Hùng cho rằng trả lời của họ không logic và họ vẫn vì lợi ích của các nhóm kinh tế tại bản quốc mà không quan tâm đến an nguy của nước khác. GS Nguyễn Thế Hùng nói về điều này:

Nếu hiểu rõ mới làm thì may ra bớt lo âu. Chứ còn nếu vừa học vừa làm như Việt Nam là rước họa vào thân.
GS Nguyễn Thế Hùng
“Vấn đề mà ngay trong nước Nhật, dân chúng phản đối rất nhiều về chuyện ‘lợi bất cập hại’, về kinh tế không lợi và nguy hiểm, xu thế của thế giới là loại dần năng lượng hạt nhân. Chính phủ Nhật làm vì lợi nhuận mà không có lương tâm đối với nước mà họ xuất khẩu hạt nhân sang.”
Giáo sư Nguyễn Thế Hùng cũng nói lên quan điểm về những giải thích đuợc cơ quan chức năng Việt Nam đưa ra khi cho triển khai kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân trong nước:
“Tôi thấy rằng những giải thích của họ không thuyết phục đối với giới trí thức am hiểu về điện hạt nhân. Nói điện hạt nhân an toàn là không đúng. Thứ hai nay các nước đứng hàng đầu về năng lượng điện hạt nhân đang loại bỏ. Việt Nam thì chưa có nguồn nhân lực. Nếu hiểu rõ mới làm thì may ra bớt lo âu. Chứ còn nếu vừa học vừa làm như Việt Nam là rước họa vào thân. Nếu Việt Nam gặp tai nạn hạt nhân sẽ bị hủy diệt vì không có sức đề kháng. Việt Nam theo kiểu làm chìa khóa trao tay sẽ bị lệ thuộc, và vốn vay lớn như thế sẽ làm đất nước kiệt quệ.”
Đối với phát biểu của bộ truởng Nguyễn Quân của Bộ Khoa học - Công nghệ cho rằng Việt Nam chỉ xây dựng nhà máy khi bảo đảm an toàn, thì giáo sư Nguyễn Thế Hùng phản bác:
“Rõ ràng không thể nói bảo đảm an toàn được. Đó chỉ là câu nói đầu môi chót lưỡi của những nguời không có chút gì tự trọng hết thì giới khoa học rất khinh miệt những câu nói như thế.”
000_Hkg1291672-250.jpg
Các em học sinh trung học tham quan mô hình nhà máy điện hạt nhân ở cuộc triển lãm điện hạt nhân quốc tế được tổ chức tại Hà Nội ngày 15 tháng 5 năm 2008. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam.
Giáo sư Nguyễn Thế Hùng cũng là một trong những người tham gia biên dịch một tài liệu của Hoa Kỳ đưa ra hồi trung tuần tháng 8 vừa qua cho biết Ủy ban Pháp quy Hạt Nhân Hoa Kỳ (NRC) ngưng tất cả giấy phép xây cất và hoạt động lò phản ứng hạt nhân trên toàn nước Mỹ.
Theo nguyên văn lời dẫn của nhóm biên dịch “Ngay tại Hoa Kỳ, một nước to lớn với nhiều vùng sa mạc hoang vu, cho đến hôm nay sau hơn 20 năm tìm kiếm nhưng họ không tìm đuợc địa điểm nào thích hợp để tồn trữ lâu dài (vài ngàn năm hay lâu hơn) nhiên liệu hạt nhân phế thải từ các nhà máy điện nguyên tử của họ, và kết quả là Tòa kháng án Hoa Kỳ ngày 14 tháng 8 năm 2012 đã ra lệnh Ủy ban Pháp quy Quốc gia ngưng cấp giấy phép xây cất và tái cấp giấy phép tiếp tục vận hành nhà máy điện hạt nhân trên khắp nuớc Mỹ vì tình trạng nguy hiểm và không an toàn do việc tồn trữ các thanh nhiên liệu uranium phế thải ngay tại khu vực các lò phản ứng hat nhân.”
Giáo sư Nguyễn Thế Hùng có phát biểu về điều này:
“Người ta thấy rằng những chất thải phóng xạ này bao năm nay nằm ỳ ra đó và xử lý rất khó thì tòa án Mỹ họ không chấp nhận khối lượng khổng lồ chất thải nhà máy điện hạt nhân quá nguy hiểm như thế. Với công nghệ ngày nay nguời ta có thể có những năng lượng sạch, nên bắt đầu tòa án có những phản ứng mãnh liệt như thế. Điều đó cho thấy những thể chế văn minh vì quyền lợi đất nước trên hết và các cơ quan chức năng làm việc có sự giám sát của quốc hội và dân chúng. Đó là điều quí.”

Kêu gọi từ Nhật

Tại Nhật Bản, sau tai biến điện nguyên tử Fukushima hồi tháng ba năm ngóai đến nay, nhiều người dân Nhật tiếp tục biểu tình chống điện hạt nhân. Thăm dò cho thấy có chừng 70% người Nhật được hỏi ý kiến đều cho rằng không nên phát triển điện hạt nhân nữa.

Những thể chế văn minh vì quyền lợi đất nước trên hết và các cơ quan chức năng làm việc có sự giám sát của quốc hội và dân chúng.
GS Nguyễn Thế Hùng
Mới hôm 24 tháng 8. Tờ Asahi Shimbun của Nhật có bài xã luận đặt câu hỏi về tính nhất quán trong chính sách của chính phủ hiện nay là trong nước thì nói đến chuyện giảm lệ thuộc vào điện hạt nhân vào năm 2030, thậm chí đến mức không còn lệ thuộc vào loại năng lượng này nữa; thế nhưng các quan chức chính phủ lại tích cực đến Việt Nam để thúc đẩy hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam.
Bài xã luận nhắc lại cam kết của bộ trưởng kinh tế Edano Yukio với phía Hà Nội sẽ xây dựng nhà máy điện nguyên tử ở Việt nam bảo đảm an toàn ở trình độ cao nhất.
Ngòai ra ông này còn ký Bản ghi nhớ về việc hợp tác xây dựng cơ chế bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố nhà máy điện nguyên tử.
Bài xã luận cho rằng ngay tại Nhật, nguyên nhân sự cố Fukushima vẫn chưa được làm rõ và những khoản bồi thường cần thiết chưa biết sẽ gia tăng đến mức nào, thì liệu chính quyền Nhật Bản hiện nay có đủ tư cách để cam kết những điều như đưa ra với phía Việt Nam hay không.
Bài xã luận của tờ Asahi Shimbun hồi ngày ngày 24 tháng 8 vừa qua đưa ra kết luận nói rằng các đoàn nghiên cứu và các cơ quan truyền thông không được chính phủ Việt Nam cho đến khu dự kiến xây dựng nhà máy điện nguyên tử tại tỉnh Ninh Thuận.
Theo tờ báo này cần phải bãi bỏ một dự án mà những thông tin cần thiết cho nhân dân hai nước không đuợc công khai như vậy.
Mục Khoa học - Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí vị và các bạn vào kỳ tới.
Gia Minh chào tạm biệt.

Thursday, September 20, 2012

ĐỨC SẴN SÀNG GIÚP NHẬT BẢN TỪ BỎ ĐIỆN HẠT NHÂN

Đức sẵn sàng giúp Nhật Bản rời khỏi hạt nhân

by Staff WritersBerlin (AFP) Sept 14, 2012
Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng dịch
Đức sẵn sàng giúp Nhật Bản với mục tiêu “đòi hỏi” của chương trình loại bỏ điện nguyên tử bằng cách dùng đến kinh nghiệm của quá trình rời khỏi điện hạt nhân của nước này – một phát ngôn nhân của chính phủ Đức nói hôm thứ Sáu.

Steffen Seibert nói tại một buổi họp báo thường xuyên rằng việc loại bỏ năng lượng hạt nhân là “một nhiệm vụ chính trị và xã hội lớn” nhưng rất đáng làm và đã gặt hái được lợi ích về kỹ thuật và kỹ nghệ mới.
Ngay sau thảm họa hạt nhân Fukushima 2011 tại Nhật Bản, Đức đã quyết định dẹp bỏ tất cả lò phản ứng hạt nhân của nước này vào năm 2022 và gia tăng tốc độ sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
Vào ngày thứ Sáu, Nhật Bản tuyên bố kế hoạch từ bỏ toàn bộ điện hạt nhân vào năm 2040, hiển nhiên do hậu quả của áp lực từ phía dân chúng sau thảm họa hạt nhân vào năm ngoái, tai nạn hạt nhân tệ hại nhất trong một thế hệ.
“Bạn có thể tưởng tượng rằng Đức, nước mà bây giờ đã có một số kinh nghiệm với con đường tiến về tương lai của năng lượng tái tạo, sẵn sàng đứng cùng tất cả tổ chức của Nhật với sự giúp đỡ của nước này cả bằng lời nói và hành động” – Seibert nhấn mạnh với các phóng viên về việc Tokyo vừa đưa ra quyết định từ bỏ năng lượng hạt nhân của họ.
“Dân chúng Nhật Bản biết – những gì mà chúng tôi cũng biết – rằng đây là một nhiệm vụ hính trị và xã hội lớn mà họ đã đặt chính họ vào đó”, ông nói.
“Thật đáng để một quốc gia chọn đi vào con đường này. Nó sáng tạo những khả năng kỹ thuật mới, sáng tạo tiềm năng về kỹ nghệ xuất khẩu, nhưng chắc chắn là một công việc đòi hỏi rất nhiều công sức, như kinh nghiệm của chúng tôi”, ông ta nói thêm.
Seibert cũng nói rằng ông ta có thể thấy phạm vi rộng lớn mà Đức và Nhật Bản có thể cùng nhau trao đổi tư vấn và chuyên môn.
Chọn lựa rời khỏi năng lượng hạt nhân của Nhật Bản cũng tương tự như chọn lựa của Ý và Thụy Sĩ.
Nguồn bản gốc: http://www.nuclearpowerdaily.com/reports/Germany_ready_to_help_Japan_on_nuclear_exit_999.html

Thư Diễn Đàn Việt Nam 21 gửi thủ tướng tiểu bang Hessen (Đức) Volker Bouffier về chuyến công du Việt Nam tháng 10/2012.


Thư Diễn Đàn Việt Nam 21 gửi thủ tướng tiểu bang Hessen (Đức) Volker Bouffier về chuyến công du Việt Nam tháng 10/2012.
20/09/2012 (Diễn Đàn Việt Nam 21). Thủ tướng tiểu bang Hessen (Đức) ông Volker Bouffier (đảng CDU) sẽ công du Á châu từ 3/10 đến 10/10, chặng đầu tiên sẽ là Việt Nam sau đó là Hàn quốc. Ngoài kinh tế, tài chính, phái đoàn của ông Volker Bouffier sẽ trao đổi về hợp tác giáo dục. Cho đến nay tiểu bang Hessen giữ vai trò dẫn đầu trong quá trình xây dựng và phát triển đại học Việt-Đức. Nhân dịp này Diễn Đàn Việt Nam 21 đã gửi thư đến ông Volker Bouffier hoan nghênh sự trợ giúp của tiểu bang Hessen trong lãnh vực giáo dục đào tạo đồng thời khuyến cáo ông Bouffier lưu tâm đến trình trạng vi phạm nhân quyền và môi trường tại Việt Nam.

Ministerpräsident des Landes Hessen Volker Bouffier
***

Diễn Đàn Việt Nam 21
ngày 18.09.2012



Kính gửi Thủ tướng tiểu bang Hessen

Ông Volker Bouffier
Phủ thủ tướng tiểu bang
Georg-August-Zinn-Str.1

65183 Wiesbaden



Thưa thủ tướng,


chúng tôi rất quan tâm ghi nhận tin tức về chuyến công du Á châu của ông từ ngày 3 đến 10 tháng 10 năm 2012 mà chặng đầu tiên sẽ là Việt Nam, quê hương cũ của chúng tôi. Chúng tôi đánh giá cao sự kiện bên cạnh các vấn đề kinh tế thì khía cạnh văn hóa, giáo dục, khoa học, môi trường và nhân quyền sẽ là đề tài trong các cuộc tiếp xúc của ông. Quan hệ kinh tế mạnh mẽ giữa Đức và Việt Nam sẽ mang lại lợi ích cho đồng bào chúng tôi. Đặc biệt là người Việt Nam sẽ tiếp thu được từ người Đức rằng về lâu về dài không thể phát triển kinh tế nếu không có tự do, như lời tuyên bố mới đây của bộ truởng kinh tế liên bang Philipp Rösler trong một cuộc phỏng vấn trước khi viếng thăm Việt Nam.


Tiểu bang Hessen đã đóng góp không nhỏ và giữ vai trò dẫn đầu trong quá trình xây dựng và phát triển trường đại học Việt-Đức. Với chương trình tuổi trẻ gặp gỡ "Hessen gặp Việt Nam - Việt Nam gặp Hessen", ông đã tạo cơ hội giao lưu văn hóa cho học sinh Việt Nam và học sinh Đức, giúp cho thanh thiếu niên Việt Nam được biết nhiều hơn về xã hội tự do dân chủ của nước Đức. Đến nay vẫn còn nhiều trẻ em Việt Nam không được đến trường vì cha mẹ không thể trả học phí. Vì thế việc ông tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong lãnh vực giáo dục chúng tôi thấy rất quan trọng. Qua đó ông sẽ giúp không chỉ cho thanh thiếu niên mà còn cho tất cả mọi người Việt Nam phát huy tinh thần tự do, dân chủ, công bằng và lòng can đảm tác động thay đổi.


Quê hương chúng tôi vẫn còn nhiều tệ nạn. Nhà cầm quyền Hà Nội hứa hẹn với người dân "độc lập, tự do và hạnh phúc" từ 37 năm nay nhưng những điều này vẫn chưa thành sự thật. So sánh với tranh chấp biển đảo Nhật - Trung hiện nay cho thấy nhà cầm quyền Hà Nội thay vì giữ gìn độc lập càng ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc khi để cho Bắc Kinh chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà không có một phản kháng nào. Hà Nội đã đè nén khát vọng tự do của người dân, bắt giữ những người bất đồng chính kiến cũng như không tôn trọng quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng. Đằng sau bộ mặt kinh tế bề ngoài được đánh bóng là phồn thịnh thì thực tế phần lớn dân chúng phải chịu đựng nghèo đói, lạc hậu và tham nhũng thay vì hạnh phúc. Các quan chức lũng đoạn công quỹ trong đó gồm cả tiền viện trợ phát triển. Trong lãnh vực môi trường Hà Nội theo đuổi một chính sách thù địch thiên nhiên và con người. Trong khi nước Đức sẽ đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân thì Hà Nội lại nhập khẩu các lò phản ứng từ Fukushima, Chernobyl. Nhiều nhà trí thức và chuyên gia nguyên tử như các giáo sư Phạm Duy Hiển, Nguyễn Khắc Nhẫn, Hoàng Xuân Phú, Trần Văn Bình v.v. cũng như Mạng môi trường „Save Vietnam´s Nature“ đã lên tiếng phản đối việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam nhưng nhà cầm quyền vẫn bám chặt vào công nghệ nguy hiểm này.

Chúng tôi rất hoan nghênh nếu trong chuyến đi ông dành thì giờ để trao đổi với đại diện của xã hội dân sự và các cộng đồng tôn giáo Việt Nam. Chúng tôi hy vọng rằng ông sẽ thẳng thắn đề cập đến số phận của các tù nhân chính trị bất bạo động tại Việt Nam và can thiệp cho họ sớm được tự do.

Kính chúc ông cùng phái đoàn một chuyến đi thoải mái và thành công.


Dr. Hong-An Duong

Diễn Đàn Việt Nam 21
www.vietnam21.info
forumvietnam21@googlemail.com


***

Brief des Forums Vietnam 21
an Herrn Ministerpräsident des Landes Hessen Volker Bouffier anläßlich seiner Reise nach Vietnam im Oktober 2012




Forum Vietnam 21
Sektion Deutschland
Stuttgart, den 18.09.2012

Ministerpräsident des Landes Hessen

Herrn Volker Bouffier
Hessische Staatskanzlei
Georg-August-Zinn-Str.1

65183 Wiesbaden


Ihre Reise nach Vietnam


Sehr geehrter Herr Ministerpräsident Bouffier,


mit großem Interesse haben wir die Nachricht von Ihrer Reise nach Asien in der Zeit vom 03.bis 10. Oktober 2012 aufgenommen. Erste Station der Reise wird auch unsere alte Heimat Vietnam sein.


Wir wissen es zu schätzen, dass Sie im Gespräch mit den vietnamesischen Regierungsmitgliedern neben wirtschaftspolitischen Themen auch Aspekte der Bereiche Kultur, Bildung, Wissenschaft, Umwelt und Menschenrechte anschneiden werden. Eine verstärkte wirtschaftliche Beziehung zwischen Deutschland und Vietnam kommt unseren Landsleuten zu gute. Besonders wenn die Vietnamesen von den Deutschen lernen, dass sich eine Marktwirtschaft auf Dauer nicht ohne Freiheit entwickeln kann, wie Bundeswirtschaftsminister Philipp Rösler kürzlich in einem Interview zu seiner Vietnam-Reise sagte.


Hessen war dankenswerterweise maßgeblich am Aufbau der vietnamesisch-deutschen Universität und federführend bei deren Entwicklung beteiligt.

Mit dem Jugendbegegnungsprojekt „Hessen meets Vietnam - Vietnam meets Hessen“ haben Sie für einen Kulturaustausch zwischen deutschen und vietnamesischen Schülern gesorgt, der den vietnamesischen Jugendlichen geholfen hat, mehr von der freien, demokratischen deutschen Gesellschaft zu erfahren.
Noch können sehr viele vietnamesische Kinder die Schule nicht besuchen, weil die Eltern das Schulgeld nicht bezahlen können. Wir halten es deshalb für sehr wichtig, wenn Sie in Vietnam den Bereich der Bildung weiter unterstützen. Dadurch werden Sie den Geist der Freiheit, der Demokratie, der Gerechtigkeit und den Mut zur Veränderung nicht nur bei den jungen sondern auch bei allen Menschen in Vietnam fördern.

Noch herrschen in unserer Heimat Missstände aller Arten. Das Regime in Hanoi verspricht dem Volk seit 37 Jahren „Unabhängigkeit, Freiheit und Glück“. Doch nichts davon ist wahr geworden. Statt Unabhängigkeit zu erhalten, begibt sich die Regierung immer mehr in die Abhängigkeit Chinas. Sie überlässt Peking ohne Widerstand vietnamesische Territorien, wie die Paracel- und Spratly Inseln. Vergleichbar dazu ist der derzeitige Inselstreit zwischen Japan und China. Den Wunsch des Volkes nach Freiheit unterdrückt HaNoi durch Verhaftung von friedlichen Dissidenten sowie durch Missachtung der Meinungs-, Presse- und Religionsfreiheit. Statt Glück leidet hinter der Fassade einer vermeintlich blühenden Wirtschaft die breite Masse des Volkes unter Armut, Rückständigkeit und Korruption. Funktionäre plündern die öffentlichen Kassen, darunter auch Gelder der Entwicklungshilfe. Auch in puncto Umwelt betreibt HaNoi eine menschen- und naturfeindliche Politik. Während in Deutschland Atommeiler stillgelegt werden, importiert HaNoi die Reaktoren aus Fukushima und Tschernobyl. Gegen den Bau von Atomkraftwerke in Vietnam haben führende vietnamesische Atomwissenschaftler wie die Professoren Hoang Xuan Phu, Pham Duy Hien, Nguyen Khac Nhan, Tran Van Binh sowie das Umweltnetzwerk „Save Vietnam´s Nature“ protestiert, jedoch ohne Erfolg. Die Regierung hält an der gefährlichen Technologie fest.


Wir begrüßen es sehr, wenn Sie in Vietnam auch Zeit finden, mit Vertretern der Zivilgesellschaft und der Religionsgemeinschaften zu sprechen. Wir hoffen, dass Sie beim Gespräch mit Regierungsmitgliedern auch das Schicksal der gewaltlosen politischen Gefangenen in Vietnam offen zur Sprache bringen und sich für deren Freilassung einsetzen.


Wir wünschen Ihnen und Ihrer Delegation eine angenehme und erfolgreiche Reise.


Mit freundlichen Grüßen

Dr. Hong-An Duong

Forum „Vietnam 21“ – Sektion Deutschland
www.vietnam21.info
forumvietnam21@googlemail.com

Monday, September 17, 2012

ROSATOM: NHÌN BULGARI NGÓ LẠI VIỆT NAM

http://boxitvn.blogspot.com.au/2012/09/rosatom-nhin-bulgari-ngo-lai-viet-nam.html

ROSATOM: Nhìn Bulgari ngó lại Việt Nam


Nga kiện Bulgari đòi bồi thường 1 tỷ Euro về hợp đồng hạt nhân
by Staff Writers
Moscow (AFP) Sept 11, 2012
Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng dịch
clip_image001Nga vừa tăng số tiền đòi Bulgari bồi thường lên mức một tỷ Euro (1,3 tỷ USD) về quyết định của Sofia hủy hợp đồng với Nga xây một nhà máy điện hạt nhân mới.
“Số tiền đòi bồi thường đã tăng lên không dưới một tỷ Euro,” Atomstroieaport, một công ty xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân độc quyền của Nga, nói về đơn kiện đòi bồi thường vừa nộp với Tòa hòa giải quốc tế.
Đơn kiện mới đòi bồi thường này là một sự gia tăng rất đáng kể so với số tiền đòi bồi thường trước đó là 58 triệu Euro (75 triệu USD) mà Atomstroiexport đã kiện công ty điện lực quốc gia của Bulgari tại một tòa án đặt tại Paris về thỏa thuận xây cất nhà mày điện hạt nhân Belene tại Bulgari.
Bulgari nói rằng nước họ đã quyết định hủy thỏa thuận với Atomstroiexport về việc xây nhà máy điện hạt nhân Belene 2000 –megawatt bên cạnh dòng sông Danube vì quốc gia này không có khả năng chi trả, một hành động đã làm cho Moscow tức giận.
Giá cho nhà máy được ước tính khoảng 6 tỷ Euro (7,7 tỷ USD) cộng thêm tiền lời cho số tiền nợ mà Sofia cần vay đề tài trợ cho thoả thuận này.
Atomstroiexport tuyên bố rằng họ bị bắt buộc nộp đơn kiện đòi bồi thường mới này vì chính phủ Bulgari quyết định hủy bỏ toàn bộ dự án và Sofia “từ chối bồi thường cho những thiệt hại và các chi phí mà họ đã bỏ ra”.
“Đơn đòi bồi thường của Atomstroiexport bao gồm chi phí cho các việc làm đã được thực hiện cho dự án, chi phí cho các thiết bị, và những thiệt hại khác”, nêu lên trong một bản tuyên bố được phổ biến bởi các cơ quan truyền thông Nga.
Thỏa thuận đầu tiên về công tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân do Nga thực hiện được ký với Bulgari vào năm 2006 với hợp đồng được đóng dấu vào tháng Giêng năm 2008. Nhưng dự án bị gặp phiền toái bởi tình trạng thường xuyên mặc cả về giá cả.
Anton Khlopkov, Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Năng lượng và An ninh, nói sự tranh chấp đã bị chính trị hóa và tập đoàn hạt nhân Rosatom của Nga, chủ nhân của Atomstroiexport, không muốn khách hàng rút lui khỏi những thỏa thuận.
Ông ta nói với AFP: “Vụ rắc rối này sẽ phải được giải quyết trên bình diện chính trị, nó đã bị chính trị hóa và lãnh đạo chính quyền đã tham gia vào vụ việc rồi”.
“Nga trên giấy tờ hiện đang có nhiều đơn đặt hàng và một điều quan trọng là Rosatom muốn chứng tỏ rằng họ đang tuân thủ các nghĩa vụ với những hợp đồng và công ty cũng hy vọng các đối tác cũng chấp hành những nghĩa vụ của họ”.
“Nga đang đầu tư 7-8 tỷ cho một số dự án này. Vụ kiện này là một việc điển hình quan trọng để cho thấy rằng các đối tác cũng phải thực thi những nghĩa vụ của họ”.
Atomstroiexport đã phàn nàn rằng công ty đã đặt hàng với các nhà thầu phụ cho dự án từ vài năm trước đó, do cần nhiều thời gian để chế tạo những bộ phận của nhà máy điện hạt nhân.
“Hầu hết những cơ phận này đã được sản xuất nhưng phải bị giữ tại các cơ xưởng của Nga vì Bulgari từ chối nhận chúng”, Rosatom tuyên bố.
Công ty nói họ đã thực hiện xong tất cả công việc cần thiết về địa chất tại địa điểm dự trù xây nhà máy tại Bulgari và đã dọn dẹp tất cả những cơ sở cũ còn lại tại khu này để xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Một bộ phận của Cơ quan Thương mãi quốc tế, Tòa hòa giải quốc tế giúp hòa giải các tranh chấp nhưng cơ quan này không thể quyết định việc bồi thường thiệt hại hay ngay cả những chi phí liên hệ.
Trong khi đó, Công ty điên lực quốc gia Bulgari đã kiện ngược trở lại đối với Atomstroiexport tại Cơ quan hòa giải Geneva.
clip_image003
Nhà máy điện hạt nhân Kozloduy của Bulgaria
(Từng bị tạm ngưng hoạt động (năm 2009) vì lo lắng về mức độ an toàn hạt nhân). Nguồn ảnh: http://en.wikipedia.org/wiki/Kozloduy_Nuclear_Power_Plant

TIẾP TỤC BƯNG TAI BỊT MIỆNG DÂN!

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2012/09/tiep-tuc-bung-tai-minh-bit-mieng-dan.html

Tiếp tục bưng tai mình, bịt miệng dân!



Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận - Sở dĩ tập đoàn Ba Đình gia tăng thói bưng tai mình và bịt miệng dân trong thời gian gần đây là vì cả Bộ Chính trị và đàn em, tay chân, phe phái đang sống mái với nhau trong một cuộc quyết đấu nhằm tranh giành quyền lực lẫn quyền lợi. Phe Sang-Trọng đang tấn công phe Hùng-Dũng và phe Hùng-Dũng đang tìm cách trả đũa. Trong chính trường Việt Nam hiện thời, người ta không nghe thấy những ưu tư lo lắng về nạn kinh tế khủng hoảng, tài chánh kiệt quệ, đạo đức suy đồi và dân tình điêu linh khốn khổ, hay cấp bách hơn và nghiêm trọng hơn nữa là quốc thù Trung cộng đang xâm lấn và xâm nhập, mà chỉ thấy những đấu đá, tranh giành của một bọn người chỉ biết đến túi bạc và ngai vàng của mình thôi!...


*

Gần đây, khi chủ trì “Hội nghị kiểm điểm tự phê bình và phê bình của ngành công an” kéo dài 5 ngày từ 29-8-2012 của Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương tại Hà Nội, Bộ trưởng công an CS Trần Đại Quang có tuyên bố: “Trong công tác, chiến đấu, cán bộ, chiến sỹ phải luôn nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật; kiên quyết chống tình trạng thiếu trách nhiệm, vô cảm trước yêu cầu chính đáng của người dân.” Nhiều người dân nghe được, nghĩ rằng công an vẫn còn có trái tim biết rung cảm và một tấm lòng biết phục thiện. Thế nhưng trong cùng ngày khai mạc hội nghị, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao tại Hà Nội đã kết luận cách sai trái trắng trợn như công an Bình Dương trước đây về cái chết của anh Nguyễn Công Nhựt tại trụ sở công an huyện Bến Cát là anh đã tự sát trong đồn. Một ngày sau đó, 30-08, lại thêm một vụ dân bị chết trong trụ sở công an ở cũng ở Hà Nội (huyện Đông Anh). Đó là ông Nguyễn Mậu Thuận (ảnh trái), 54 tuổi, chỉ vài giờ sau khi bị mời vào đồn công an xã Kim Nỗ “làm việc” về chuyện xích mích với hàng xóm thì bị đánh chết do bàn tay tra tấn của 4 công an trẻ. Chưa hết, ngày 6-9-2012, công an xã Tân Lộc, Thới Bình, Cà Mau lại dùng súng bắn một người dân thủng ruột. Ngày 7-9-2012, anh Nguyễn Văn Hiền, 43 tuổi, phường Ngô Quyền, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, cũng vì xô xát với một đứa cháu ruột mà sau đó đã bị “mời” lên đồn công an và đã tử vong ở bệnh viện sau khi ra khỏi nơi làm việc của các “bạn dân” này. Trước đó, tháng 7 năm nay, qua phiên tòa phúc thẩm xử y án 4 năm tù cho một tên trung tá giết người, thiên hạ lại nhớ tới cái chết tức tưởi của ông Trịnh Xuân Tùng trong đồn công an Hà Nội. Dĩ nhiên tất cả các nạn nhân vô tội hay nhẹ tội này đã một mực van xin hay kêu thét khi bị những dùi cui, roi điện, cú đấm tung tới tấp vào người vào mặt. Thế nhưng công an đã bịt tai mình và có khi cũng bịt miệng nạn nhân lại để ngoài đồn khỏi nghe thấy. Hành vi của lực lượng chỉ biết “còn đảng còn mình” này thật ra phản ảnh thói “bưng tai mình và bịt miệng dân” thâm căn cố đế của cái tập đoàn lãnh đạo mà họ đang ngu xuẩn và mù quáng phục vụ.

Thói “bưng tai mình” của đảng gần đây lại biểu hiệu qua một vài sự kiện quan trọng.

Trước hết là vụ nhà máy điện nguyên tử ở Ninh Thuận. Sau thảm họa hạt nhân tại Fukushima Nhật Bản (03-2011), tập đoàn điện hạt nhân TEPCO đã phải ngậm ngùi đóng hết mọi nhà máy điện tại Nhật và từ bỏ một kế hoạch béo bở trị giá hơn 10 tỷ đôla xây nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam. Tiếp đến, có tin tập đoàn điện hạt nhân Rosatom của Nga -cũng được Hà Nội mời mọc thực hiện dự án tại Ninh Thuận- bị tố cáo đã nhiều phen rút ruột, tráo đổi vật liệu chế tạo các lò phản ứng cung cấp cho các nhà máy điện hạt nhân, tham nhũng nhiều tỷ Rúp trong dự án xây nhà máy điện nguyên tử nổi đầu tiên tại chính nước họ. Ngoài ra, kết quả khảo sát địa chất tại khu vực dự trù xây nhà máy tại Ninh Thuận phát hiện nhiều vết nứt có thể gây vô vàn nguy hiểm. Thêm vào đó, tình trạng đào tạo nhân sự đang đi vào ngõ cụt và chắc chắn sẽ bị bế tắc, vì số sinh viên xung phong tham gia các chương trình đào tạo hạt nhân tại Nga không được bao nhiêu; sau hai năm chỉ chiêu dụ được vài chục người, mặc dầu họ được khuyến khích với nhiều đặc ân và ưu đãi. Tất cả đã khiến toàn dân cùng các nhân sĩ, trí thức, chuyên gia hạt nhân trong ngoài nước đặt nhiều kỳ vọng lãnh đạo đảng CS sớm xét lại và sáng suốt đưa ra quyết định ngưng toàn bộ những dự án xây nhà máy điện hạt nhân, không những tại Ninh Thuận mà trên toàn cõi đất Việt. Thế nhưng, trong phiên họp mới đây của Ban chỉ đạo dự án, ngày 9-08-2012, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vẫn bưng tai bịt mắt mình, cố chấp thực hiện dự án điên cuồng cho bằng được!

Tiếp đến là vụ đập Thủy điện Sông Tranh 2. Liên tục bốn ngày liền đầu tháng 9, 10 vụ động đất đã xảy ra trong khu vực huyện Bắc Trà My, nơi đập thủy điện này tồn tại với nhiều vấn đề kỹ thuật từ lâu gây lo ngại. Nhiều nhà dân bị nứt, chính đập cũng thêm rung chuyển và nước chảy từ các khe nứt tăng nhiều. Trong khi mấy chục ngàn người dân hốt hoảng lo ngại con đập sẽ bị vỡ và nhiều chuyên gia cho biết động đất xảy ra là do chính việc xây đập (GS Nguyễn Trường Tiến), thì nhà cầm quyền trung ương vẫn ung dung ngồi chờ cấp dưới báo cáo tình hình. Còn nhà cầm quyền địa phương thì vẫn cấm cửa không cho báo chí đi vào đường hầm nơi đang sửa chữa, vẫn tuyên bố đập luôn vững chắc, động đất “còn ở cấp độ nằm trong sự cho phép trong khi sức chịu dựng địa chấn của đập cao hơn nhiều”!?! Ngoài ra, đến lúc này, phương án phối hợp giữa Thủy điện Sông Tranh 2 với địa phương mới dừng lại ở việc cung cấp thông tin, còn phương án cụ thể, trang bị, lực lượng là chưa có. Cái cần trước mắt là bản đồ ngập lụt thì bên Thủy điện vẫn chưa cung cấp, do đó địa phương sẽ bị động khi đập vỡ, khó xác định được điểm cao để tập kết dân lại. Thê thảm hơn, ông phó chủ tịch huyện Hiệp Đức cho biết sẽ phải dùng một phương thức báo động nghe qua mà ngậm ngùi giữa thời văn minh điện tử. Đó là dùng súng đại liên! Điên cuồng hơn nữa, đơn vị quản lý thủy điện đã bắt đầu tích nước hồ chứa trở lại vào ngày 6-9, khiến người dân không thể không kinh hoàng. Rõ ràng thói vô cảm di truyền và bưng tai bịt mắt thâm căn cố đế của Cộng sản đang coi tính mạng tài sản của hàng chục ngàn gia đình là con số không to tướng!

Thói “bịt miệng dân” của đảng gần đây lại biểu hiệu qua một vài sự kiện quan trọng khác. Trước hết, vào ngày 12-09-2012, văn phòng chính phủ đã gửi một công văn "hỏa tốc" đến các bộ Công an, Thông tin Truyền thông và Ban Tuyên giáo về việc “xử lý thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà Nước”. Trong công văn mang số 7169 này, Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị cho các cơ quan chức năng phải gấp rút điều tra, xử lý việc đăng tải thông tin có nội dung mà văn bản cho là phản động, cáo giác tình trạng một số trang điện tử như Dân Làm Báo, Quan Làm Báo, Biển Đông (vốn đang có hàng triệu lượt người truy cập, vì đưa ra nhiều sự thật động trời trong đảng hoặc vì thẳng thắn đứng về phía công luận)… đã đăng tải thông tin gọi là “vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật” nhằm “bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội”! Đồng thời, viên Thủ tướng CS cũng cấm cán bộ nhà nước đọc và phổ biến các thông tin trên những trang mạng này vì đó là “là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch”! Thế là các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam tiếp tục siết chặt hơn nữa đường truy cập đến các trang “phản động” trên bằng cách dựng nhiều tường lửa. Bộ CA thì lo việc “điều tra, xử lý các tổ chức, cá nhân xây dựng và hỗ trợ bọn này”. Bộ Thông tin Truyền thông, Ban tuyên giáo, các cơ quan báo chí lề phải thì phải tăng cường việc cung cấp thông tin "khách quan", chủ động phản bác thông tin từ các trang mạng lề trái.

Trước thái độ chuyên quyền này, Dân Làm Báo đã tuyên bố: “không chấp nhận và khuất phục trước mọi hành động bịt mồm, bịt mắt, bịt tai của bất kỳ nhà nước, đảng cầm quyền nào. Không ai có quyền phán xét và tự quyết định những gì mà công dân Việt Nam được đọc, nghe và trao đổi. Do đó, Danlambao sẽ tiếp tục cung cấp thông tin và quan điểm đa chiều của mọi thành phần nhân dân, tạo diễn đàn để chính dân “độc giả” chúng ta tự làm tin, tự thông tin, tự đại diện cho cái nhìn, quan điểm của chính mình, tự cất tiếng nói về những vấn đề chúng ta quan tâm trong đời sống”. Còn việc chỉ thị “các bộ, ngành, các địa phương lãnh đạo cán bộ, công chức, viên chức không xem, không sử dụng loan truyền và phổ biến thông tin…” nơi các trang trên thì đúng là chà đạp lên quyền tự do ngôn luận và thông tin của mọi công dân đã được quy định bởi Hiến pháp và vi phạm những quy ước quốc tế về nhân quyền mà Hà Nội đã cam kết tuân giữ. Mặc! Bịt miệng ai được thì bịt miệng đã, kẻo chúng làm loạn thì đảng rồi đời!

Vụ thứ hai là phiên xử nhà báo Hoàng Khương hôm 07-09-2012 tại Sài Gòn với mức án 4 năm tù vì “tội hối lộ” một viên chức nhà nước đang làm phận sự. Từ lâu, ai cũng biết anh là một nhà báo trẻ, có công tâm của báo Tuổi Trẻ, chuyên điều tra về việc đòi hối lộ trắng trợn và ghê gớm của công an giao thông. Thành ra phiên tòa xử anh đã được đồng bào trong lẫn ngoài nước chăm chú theo dõi. Ngay tại tòa án ở Sài Gòn, từ sáng sớm bà con đã kéo đến đông đảo và khi kết thúc, rất nhiều bạn trẻ đã vẫy chào, chạy theo xe thùng chở Hoàng Khương về nhà tù, với lòng xót xa, quý mến và cảm phục. Lịch sử của ngành tòa án và ngành công an “xã hội chủ nghĩa” lại ghi thêm lần nữa tội hiếp đáp, trả thù hèn hạ đối với một nhà báo trẻ có lương tâm lẫn nhiệt tình chống tham nhũng, và qua đó khinh miệt, khiêu khích cả làng báo. Đây là vết nhơ mới của một bộ máy cầm quyền vừa độc đoán vừa tham nhũng đang ngày càng lao xuống hố thẳm. Về vụ việc này, trong thông cáo đưa ra hôm 07-09-2012, ông Christophe Deloire, tổng giám đốc Phóng viên Không biên giới, có viết: “Bản án này vừa bất công vừa gây phẫn nộ. Khi lên án việc điều tra của phóng viên này và việc đăng hai bài báo tố cáo các vụ tham nhũng trong hàng ngũ công an, thẩm phán Nguyễn Thị Thu Thủy (chủ tọa phiên tòa) đã biến một việc làm có tính chất công ích thành một tội có thể bị phạt tù. Việc nhà chức trách phát hiện vụ tham nhũng này nhờ hai bài báo của Hoàng Khương là yếu tố minh chứng cho sự thành thật của nhà báo này. Trong lời tuyên án, chính tòa cũng đã công nhận việc làm của anh là hữu ích”. Nhưng lãnh đạo Cộng sản thì làm sao cho hành động vạch trần đó là hữu ích, bởi lẽ họ chỉ có một tin tưởng mù quáng là dùng bạo lực để bịt miệng cả dân tộc.

Sở dĩ tập đoàn Ba Đình gia tăng thói bưng tai mình và bịt miệng dân trong thời gian gần đây là vì cả Bộ Chính trị và đàn em, tay chân, phe phái đang sống mái với nhau trong một cuộc quyết đấu nhằm tranh giành quyền lực lẫn quyền lợi. Phe Sang-Trọng đang tấn công phe Hùng-Dũng và phe Hùng-Dũng đang tìm cách trả đũa. Trong chính trường Việt Nam hiện thời, người ta không nghe thấy những ưu tư lo lắng về nạn kinh tế khủng hoảng, tài chánh kiệt quệ, đạo đức suy đồi và dân tình điêu linh khốn khổ, hay cấp bách hơn và nghiêm trọng hơn nữa là quốc thù Trung cộng đang xâm lấn và xâm nhập, mà chỉ thấy những đấu đá, tranh giành của một bọn người chỉ biết đến túi bạc và ngai vàng của mình thôi!

Ban Biên Tập

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận

Saturday, September 15, 2012

ĐIỆN SÓNG BIỂN BẮT ĐẦU LÊN NGÔI CÙNG VỚI ĐIỆN MẶT TRỜI, ĐIỆN GIÓ!


http://danlambaovn.blogspot.com.au/2012/09/ien-song-bien-bat-au-len-ngoi-cung-voi.html#more



ĐIỆN SÓNG BIỂN BẮT ĐẦU LÊN NGÔI CÙNG VỚI ĐIỆN MẶT TRỜI, ĐIỆN GIÓ!

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam
Ngày 15 tháng 09 năm 2012
 

Trong khi thế giới đang quyết tâm đoạn tuyệt với điện hạt nhân di hại muôn đời, dồn trí tuệ và tài chánh vào các nguồn điện tái tạo: điện mặt trời, điện gió, và nay điện sóng biển; nhằm sớm thay thế điện hạt nhân mà họ đã lỡ sa vào thì đất nước nghèo khổ tai ương Việt Nam chúng ta lại có quyết tâm lạ: đội đá vá trời làm “anh hùng phóng xạ hạt nhân”, chân mang dép plastic vô tư đi vào kỹ thuật lò phản ứng điện hạt nhân!

 

Thay vì dồn nguồn tài chánh ít ỏi của toàn dân qua hằng bao năm thắt lưng buộc bụng dành dụm vào nghiên cứu sử dụng các nguồn năng lượng thân thiện tái tạo mà đất nước Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi, nhà nước của đảng cộng sản lại vô tư lãng phí vào dự án điện hạt nhân vô cùng nguy hại, và bắt toàn dân phải gồng gánh thêm món nợ nhiều chục tỷ USD cho nhiều thế hệ.

 

Thật uất ức và đau thắt tâm cang khi đọc trên báo SGGP, ngày 12/09/2012, đưa tin một nhóm 40 cán bộ được đưa sang Hungari bồi dưỡng “nâng cao kiến thức năng lượng nguyên tử” để về  “đào tạo”(?) nhân lực cho dự  án NMĐ nguyên tử  tại Việt Nam. Chi phí cho một chuyến xuất dương “xoá mù” điện nguyên tử cho mỗi vị cán bộ tốn khoảng 5,000USD, vị chi khoảng 200,000 USD – 5 tỷ đồng tiền Bác - cho một chuyến đi tham quan của 40 vị. Đâu chỉ có một nhóm, ít nhất 7 đợt “cởi ngựa xem hoa … hạt nhân”. Trong khi đó lại có tin tức từ Nhật Bản cho biết Nhật sẽ bỏ hẳn điện nguyên tử trước năm 2030. Ngoài ra Đức cũng loại bỏ 17 NMĐHN trước năm 2022 và Thụy Sĩ cũng có hành động tương tự. Cán bộ đảng viên đảng cộng sản Viêt Nam “ta” ráng thi đua vượt thành tích để vài năm nữa, năm 2020, dâng cho Đảng mình một món quà “gối đầu”: nhà máy phóng xạ hạt nhân!

 

Để biết qua các nước trên thế giới đang làm gì để có được nguồn năng lượng an toàn cho đất nước của họ, chúng tôi xin giới thiệu bài về dự án thu hồi nguồn năng lượng tái tạo từ sóng biển tại Tiểu Bang Oregon, Hoa Kỳ, dịch từ báo điện tử Energy Daily.

 

 

 

 

Tiểu Bang Oregon của Hoa Kỳ sẵn sàng xung kích vào năng lượng sóng biển
by Staff Writers
Reedsport, Ore. (UPI) Sep 7, 2012

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam dịch

 

 

 

Thiết bị sản xuất điện từ sóng biển nối vào mạng lưới điện đầu tiên của Hoa Kỳ được cấp giấy phép kinh doanh đang trong giai đoạn kiểm tra lần chót trước khi được chính thức đưa vào hoạt động vào tháng tới tại tiểu bang Oregon.




Phao-sản-xuất-điện (PowerBuoy) rộng 30 foot (10 mét) nặng 260 ton( 130 metric ton) được thiết kế bởi công ty New Jersey Company Ocean Power technologies, sẽ chìm sâu dưới mặt nước hơn 100 feet (35 mét) và nổi thêm 30 feet (10 mét) trên mặt nước, báo chí tại Oregon tường trình.

Một phần cấu trúc của phao được thiết kế đề chuyển động như một cái piston nhằm tạo ra điện năng. Từ vị trí thả neo cách bờ khoảng 2.5 dặm gần thành phố duyên hải Reedports, Oregon, phao điện sẽ chuyền điện vô bờ bằng đường dây cáp ngầm đặt dưới đáy biển.

 “Năng lượng sóng biển thực ra là một sự tích tụ của năng lượng gió,” Tổng giám đốc của công ty Ocean Power Technologies , ông Charles F. Dunleavy, nói với báo The New York Times, giãi thích rằng, trong vùng biển Bắc Thái Bình Dương, gió gây ra những luồn sóng ổn định và tao thành một khu vực sóng tạo năng lượng rộng lớn để cho phao điện to lớn thu hồi năng lượng.”

Tháng rồi, công ty OPT nhận được giấy phép chế tạo đến 10 thiết bị năng lượng gió, công ty cho hay số thiết bị này sản xuất đủ điện cho khoảng 1,000 căn nhà.

Các nhóm phát triển năng lượng tái tạo trên thế giới đang chú ý theo giỏi sự phát triển của dự án Reedsport bởi vì kết quả của dự án này có thể ảnh hưởng đến nguồn đầu tư của tư nhân từ các các công ty lớn hơn mà cho đến nay họ chỉ giới hạn đầu tư vào các dự án trên đất liền, báo the Times tường trình.

“Phát triển năng lượng sóng biển rất đắt và các nhà đầu tư cần thấy được rằng kỹ thuật mới này sẽ có tiềm năng kinh tế trên khắp thế giới,” Giáo sư tại đại học Lisbon Technical University và Tổng giám đốc Trung Tâm Năng Lượng Sóng Biển, một tổ chức tư nhân bất vụ lợi tại Bồ Đào Nha, ông Antonio Sarmanto nói.

 “Trong chiều hướng đó, việc có sự một sự triển khai kinh doanh điện sóng biển đầu tiên tại Hoa Kỳ là một sự kiện rất, rất tích cực.”

Ông Dunleavy nói rằng những địa điểm lý tưởng cho năng lượng sóng biển gồm có những khu vực ngoài bờ biển tại Tây Âu và Nam Mỹ.

Một sự kiện khác không liên quan, một hệ thống thiết bị thí nghiệm năng lượng sóng biển trị giá 1,5 triệu USD – Ocean Sentinel – đã bắt đầu họat động tại ngoài bờ biển của tiểu bang Oregon gần Newport vào tháng Tám.

Được chế tạo bởi Trung tâm Northwest National Marine Renewable Energy Centre tại đại học Oregon state University với nguồn tài chánh được tài trợ từ Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ, Bộ Năng Lượng tiểu bang Oregon và Quỹ Năng Lượng Gió Oregon; thiết bị Ocean Sentinel sẽ cung cấp một hệ thống được tiêu chuẩn hóa, chính xác để so sánh các loại kỹ thuật năng lượng sóng biển khác nhau,” giám đốc các cơ sở thử nghiệm đại dương của Trung Tâm NNMREC, ông Sean Moran nói.

Một bài bình luận của biên tập viên trong một nhật báo tại Oregon, hôm Thứ Sáu viết: “Năng lượng sóng biển, sau gần một thập niên mơ ước, lên kế hoạch, nay hình như sẵn sàng lên ngôi. Nếu được thực hiện đúng, năng lượng sóng biển sẽ đại diện cho cơ hội tốt nhất của Oregon nhằm cung ứng một kỷ thuật mới có thể hấp dẫn đầu tư từ các doanh nhân và cho thấy nó tạo ra lợi nhuận trong khi chứng minh rằng tư tưởng đột phá và bảo tồn nguồn tài nguyên là tương đồng.”

 

 

Tài liệu tham khảo:

 

Cử cán bộ sang Hungary nâng cao kiến thức năng lượng nguyên tử


 

Tokyo có thể sẽ bỏ hẳn điện hạt nhân trước 2030


 

Xóa mù “điện nguyên tử”- Cử cán bộ sang Hungary nâng cao kiến thức năng lượng nguyên tử (SGGP). Nên tìm kiếm mua sẵn keo dán epoxy, đề phòng khi xong nhà máy rồi thì keo khan hiếm.


 

 

Oregon poised for wave energy

Nhật Bản quyết định chấm dứt điện hạt nhân trong 30 năm tới


http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120914-nhat-ban-quyet-dinh-ngung-su-dung-dien-nguyen-tu-trong-30-nam-toi
Nhật Bản quyết định chấm dứt điện hạt nhân trong 30 năm tới
Biểu tình chống hạt nhân trước dinh thự thủ tướng Nhật ở Tokyo, 14/09/2012
Biểu tình chống hạt nhân trước dinh thự thủ tướng Nhật ở Tokyo, 14/09/2012
REUTERS/Yuriko Nakao

Thụy My
Chính quyền Nhật, hôm nay 14/09/2012, thông báo sẽ giảm dần việc sản xuất điện nguyên tử, tiến đến chấm dứt hẳn trong 30 năm tới. Quyết định này được đưa ra 18 tháng sau tai nạn ở nhà máy điện nguyên tử Fukushima, một thảm họa chưa từng thấy kể từ sau tai nạn Tchernobyl cách đây 25 năm.

Quyết định của Nhật Bản đã củng cố một cách ý nghĩa đội ngũ các nước muốn hạn chế điện nguyên tử. Là nền kinh tế thứ nhì châu Á, quốc gia công nghiệp quan trọng và là nước tiêu thụ nhiều điện năng, Nhật Bản đã theo gót Đức – quốc gia hùng mạnh nhất châu Âu về kinh tế, và Thụy Sĩ, trong nỗ lực hạn chế điện hạt nhân.
Điểm chung của cả ba nước này là đã quyết định như trên sau tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi vào tháng 3/2011, đã làm phát tán một lượng phóng xạ quan trọng trong khu vực, khiến hàng trăm ngàn người dân phải bỏ nhà cửa đi nơi khác.
Theo kế hoạch năng lượng mới của chính phủ Nhật, chính quyền sẽ sử dụng mọi biện pháp để chấm dứt điện hạt nhân trong những năm 2030. Trước tai nạn Fukushima, điện nguyên tử chiếm gần 30% lượng điện năng tiêu thụ, và chính quyền dự kiến tăng tỉ lệ này lên 53% từ nay đến năm 2030.
Nhưng khuynh hướng chống lại điện hạt nhân đã tăng cao trong dân chúng, các cuộc biểu tình liên tục diễn ra. Thủ tướng cánh trung tả Yoshihiko Noda phải chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn do đối lập cánh hữu thúc đẩy. Theo các cuộc thăm dò, thì đảng Dân chủ của ông Noda đang gặp khó khăn.
Bản kế hoạch được công bố hôm nay không nói rõ làm cách nào bù đắp lại lượng điện thiếu hụt khi không còn sử dụng năng lượng nguyên tử. Tuy nhiên, có ba nguyên tắc được đưa ra : Không xây dựng thêm nhà máy điện hạt nhân, ngưng các lò phản ứng đã hoạt động trên 40 năm, và chỉ tái khởi động các lò đã được kiểm tra an toàn.
Hiện nay, chỉ có 2 trong số năm chục lò phản ứng nguyên tử đang hoạt động tại Nhật Bản. Nhiều lò bị ngưng sau trận động đất và sóng thần lịch sử tại Fukushima, số khác thì do các trận động đất khác, và gần đây một số lò phản ứng được tạm ngưng để bảo trì đã không thể tái khởi động vì các biện pháp an toàn mới được đưa ra.
Để bù lại lượng điện còn thiếu, các công ty năng lượng đã cho chạy hết công suất các nhà máy nhiệt điện và nhập khẩu ồ ạt xăng dầu khiến chi phí tăng cao. Cánh hữu và giới doanh nhân dựa vào đó để đòi cho khởi động lại một số lò phản ứng hạt nhân. Tuy nhiên Bộ trưởng Kinh tế Yukio Edano cho rằng ngưng dần điện hạt nhân sẽ tạo điều kiện cho tăng trưởng, qua việc khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo và tăng tính hiệu quả.

Friday, September 14, 2012

Nhật Bản công bố kế hoạch loại bỏ năng lượng hạt nhân năm 2040

http://www.voatiengviet.com/content/nhat-ban-cong-bo-ke-hoach-loai-bo-nang-luong-hat-nhan-nam-2040/1508119.html

Nhật Bản công bố kế hoạch loại bỏ năng lượng hạt nhân năm 2040