NHÂN CHUYẾN VIẾNG THĂM VIỆT NAM CỦA HẠM TRƯỞNG LÊ BÁ HÙNG, CHIẾN HẠM THE USS LASSEN, TRÙNG VÀO DỊP KỶ NIỆM 20 NĂM NGÀY BỨC TƯỜNG Ý THỨC HỆ BÁ LINH SỤP ĐỔ, VÀI SUY NGHỈ THÔ THIỂN VỀ ĐỐI SÁCH CHỐNG LẠI DÃ TÂM XÂM LƯỢC VIỆT NAM CỦA TRUNG CỘNG.
Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất nước trước hành động xâm lược của bá quyền Trung Cộng. Đây là sự thực hiển nhiên không còn chối cãi hay biện minh. Ngay đến nhiều đảng viên Việt Cộng thuộc mọi cấp đều thừa nhận và đã công khai hay âm thầm nói lên nguy cơ này tại trong nước.
Trước nguy cơ mất nước vào tay bá quyền xâm lược Trung Cộng, nhà nước cộng sản đang cai trị Việt Nam đã, đang và sẽ làm gì để chống lại.
Dân tộc Việt Nam được tổ tiên hun đúc, luôn luôn có đầy nhiệt huyết và truyền thống chống giặc ngoại xâm, đặc biệt xâm lược Tàu từ phương Bắc. Ngày nay mọi tầng lớp dân chúng Việt Nam trong và ngoài nước đang uất ức, sôi sục và sẵn sàng hy sinh, cùng nhau đứng lên bảo vệ tổ quốc, chống lại hành động xâm lược và ngang ngạnh cướp của, giết hại đồng bào Việt của lính Trung Cộng.
Tổ tiên của chúng ta đã anh dũng chống trả thành công nhiều đợt xâm lược của Tàu từ phương Bắc và luôn giử gìn toàn vẹn lãnh thổ. Đó là do lòng yêu nước yêu đồng bào, vì nước quên mình của hai Bà Trưng,Bà Triệu, vua quan của các triều vua Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, và Tây Sơn Nguyễn Huệ. Toàn dân Việt đã đồng lòng hưởng ứng công cuộc chống ngoại xâm dưới sự lãnh đạo anh minh các vị vua Việt yêu nước.
Người dân bình thường dù rất yêu nước cũng không thể nào tự mình chống lại hành động xâm lược của ngoại bang. Tổ quốc cần có những người lãnh đạo thật sự vì nước quên mình, luôn đặt an nguy của tổ quốc và dân tộc trên và trước quyền lợi của cá nhân hay tập đoàn đảng phái, lãnh đạo cuộc chiến chống ngọai xâm. Đó là những vị minh quân của các triều vua trong nhiều thế kỷ trước.
Từ ngàn xưa trong quá trình chống xâm lược Tàu từ phương Bắc của tổ tiên, lãnh đạo và chế độ cai trị là hai yếu tố quyết định cho kết quả thành công hay thất bại của công cuộc chống xâm lược.
1.Thời kỳ trước thế kỷ 20:
Chế độ cai trị của Việt Nam và Trung Hoa giống nhau, dựa vào quân chủ. Yếu tố chế độ không còn quan trọng mà chỉ còn một yếu tố lãnh đạo. Lãnh đạo đã quyết định sự thành bại của cuộc chiến chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc trong thới kỳ này.
Trình độ kỹ thuật quân sự giữa Việt Nam và Trung Hoa không khác nhau, vũ khí dùng cho cuộc chiến đều cùng thô sơ như đao, kiếm v.v. Tất cả vũ khí đều được làm từ trong nuớc để phục vụ cho nhu cầu chiến tranh, không bị lệ thuộc vào chi viện của nước ngoài.
Lòng quyết tâm cao độ của toàn dân kết hợp tài lãnh đạo của vua và các tướng lãnh đã giúp tổ tiên chúng ta nhiều lần đánh đuổi ngoại xâm và giử gìn toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
Những vua bạc nhược cuối triều nhà Trần và kế đó nhà Hồ đã dìm tổ quốc trở lại ách đô hộ lần thứ tư của Tàu phương Bắc, triều Minh từ năm 1407 - 1427. Chủ trương mù quáng bài ngoại, bế quan tỏa cảng của một số vị vua của triều Nguyễn cũng khiến cho tổ quốc Việt Nam bị Pháp đô hộ gần một trăm năm, từ cuối thế kỷ 19.
2. Thời kỳ từ hậu bán thế kỷ 20 đến nay:
Trước thế kỷ 20, như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam theo chế độ quân chủ. Lòng yêu tổ quốc và tinh thần đề cao cảnh giác ý đồ xâm lược của Trung Hoa từ phương Bắc vẫn được vua quan và sĩ phu cùng toàn dân luôn luôn quan tâm.
Sau khi thoát được ách đô hộ của Pháp năm 1954, dân Việt phải sống dưới hai chế độ cai trị thù địch; không phải là sự thù địch giửa hai dòng họ cai trị và bị lật đổ như trong thời kỳ quân chủ, mà là sự thù địch của hai chế độ theo hai quan điểm chính trị đối nghịch: chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản cùng xuất phát từ phương Tây.
Trong chế độ quân chủ, khi có sự thay đổi triều đại, sự trả thù và giết hai nếu có thì chỉ xảy ra giửa hai dòng họ và những người có liên quan với hai dòng họ này. Sinh mạng và tài sản của người dân không bị ảnh hưởng và họ vẫn tiếp tục làm ăn sinh sống. Cách sống và phong tục tập quán trong xã hội đã có từ ngàn xưa không bị đảo lộn vì sự thay đổi triều đại.
Lòng hận thù của những người thuộc chế độ cộng sản đối với nguời có tư sản thì rất kịch liệt và rất sắt máu. Sự trả thù của chế độ cộng sản không chỉ xảy ra với các đảng phái đối lập mà luôn cả mọi tầng lớp nhân dân vô tội chỉ vì họ không thuộc giai cấp “vô sản” của chế độ cộng sản. Tất cả đều bị giết hại không nương tay, hay bị tước đoạt tài sản và bị mất hết mọi quyền tự do căn bản của con người. Trật tự xã hội và quan điểm sống trong gia đình và ngoài xã hội bị đảo lộn, và bị thay thế bởi những quan điểm phi dân tộc của chủ nghĩa cộng sản. Tình đồng bào, tôn ti trật tư trong cuộc sống bị thay thế bằng tình đồng chí, tình yêu chủ nghĩa cộng sản. Tình yêu thương đồng loại bị thay thế bởi lòng hận thù giai cấp, sinh mạng con người bị coi rẻ. Giá trị xã hội với truyền thống lâu đời bị hủy diệt toàn bộ.
Chế độ tự do tư sản miền Nam đã làm gì để chống lại xâm lược Tàu phương Bắc?
Từ năm 1954, miền Nam Việt Nam theo chế độ tự do tư sản tương tự như phương Tây. Nhưng miền Nam không có đủ thời gian để hoàn thiện vì ngay từ đầu đã bị chế độ cộng sản từ miền Bắc gây chiến. Trước khi miền Nam bị chế độ cộng sản miền Bắc chiếm, lãnh đạo cùng nhân dân Việt vẫn thể hiện lòng yêu nuớc và quyết tâm bảo vệ tổ quốc như tổ tiên đã từng làm. Quân dân miền Nam đã anh dũng đánh trả hành động xâm lược của cộng sản Tàu tại quần đảo Hoàng Sa qua trận hải chiền giửa hải quân miền Nam và hải quân xâm lược Tàu, năm 1974.
Chế độ cộng sản miến Bắc đã, đang và sẽ làm gì để chống lại xâm lược Tàu phương Bắc?
Trước dã tâm xâm luợc Việt Nam của Trung Cộng, nhà nước của chế độ cộng sản cai trị Việt Nam đã, đang và sẽ làm gì đế chống lại hành động xâm lược của Trung Cộng?.
Bị tiêm nhiễm do sự liên tục nhồi sọ với chủ nghĩa cộng sản phi nhân vong bản của Marx, Lenin, Stalin và sau đó Mao Trạch Đông, đảng cộng sản Việt Nam tự đặt mình làm công cụ cho đàn anh cộng sản Nga Tàu. Họ tôn thờ ngoại bang Nga Tàu, học tập và áp dụng đúng theo hai đàn anh, không ngần ngại thanh trừng giết hại chính đồng bào vô tội và thực hiện ý đố bành trướng chủ nghĩa cộng sản trong vùng Đông Nam Á.
Vì thế, chế độ cộng sản tại miền Bắc Việt Nam đã đem thí sinh mạng của hàng triệu dân Việt vô tội thực hiện cuộc chiến tranh ý thức hệ Bắc Nam để cưỡng chiếm toàn bộ miền Nam (1954-1975).
Sau khi chế độ cộng sản tại Nga và Đông Âu tự diệt vong, năm 1989, chế độ cộng sản Việt vẫn còn mù quáng cố bám theo cộng sản Tàu làm đàn em tôi mọi để được bao che và bảo bọc, và tiếp tục cai trị dân Việt với chế độ hà khắc mà chính đất nước phát sinh nó đã từ bỏ.
Đây là sự bất hạnh của tổ quốc Việt Nam. Cơ hội quí hiếm để cho Việt Nam thoát khỏi gông cùm cộng sản để có thể vương mình cùng thế giới văn minh tiến bộ bị vuột mất.
Do vẫn còn bị đầu độc bởi một chủ nghĩa phi dân tộc, mù quáng tôn thờ ngoại bang, không đặt tổ quốc trên và trước mà lại tuân theo chủ thuyết phi nhân, tự mình xóa bỏ biên giới, xác nhập vô hệ thống cộng sản do cộng sản Tàu lãnh đạo như họ đã từng làm với những nước trong vùng biên giới phía Tây như Tây Tạng,Tân Cương và vùng nội Mông, chế độ cộng sản Việt Nam chỉ đề cao nghĩa vụ cộng sản quốc tế, đặt sự trung thành với cộng sản quốc tế (cộng sản Nga Tàu) trên cả sự toàn vẹn lãnh thổ và tình cảm dân tộc. Vì vậy đảng cộng sản Việt Nam luôn công khai và hãnh diện tôn thờ những người xa lạ như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông.
Đảng cộng sản Việt Nam đã làm gì để chống lại xâm lược Tàu phương Bắc?
Luôn luôn bị nhồi sọ với một chủ nghỉa cộng sản vô tổ quốc, vô dân tộc nên từ lúc chế độ cộng sản Việt Nam cướp chính quyền và cai trị phân nửa đất nước (1954-1975), chính chế độ này với người sang lập đảng là Hồ Chí Minh, qua Phạm Văn Đồng, đã không ngần ngại, không ngượng ngùng giao quần đảo Hoàng Sa và vùng biển xung quanh cho đảng cộng sản Tàu (1958).
Những người cộng sản thế hệ thứ hai hậu duệ của Hồ Chí Minh lại tiếp tục dâng hiến phần lãnh thổ vùng biên giới phía bắc (Nồng Đức Mạnh 1999) và tiếp theo đó vùng biển thuộc Vinh Bắc Bộ (2000). Lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục dâng hiến bờ cõi Việt Nam cho Trung Cộng với bình phong hợp đồng “trăm năm” khai thác quặng mỏ, kinh doanh thương mãi hay kinh tế trên cùng khắp đất nước (dự án khai thác bauxite, than, quặng sắt, quí kim..). Lãnh đạo cộng sản Việt Nam vô cảm trước những hành động côn đồ, vô nhân đạo của dân và lính cộng sản Tàu đối với dân Việt như những vụ ngư dân bị chặn bắt, bị cướp đoạt tài sản, không cho vô tránh bảo, hay vụ hàng trăm công nhân cộng sản Tàu hành hung dã mang dân chúng tại Thanh Hóa (http://www.youtube.com/watch?v=UshBxOUfCbM ). Lãnh đạo cộng sản cai trị Việt Nam không những không màng đến những sự quan tâm của mọi tầng lớp nhân dân kể cả những sĩ phu, chuyên viên trong và ngoài nước, mà còn khủng bố và bắt bỏ tù những người Việt yêu nước lên tiếng phản đối hành động xâm lược của cộng sản Tàu
Đảng cộng sản Việt Nam đang làm gì để chống lại xâm lược Tàu phương Bắc?
Những gì lãnh đạo của chế độ cộng sản đã làm cho thấy họ thật sự không quan tâm đến sự toàn vẹn lãnh thổ. Họ chỉ lo cho đảng cộng sản, sẳn sàng cắt đất cắt biển hiến tặng cho Trung Cộng để bảo vệ đảng, và thể hiện tình đồng chí đúng với tinh thần quốc tế vô sản của chủ nghĩa cộng sản mà họ đang tôn thờ. Họ chấp nhận và thừa hành sự lãnh đạo cùa đảng cộng sản Trung Cộng đàn anh. Vì thế lãnh đạo cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục dâng hiến đất đai, tài nguyên cho đồng chí quan thầy cộng sản Tàu không có chút nuối tiếc.
Đảng cộng sản Việt Nam sẽ làm gì để chống lại xâm lược Tàu phương Bắc?
Lịch sử Viêt luôn cho thấy khi lãnh đạo của một triều vua đi thần phục ngoại bang Trung Hoa, rước chúng vô giúp giết hại đối lập và xem chúng là ân nhân, là đồng chí anh em ruột thịt, thì nước bị mất nhà tan và toàn dân lại bị Tàu phương Bắc đô hộ.
Chế độ công sản cai trị Viêt Nam đang đi theo vết chân củ của những vua quan hủ bại xưa kia, chỉ lo vinh thân phì gia, “rước voi về dày mã tổ“. Họ cam tâm tôn thờ kẻ xâm lược xảo quyệt Tàu từ phuơng Bắc làm đồng chí anh em ruột thịt của họ. Họ sẽ tiếp tục phục vụ và thi hành lệnh của đảng cộng sản Tàu vì cùng tôn thờ chủ nghĩa cộng sản Marx, Lenin, Stalin và Mao.
Khi nào lãnh đạo đảng cộng sản cai trị Việt Nam vẫn còn mù quáng tôn thờ một chủ nghĩa cộng sản vong bản vô nhân, khi nào họ vẫn còn tiếp tục tùng phục cộng sản Tàu thì công cuộc chống trả hành động xâm lược Việt Nam của Trung Cộng sẽ vô cùng gian nan, nếu không nói là vệc làm “dã tràng se cát biển Đông”. Nguy cơ Việt Nam trở thành một tỉnh lỵ của đế quốc Trung Cộng có thể sẽ là sự thực.
Chuyến viếng thăm Việt Nam của Hạm Trưởng Lê Bá Hùng và cơ may của công cuộc chống lại hành động xâm lược bá quyền của Trung Cộng.
Trong bối cảnh tiến bộ vượt bực về khoa học kỹ thuật trong thời gian cuối thế kỹ 20 và hiện nay, công cuộc bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam chống lại hành động xâm lược của Trung Cộng không còn chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia và chỉ cần khả năng tự lực cánh sinh như ông cha chúng ta đã làm trong nhiều thế kỹ trước.
Trường hợp Việt Nam càng đặc biệt hơn. Kẻ thủ xâm lược Trung Cộng rất to lớn, dân số hơn tỷ người và lại nằm sát cạnh và đang rất hung hãn, lại được trang bị vũ khí tối tân hiện đại.
Nhân dân Việt Nam không thể tự mình chiến đấu chống lại dã tâm xâm lược của Trung Cộng theo phương cách cổ xưa với vũ khí thô sơ hay chiến thuật dân quân tự vệ với vài loại vũ khí cá nhân.
Để có đủ khả năng chống trả, Việt Nam cần phải vừa được trang bị dồi dào vũ khí tân tiến, vừa cần có sự trợ giúp và hiệp lực cùa nhiều nước, đặc biệt những quốc gia có trình độ khoa học kỷ thuật quốc phòng cao độ.
Việt Nam không thể dựa vào các nước trong khối Asean như Singapore, Thai Lan, Mã Lai, Nam Dương. Chính họ không có khả năng và họ cũng không nhiệt tình khi phải chống lại Trung Cộng. Nói nôm na, đối với những nước này thì mạng ai nấy giử.
Như vậy, với chế độ cai trị hiện nay của đảng cộng sản Việt Nam, dân Việt có thể nhờ vào những nước nào có tâm và sẵn lòng giúp dân Việt Nam chống lại họa xâm lược từ cộng sản Tàu?. Khối cộng sản Nga và Đông Âu không còn tồn tại. Lãnh đạo cộng sản Việt Nam chỉ còn lại hai nước đồng chí khác là Cuba và Bắc Hàn. Việt Nam nhờ hai nước đồng chí này giúp chống lại sư xâm lược của cộng sản Tàu?. Chuyện đùa dai!
Ai là những người có lòng nhiệt huyết và những nước nào có đủ khả năng và sẵn sàng hy sinh và góp sức giúp bảo vệ Việt Nam trước sức mạnh của Trung Cộng, cả về dân số và quốc phòng?
Noi gương tổ tiên, chúng ta chỉ có thể trông cậy vào chính mình trước và nhờ người ngoài sau.
Để trông cậy vào chính mình, ngoài đồng bào trong nước, tổ quốc Việt Nam còn có một “đàn con” từ 3 đến 5 triêu con Rồng cháu Tiên đang sinh sống trên khắp thế giới, đa số tai Mỹ, Pháp, Canada, và Úc. Số người Việt đang sống tại các nước là nguồn nhân lực, tài lực và trí lực rất quan trọng cho công tác phục hưng đất nước và chống lại bá quyền cộng sản Tàu. Thêm vào đó, nhiều bạn bè người nước ngoài có nhiều tình cảm với dân và đất nước Việt Nam.
Đặc biệt là số rất đông người Mỹ trước kia đã từng sát cánh vào sinh ra tử cùng quân dân Việt, nay đang nắm giử nhiều chức vụ quan trọng cả về hành chánh lẫn quốc phòng. Họ luôn xem Việt Nam như là quê huơng thứ hai, luôn có nhiều tình cảm gắn bó và sẳn sàng góp sức giúp Việt Nam.
Lê Bá Hùng, hạm trưởng chiến hạm tối tân của hải quân Mỹ, là một trong số rất nhiều người con Việt ưu tú trưởng thành tại nước ngoài. Ngoài Lê Bá Hùng cộng đồng người Việt tại nước ngoài còn có hang ngàn thanh niên nam nử Việt ư tú và xuất sắc như Lê Bá Hùng. Họ đang mắm giử nhiều chức vụ quan trọng trong các cấp chánh quyền của nhiều nước trên thế giới.
Hạm đội 7 đóng tại Nhật có nhiều chiến hạm có thể đến thăm xã giao Việt Nam nhưng vì lý do gì Bộ Quốc Phòng và chính phủ Mỹ quyết định cho phép một chiến hạm mà hạm trưởng là một thanh niên tỵ nạn cộng sản gốc Việt, Lê Bá Hùng, có thân phụ trước kia là sĩ quan hải quân cao cấp của quân lực Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đến thăm Việt Nam?.
Những sĩ quan cao cấp hiện nay trong Bộ Quốc Phòng Mỹ chính là những người đã từng cùng toàn dân của miền Nam Việt Nam chiến đấu chống lại sự bành trướng của cộng sản trong cuộc chiến ý thức hệ. Họ luôn trân trọng và quí mến dân và đất nước Việt Nam và luôn luôn có nhiều tình cảm với đất nước nơi họ đã hy sinh và chiến đấu khi còn trai trẻ. Họ còn là dâu và rể của tổ quốc Việt Nam. Họ luôn luôn có nhiều cảm tình với dân Việt và mong ước có thể giúp bảo vệ Việt Nam và thấy dân Việt được sống sung túc trong tự do hòa bình thật sự.
Chiến hạm của Lê Bá Hùng thăm Việt Nam là cách mà Mỹ muốn nhắn nhủ với lãnh đạo của chế độ cai trị Việt Nam rằng:
1.Cộng đồng người Việt nước ngoài có nhiều con em ưu tú, xuất sắc và có đủ khả năng và tinh thần trách nhiệm gánh vác công việc bảo vệ tổ quốc chống ngoại xâm. Nếu điều kiện chính trị tại Việt Nam thay đổi theo chiều hướng tiến bố như hầu hết những quốc gia tự do dân chủ thật sự trên thế giới, chắc chắn trong nước cũng có nhiều người con ưu tú như Lê Bá Hùng, đầy nhiệt huyết vì dân tộc và lòng yêu nước cao với quyết tâm bảo vệ tổ quốc.
2.Chế độ cai trị tại Việt Nam cần thay đổi tận gốc như đã xảy ra cách đây 20 năm tại những nước đông Âu và chuyển sang một chế độ dân chủ tự do nhân bản thực sự, trong đó người dân được tôn trọng và không còn bi phân biệt đối xử hay bị khủng bố vì có quan điểm chính trị khác với chủ nghĩa cộng sản.
3.Các đảng phái chính trị khác nhau được quyền bình đẳng trong việc tranh giành quyền được thay mặt toàn dân điều hành đất nước.
4.Có sự phân quyền rỏ ràng giửa hành pháp, lập pháp và tư pháp. Các đảng phái chính tri không được quyền chi phối tư pháp. Quân đội và các lực lượng an ninh cảnh sát công an phải là lực luợng chuyên nghiệp có trách nhiệm bảo vệ tổ quốc và an ninh của đồng bào, không trực thuộc vào bất kỳ đảng phái hay tập đoàn chính trị nào.
Khi đó toàn dân trong và ngoài nước sẽ thật sự đoàn kết và cùng nhau đứng lên bảo vệ tổ quốc chống lại ngoại xâm. Những sự hy sinh và đóng góp của họ là cho tổ quốc chứ không cho đảng hay tập đoàn chính trị nào.
Khi đó bạn bè khắp nơi sẽ tích cực góp phần cùng dân Việt chống trả ngoại xâm, và những người con ưu tú của Tổ Tiên Lạc Hồng trên toàn thế giới như khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, Đại Tá Lương Xuân Việt, Trung Tá Lê Bá Hùng, Đại Úy phi công F 18 Elizabeth Pham, Bộ Trưởng Y Tế Đức Phillip Roesler v.v. sẽ xung phong đóng góp sức mình bảo vệ và phát triển Tổ Quốc Việt Nam.
Hơn 3 triệu con dân Việt đang sống trên khắp thế giới chỉ mong chờ ngày giống như ngày mà cách đây 20 trước đã xảy ra tại các nuớc cộng sản Nga và Đông Âu. Ngày đất nước Việt Nam lột xác để trở thành môt quốc gia tư do dân chủ thực sự, trong đó mọi người không phân biệt đảng phái đếu có quyền bình đẳng và được luật pháp bảo vệ, quyền dân trên quyền đảng.
Khi đất nước Việt Nam không còn bị cai trị một cách độc tài chuyên chế bởi một đảng hay một tập đoàn quyền lực nào, tưong lai của tổ quốc Việt Nam sẽ sáng lạng và phát triển nhanh chóng, dân tộc Việt Nam không run sợ trước ý đồ xâm lược của cộng sản Tàu hay bất cứ nước nào.
Hồn thiêng sông núi hãy khai phóng sự mù quáng của những người đang cai trị nước Việt.
Hồn thiêng sông núi hãy mang lại hùng tâm cho những người đang cai trị nước Việt.
Vì sự tồn vong của tổ quốc Việt Nam thân yêu, lãnh đạo đảng cộng sản đang cai trị đất nước Việt hãy mạnh dạn từ bỏ đường lối cai trị chuyên chế sai lầm, sớm giải phóng Việt Nam thoát khỏi gông cùm cộng sản trả lại tự do dân chủ thực sự cho toàn dân.
Lãnh đạo của chế độ cộng sản Việt Nam hãy noi gương tiền nhân vì nước quên mình, có đầy hùng tâm như vị lãnh đạo Nga ông Mikhail Gorbachev, dứt khoát cắt bỏ sự kềm chế của cộng sản Tàu, đứng lên thay đổi chế độ cai trị tại Việt Nam như đàn anh cộng sản trước kia tại Nga và Đông Âu đã làm cho dân họ, trao lại quyền hành thực sự cho toàn dân Việt.
Ngày mà điều mơ của hơn 85 triệu con dân Việt trong hơn 50 năm qua được trở thành hiện thực, như đã xảy ra cho dân Đức vào năm 1989 tại thành phố Bá Linh, sẽ là ngày Hội Long Hoa tưng bừng của toàn dân Việt trong và ngoài nước trên khắp thế giới.
Đó mới thật sự là ngày Việt Nam được giãi phóng và trang sử mới của dân tộc được chính thức mở ra.
Toàn dân Việt hy vọng ngày này sẽ đến với dân tộc Việt trong một tương lai rất gần.
2010 LÀ NĂM VIỆT NAM
Ngày 11tháng 11 năm 2009
Nguyễn Hùng, Lê Quang Long, Ngô Khoa Bá
http://baotoantoquoc.org
Friday, November 13, 2009
Wednesday, November 4, 2009
Dùng ngư dân Việt làm bia chắn tàu chiến Trung cộng?
Dùng ngư dân Việt làm bia chắn tàu chiến Trung cộng?
Cảm nghỉ của BaoToanToQuoc:
Trước kia, trong cuộc chiến Bắc Nam 1954-1975, Hà Nội đã thường xuyên dùng thường dân vừa làm bia chắn vừa làm những con chốt thí mạng mở đường trước cho các trận tấn công của bộ đội miền Bắc vào quân lực miền Nam.
Không lẽ hôm nay đảng và nhà nước Việt cộng cho dùng lại "chiến thuật" đưa thường dân ra lót đường thí mạng cho họ trước tàu chiến của bọn xâm lược Trung cộng?.
Qua những lời phát biểu của cán bộ cao cấp của đảng Việt cộng tại "quốc hội" trong thới gian mới đây, họ lại một lần nữa không ngần ngại đẩy thường dân vô chổ chết.
http://www.youtube.com/watch?v=WIf-T9Z1 ... re=related
Chúng ta phải cực lục phản đối hành động tàn nhẫn và bất nhân này của đảng và nhà nước Việt cộng đối với ngư dân Việt nói riêng và toàn dân Việt nói chung.
BaoToanToQuoc.
Giao biển cho ai?
Trân Văn, phóng viên đài RFA
2009-11-03
Sự lo âu cho chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông càng ngày càng lớn. Nó tỷ lệ thuận với sự bất bình đang mỗi ngày một đậm nét nơi công chúng trước lối hành xử hết sức khó hiểu của chính quyền đương nhiệm đối với Trung Quốc.
Trong bối cảnh như vừa kể, vài ngày qua, quốc hội, chính phủ và một số tướng lãnh, lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam bắt đầu lên tiếng về việc hiện đại hoá quân đội, thậm chí vũ trang cho ngư dân để họ tự vệ...
Những ý tưởng này đang được quảng bá như các giải pháp để giải quyết thực trạng: ngư dân Việt Nam thường xuyên bị lực lượng vũ trang của Trung Quốc săn đuổi, đánh đập, giam giữ, buộc nộp tiền chuộc, tàu đánh cá bị tàu lạ đâm chìm, không cho trú bão, lúc cho vào trú bão thì đập phá, cưỡng đoạt tài sản, hành hung công dân Việt Nam, trước khi thả cho họ rời bến trở về nhà,...
Ngư dân Việt Nam thường xuyên bị lực lượng vũ trang của Trung Quốc săn đuổi, đánh đập, giam giữ, buộc nộp tiền chuộc, tàu đánh cá bị tàu lạ đâm chìm, không cho trú bão, lúc cho vào trú bão thì đập phá, cưỡng đoạt tài sản, hành hung công dân Việt Nam
Liệu việc hiện đại hoá quân đội, vũ trang cho ngư dân có phải là những giải pháp tối ưu? Tại sao lại xem ngư dân như một lực lượng quan trọng để gìn giữ chủ quyền? Vì sao quân đội không gánh vác trách nhiệm bảo vệ lãnh hải và bảo vệ công dân?
Theo báo chí Việt Nam, ở kỳ họp cuối cùng của năm nay, Quốc hội Việt Nam đang thảo luận về Luật Dân quân tự vệ. Bàn về dự luật này, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần đặc biệt quan tâm đến tổ chức dân quân tự vệ biển khi đang có nhiều diễn biến phức tạp trên biển Đông.
Đẩy ngư dân đi vào chỗ chết?
Thật ra, ý tưởng giao vũ khí cho ngư dân để họ tự vệ và giữ biển, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên biển đã được giới thiệu rộng rãi từ trung tuần tháng 10. Lúc đó, trả lời chất vấn của báo giới về trách nhiệm và giải pháp bảo vệ ngư dân khi họ hành nghề trên biển Đông, một số quan chức của Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn và lãnh đạo Hội Nghề cá, đã từng cổ súy giải pháp vũ trang cho ngư dân.
Thế còn ngư dân, họ nghĩ gì trước các ý tưởng này? Mời qúy vị nghe cuộc trao đổi ngắn giữa chúng tôi với ông Trương Minh Quang, ngụ tại Quảng Ngãi, thuyền trưởng tàu QNg 90078. Ông Quang từng bị lực lượng vũ trang của hải quân Trung Quốc bắt hai lần trong vòng sáu tháng, lần nào cũng bị đánh đập, cướp, hủy hoại tài sản. Lần gần nhất là cuối tháng 9, lúc ông cho tàu vào trú bão tại đảo Hữu Nhật thuộc quần đảo Hoàng Sa...
Trân Văn: Nếu như nhà nước giao súng cho anh để anh tự bảo vệ anh có cầm không?
Trương Minh Quang: Em không cầm đâu. Nói chung là ở ngoài biển, có súng nó bắn chết cha! Có súng nó bắt mình luôn. Nó giết mình ở ngoải đó!
Trân Văn: Khi đã từng bị bắt, từng bị đánh đập không phải một lần, anh thấy là giữa chuyện anh nhận súng để tự bảo vệ, với chuyện nhà nước cử hải quân, cử cảnh sát biển hỗ trợ thì chuyện nào hay hơn?
Trương Minh Quang: Nói chung là bây giờ họ giao súng em cũng không dám đâu! Lỡ mà gặp hải quân (Trung Quốc) mình cũng giấu trên tàu cho kỹ chứ nó gặp, nó uýnh chết đó!
Trân Văn: So với tàu đánh cá của anh anh, tàu hải quân Trung Quốc lớn hơn khoảng bao nhiêu lần?
Trương Minh Quang: Lớn hơn cũng cỡ sáu, bảy lần gì đó anh. Súng ống của nó đầy đủ lắm!
Trân Văn: Ngoài súng cá nhân, trên tàu của hải quân Trung Quốc còn có những loại vũ khí gì nữa? Có đại bác, đại liên,... không?
Trương Minh Quang: Có súng hai nòng nhưng mà nó phủ bạt che hềt, khoảng ba cây như vậy đó.
Trân Văn: Súng gì anh?
Trương Minh Quang: Súng hai nòng y như là trên xe tăng đó! Mình cũng đoán vậy thôi vì nó phủ bạt che hết nhưng súng to lắm!
Trân Văn: Với thực tế như thời gian vừa qua, trong giai đoạn sắp tới, anh có hy vọng là sẽ được hải quân và cảnh sát biển Việt Nam bảo vệ không?
Nhà nước anh hùng?
Trương Minh Quang: Chắc là không có đâu! Hồi bão năm rồi, bão số 1 đó, anh em cũng chìm, cũng chết, tàu cứu nạn, cứu hộ ra mà tụi nó đâu có cho ghé vô đảo! Tụi nó đuổi miết đó chứ! Sau này tỉnh này nè, điện biểu mình chạy lên trên đó thì nó cho lên. Hai, ba chiếc tàu nhỏ thì nó cho đi kiếm mấy chiếc bị chìm.
Tàu lớn đâu có dám lên. Lên nó đuổi, hoảng hồn phải xuống chứ đâu dám lên đó.
Trân Văn: Như vậy là với những trận bão mà có ngư dân của mình chết ở khu vực Hoàng Sa, Trường Sa – nơi Trung Quốc đang chiếm đóng – thì tàu hải quân với tàu cảnh sát biển của mình cũng không dám tới? Tàu cứu hộ, cứu nạn của mình cũng không dám tới?
Trương Minh Quang: Nó không cho lên dù có tàu của mình bị chìm
Trân Văn: Như vậy là ngư dân tự cứu nhau hả anh?
Trương Minh Quang: Dạ! Mấy ông tỉnh điện biểu mình cố gắng đi kiếm người rồi nhà nước cho dầu mỡ. Tàu cứu hộ cứu nạn ra đứng chờ mình đi kiếm. Kiếm rồi hết bao nhiêu dầu mỡ thì về họ cho...
Trân Văn: Vậy là nhà nước kêu mình đi kiếm rồi sau đó họ trả dầu nhớt cho mình?
Trương Minh Quang: Dạ! Họ trả dầu lại cho mình.
Trân Văn: Kiếm cả người lẫn xác?
Trương Minh Quang: Dạ! Kiếm cả người lẫn xác. Nếu còn sống thì mình vớt. Chết rồi mà trôi thì mình cũng vớt! Bão số 1 năm rồi có một thằng ở Bình Định, trôi cả 110, 120 hải lý mà còn sống...
Trân Văn: Cuối cùng thì ai vớt anh đó?
Trương Minh Quang: Dạ, một chiếc thuyền câu của Bình Định vớt. Không rõ anh đó tên gì nhưng quê ảnh ở Bình Định.
Chiến lược của Đảng: dân đi trước nhà nước theo sau?
Trân Văn: Vậy là mình có tàu cứu hộ, cứu nạn nhưng không đi vớt ai hết?
Trương Minh Quang: Dạ, chạy ra đó thôi chứ nó đâu cho lên khu vực đó. Thường mình đậu ở dưới đảo Bom Bay còn tàu thì thường là chìm ở đảo đó!
Trân Văn: Thường thì tàu cứu hộ, cứu nạn của mình ra cách bờ khoảng bao nhiêu hải lý thì ngừng lại?
Trương Minh Quang: Nếu ở đây chạy ra đó thì đúng 210 hải lý và tàu phải ngừng dưới khu vực đó khoảng 30 hải lý. Hồi bão số 1 năm rồi, tới đó là nó không cho lên nữa.
Trân Văn: Anh có bao giờ thấy tàu hải quân của mình vượt qua ranh giới đó hay cũng chỉ tới đó rồi quay về?
Trương Minh Quang: Em không biết. Đợt bão năm rồi chỉ có tàu cứu hộ, cứu nạn của mình tới đó, đứng đó rồi kêu mình đi kiếm, đi cứu người. Chính em đi kiếm, đi cứu hai ba ngày nhưng không có rồi mới trở về đó, người ta cho dầu rồi mới đi vô...
Những điều mà ông Quang vừa kể có thể gây ngạc nhiên cho nhiều người nhưng hoàn toàn không xa lạ với ngư dân. Trong một lần trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do, ông Nguyễn Thanh Thu, cũng ngụ tại Quảng Ngãi, thuyền trưởng tàu đánh cá mang số hiệu QNg 95348, bị đâm chìm giữa biển, vào lúc rạng sáng ngày 19 tháng 5, từng xác nhận:
Nguyễn Thanh Thu: Tàu chìm hẳn trong khoảng 15 phút, anh em chúng tôi bơi miết cho đến 6 giờ sáng rồi có một chiếc thúng vớt chúng tôi lên. Chúng tôi dùng bộ đàm kêu các tàu ở gần đến cứu…
Trân Văn: Mình có hải quân, có cảnh sát biển, có biên phòng, việc tuần tra trên biển như thế nào? Trong những trường hợp tàu lạ đâm chìm tàu đánh cá, tàu hàng của mình…
Nguyễn Thanh Thu: Không có tàu hải quân Việt Nam... Không có tàu…
Trân Văn: Rồi cảnh sát biển hoạt động thế nào?
Nguyễn Thanh Thu: Tàu cảnh sát biển không có… Chúng tôi gọi ngư dân cùng quê làm ở gần đó tới cứu chúng tôi và sau đó tôi phải thuê một cái ghe chở 26 lao động vào trong đất liền.
Mới đây, sau hàng loạt nhân họa liên tục gieo xuống đầu ngư dân Việt Nam và trước các thắc mắc về vai trò của quân đội trong việc bảo vệ lãnh hải, bảo vệ công dân, lần đầu tiên, vấn đề hiện đại hoá quân đội, hiện đại hoá hải quân được đưa ra bàn luận công khai, cùng lúc với việc Đại tướng Lê Văn Dũng, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đi thăm Cộng hoà nhân dân Trung Hoa để “trao đổi kinh nghiệm, thắt chặt quan hệ, góp phần củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Trung Quốc”.
Vào lúc tướng Dũng đang ở Trung Quốc, thêm một tàu đánh cá của Việt Nam bị đâm chìm trên biển Đông. Tai nạn xảy ra với tàu mang số hiệu KG 90977 đã làm 2 ngư dân thiệt mạng và tính đến ngày 2 tháng 11, vẫn còn sáu ngư dân mất tích.
RFAsavevietnam
Posts: 17
Joined: Thu Oct 29, 2009 10:34 am
Private message
Cảm nghỉ của BaoToanToQuoc:
Trước kia, trong cuộc chiến Bắc Nam 1954-1975, Hà Nội đã thường xuyên dùng thường dân vừa làm bia chắn vừa làm những con chốt thí mạng mở đường trước cho các trận tấn công của bộ đội miền Bắc vào quân lực miền Nam.
Không lẽ hôm nay đảng và nhà nước Việt cộng cho dùng lại "chiến thuật" đưa thường dân ra lót đường thí mạng cho họ trước tàu chiến của bọn xâm lược Trung cộng?.
Qua những lời phát biểu của cán bộ cao cấp của đảng Việt cộng tại "quốc hội" trong thới gian mới đây, họ lại một lần nữa không ngần ngại đẩy thường dân vô chổ chết.
http://www.youtube.com/watch?v=WIf-T9Z1 ... re=related
Chúng ta phải cực lục phản đối hành động tàn nhẫn và bất nhân này của đảng và nhà nước Việt cộng đối với ngư dân Việt nói riêng và toàn dân Việt nói chung.
BaoToanToQuoc.
Giao biển cho ai?
Trân Văn, phóng viên đài RFA
2009-11-03
Sự lo âu cho chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông càng ngày càng lớn. Nó tỷ lệ thuận với sự bất bình đang mỗi ngày một đậm nét nơi công chúng trước lối hành xử hết sức khó hiểu của chính quyền đương nhiệm đối với Trung Quốc.
Trong bối cảnh như vừa kể, vài ngày qua, quốc hội, chính phủ và một số tướng lãnh, lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam bắt đầu lên tiếng về việc hiện đại hoá quân đội, thậm chí vũ trang cho ngư dân để họ tự vệ...
Những ý tưởng này đang được quảng bá như các giải pháp để giải quyết thực trạng: ngư dân Việt Nam thường xuyên bị lực lượng vũ trang của Trung Quốc săn đuổi, đánh đập, giam giữ, buộc nộp tiền chuộc, tàu đánh cá bị tàu lạ đâm chìm, không cho trú bão, lúc cho vào trú bão thì đập phá, cưỡng đoạt tài sản, hành hung công dân Việt Nam, trước khi thả cho họ rời bến trở về nhà,...
Ngư dân Việt Nam thường xuyên bị lực lượng vũ trang của Trung Quốc săn đuổi, đánh đập, giam giữ, buộc nộp tiền chuộc, tàu đánh cá bị tàu lạ đâm chìm, không cho trú bão, lúc cho vào trú bão thì đập phá, cưỡng đoạt tài sản, hành hung công dân Việt Nam
Liệu việc hiện đại hoá quân đội, vũ trang cho ngư dân có phải là những giải pháp tối ưu? Tại sao lại xem ngư dân như một lực lượng quan trọng để gìn giữ chủ quyền? Vì sao quân đội không gánh vác trách nhiệm bảo vệ lãnh hải và bảo vệ công dân?
Theo báo chí Việt Nam, ở kỳ họp cuối cùng của năm nay, Quốc hội Việt Nam đang thảo luận về Luật Dân quân tự vệ. Bàn về dự luật này, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần đặc biệt quan tâm đến tổ chức dân quân tự vệ biển khi đang có nhiều diễn biến phức tạp trên biển Đông.
Đẩy ngư dân đi vào chỗ chết?
Thật ra, ý tưởng giao vũ khí cho ngư dân để họ tự vệ và giữ biển, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên biển đã được giới thiệu rộng rãi từ trung tuần tháng 10. Lúc đó, trả lời chất vấn của báo giới về trách nhiệm và giải pháp bảo vệ ngư dân khi họ hành nghề trên biển Đông, một số quan chức của Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn và lãnh đạo Hội Nghề cá, đã từng cổ súy giải pháp vũ trang cho ngư dân.
Thế còn ngư dân, họ nghĩ gì trước các ý tưởng này? Mời qúy vị nghe cuộc trao đổi ngắn giữa chúng tôi với ông Trương Minh Quang, ngụ tại Quảng Ngãi, thuyền trưởng tàu QNg 90078. Ông Quang từng bị lực lượng vũ trang của hải quân Trung Quốc bắt hai lần trong vòng sáu tháng, lần nào cũng bị đánh đập, cướp, hủy hoại tài sản. Lần gần nhất là cuối tháng 9, lúc ông cho tàu vào trú bão tại đảo Hữu Nhật thuộc quần đảo Hoàng Sa...
Trân Văn: Nếu như nhà nước giao súng cho anh để anh tự bảo vệ anh có cầm không?
Trương Minh Quang: Em không cầm đâu. Nói chung là ở ngoài biển, có súng nó bắn chết cha! Có súng nó bắt mình luôn. Nó giết mình ở ngoải đó!
Trân Văn: Khi đã từng bị bắt, từng bị đánh đập không phải một lần, anh thấy là giữa chuyện anh nhận súng để tự bảo vệ, với chuyện nhà nước cử hải quân, cử cảnh sát biển hỗ trợ thì chuyện nào hay hơn?
Trương Minh Quang: Nói chung là bây giờ họ giao súng em cũng không dám đâu! Lỡ mà gặp hải quân (Trung Quốc) mình cũng giấu trên tàu cho kỹ chứ nó gặp, nó uýnh chết đó!
Trân Văn: So với tàu đánh cá của anh anh, tàu hải quân Trung Quốc lớn hơn khoảng bao nhiêu lần?
Trương Minh Quang: Lớn hơn cũng cỡ sáu, bảy lần gì đó anh. Súng ống của nó đầy đủ lắm!
Trân Văn: Ngoài súng cá nhân, trên tàu của hải quân Trung Quốc còn có những loại vũ khí gì nữa? Có đại bác, đại liên,... không?
Trương Minh Quang: Có súng hai nòng nhưng mà nó phủ bạt che hềt, khoảng ba cây như vậy đó.
Trân Văn: Súng gì anh?
Trương Minh Quang: Súng hai nòng y như là trên xe tăng đó! Mình cũng đoán vậy thôi vì nó phủ bạt che hết nhưng súng to lắm!
Trân Văn: Với thực tế như thời gian vừa qua, trong giai đoạn sắp tới, anh có hy vọng là sẽ được hải quân và cảnh sát biển Việt Nam bảo vệ không?
Nhà nước anh hùng?
Trương Minh Quang: Chắc là không có đâu! Hồi bão năm rồi, bão số 1 đó, anh em cũng chìm, cũng chết, tàu cứu nạn, cứu hộ ra mà tụi nó đâu có cho ghé vô đảo! Tụi nó đuổi miết đó chứ! Sau này tỉnh này nè, điện biểu mình chạy lên trên đó thì nó cho lên. Hai, ba chiếc tàu nhỏ thì nó cho đi kiếm mấy chiếc bị chìm.
Tàu lớn đâu có dám lên. Lên nó đuổi, hoảng hồn phải xuống chứ đâu dám lên đó.
Trân Văn: Như vậy là với những trận bão mà có ngư dân của mình chết ở khu vực Hoàng Sa, Trường Sa – nơi Trung Quốc đang chiếm đóng – thì tàu hải quân với tàu cảnh sát biển của mình cũng không dám tới? Tàu cứu hộ, cứu nạn của mình cũng không dám tới?
Trương Minh Quang: Nó không cho lên dù có tàu của mình bị chìm
Trân Văn: Như vậy là ngư dân tự cứu nhau hả anh?
Trương Minh Quang: Dạ! Mấy ông tỉnh điện biểu mình cố gắng đi kiếm người rồi nhà nước cho dầu mỡ. Tàu cứu hộ cứu nạn ra đứng chờ mình đi kiếm. Kiếm rồi hết bao nhiêu dầu mỡ thì về họ cho...
Trân Văn: Vậy là nhà nước kêu mình đi kiếm rồi sau đó họ trả dầu nhớt cho mình?
Trương Minh Quang: Dạ! Họ trả dầu lại cho mình.
Trân Văn: Kiếm cả người lẫn xác?
Trương Minh Quang: Dạ! Kiếm cả người lẫn xác. Nếu còn sống thì mình vớt. Chết rồi mà trôi thì mình cũng vớt! Bão số 1 năm rồi có một thằng ở Bình Định, trôi cả 110, 120 hải lý mà còn sống...
Trân Văn: Cuối cùng thì ai vớt anh đó?
Trương Minh Quang: Dạ, một chiếc thuyền câu của Bình Định vớt. Không rõ anh đó tên gì nhưng quê ảnh ở Bình Định.
Chiến lược của Đảng: dân đi trước nhà nước theo sau?
Trân Văn: Vậy là mình có tàu cứu hộ, cứu nạn nhưng không đi vớt ai hết?
Trương Minh Quang: Dạ, chạy ra đó thôi chứ nó đâu cho lên khu vực đó. Thường mình đậu ở dưới đảo Bom Bay còn tàu thì thường là chìm ở đảo đó!
Trân Văn: Thường thì tàu cứu hộ, cứu nạn của mình ra cách bờ khoảng bao nhiêu hải lý thì ngừng lại?
Trương Minh Quang: Nếu ở đây chạy ra đó thì đúng 210 hải lý và tàu phải ngừng dưới khu vực đó khoảng 30 hải lý. Hồi bão số 1 năm rồi, tới đó là nó không cho lên nữa.
Trân Văn: Anh có bao giờ thấy tàu hải quân của mình vượt qua ranh giới đó hay cũng chỉ tới đó rồi quay về?
Trương Minh Quang: Em không biết. Đợt bão năm rồi chỉ có tàu cứu hộ, cứu nạn của mình tới đó, đứng đó rồi kêu mình đi kiếm, đi cứu người. Chính em đi kiếm, đi cứu hai ba ngày nhưng không có rồi mới trở về đó, người ta cho dầu rồi mới đi vô...
Những điều mà ông Quang vừa kể có thể gây ngạc nhiên cho nhiều người nhưng hoàn toàn không xa lạ với ngư dân. Trong một lần trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do, ông Nguyễn Thanh Thu, cũng ngụ tại Quảng Ngãi, thuyền trưởng tàu đánh cá mang số hiệu QNg 95348, bị đâm chìm giữa biển, vào lúc rạng sáng ngày 19 tháng 5, từng xác nhận:
Nguyễn Thanh Thu: Tàu chìm hẳn trong khoảng 15 phút, anh em chúng tôi bơi miết cho đến 6 giờ sáng rồi có một chiếc thúng vớt chúng tôi lên. Chúng tôi dùng bộ đàm kêu các tàu ở gần đến cứu…
Trân Văn: Mình có hải quân, có cảnh sát biển, có biên phòng, việc tuần tra trên biển như thế nào? Trong những trường hợp tàu lạ đâm chìm tàu đánh cá, tàu hàng của mình…
Nguyễn Thanh Thu: Không có tàu hải quân Việt Nam... Không có tàu…
Trân Văn: Rồi cảnh sát biển hoạt động thế nào?
Nguyễn Thanh Thu: Tàu cảnh sát biển không có… Chúng tôi gọi ngư dân cùng quê làm ở gần đó tới cứu chúng tôi và sau đó tôi phải thuê một cái ghe chở 26 lao động vào trong đất liền.
Mới đây, sau hàng loạt nhân họa liên tục gieo xuống đầu ngư dân Việt Nam và trước các thắc mắc về vai trò của quân đội trong việc bảo vệ lãnh hải, bảo vệ công dân, lần đầu tiên, vấn đề hiện đại hoá quân đội, hiện đại hoá hải quân được đưa ra bàn luận công khai, cùng lúc với việc Đại tướng Lê Văn Dũng, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đi thăm Cộng hoà nhân dân Trung Hoa để “trao đổi kinh nghiệm, thắt chặt quan hệ, góp phần củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Trung Quốc”.
Vào lúc tướng Dũng đang ở Trung Quốc, thêm một tàu đánh cá của Việt Nam bị đâm chìm trên biển Đông. Tai nạn xảy ra với tàu mang số hiệu KG 90977 đã làm 2 ngư dân thiệt mạng và tính đến ngày 2 tháng 11, vẫn còn sáu ngư dân mất tích.
RFAsavevietnam
Posts: 17
Joined: Thu Oct 29, 2009 10:34 am
Private message
Thái độ hung hãn của Trung cộng đối với ngư dân Việt
Thái độ hung hãn của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam tại vùng Hoàng Sa : biện pháp thô bạo để khẳng định chủ quyền ?
Trọng Nghĩa
Bài đăng ngày 02/11/2009 Cập nhật lần cuối ngày 02/11/2009 19:39 TU: RFI
Việc lực lượng võ trang Trung Quốc ngược đãi ngư dân Việt Nam vào tránh bão ở quần đảo Hoàng Sa tháng 9/09, được cho là nhằm mục tiêu thị uy với Hà Nội đang tranh chấp chủ quyền ngoài Biển Đông với Bắc Kinh. Phản ứng của Trung Quốc cũng biểu thị tâm lý nóng nảy của Bắc Kinh sau khi bị bất ngờ trước đề nghị chung Việt Nam Malaysia về ranh giới ngoài thềm lục địa vào tháng 5/09.
Ngày 21 tháng 10 vừa qua, Việt Nam đã chính thức gởi công hàm phản đối ''hành động vô nhân đạo'' của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam. Bộ Ngoại giao đã có thái độ cứng rắn như trên sau khi nhiều ngư dân Quảng Ngãi lên tiếng tố cáo việc họ bị lực lượng võ trang Trung Quốc đánh đập, tra khảo và cướp bóc khi phải dạt vào quần đảo Hoàng Sa tránh bão hồi tháng 9.
Quyết định chính thức phản đối của Việt Nam nằm trong một loạt những dấu hiệu phản ánh tình hình căng thẳng trở lại giữa Hà Nội và Bắc Kinh trên vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, đặc biệt là từ ngày hồ sơ này xuất hiện công khai trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc tháng 5 vừa qua.
Công phẫn trước hành động thô bạo đối với ngư dân Việt Nam
Xin nhắc lại là hồi cuối tháng 9/09, ngư dân Quảng Ngãi trên 16 chiếc thuyền đánh cá đã phải chạy vào khu vực quần đảo Hoàng Sa để tránh bão Ketsana. Theo Hội Nghề cá Việt Nam, họ đã bị lực lượng võ trang Trung Quốc nã súng xua đuổi khi tìm cách đổ bộ lên đảo Phú Lâm, hòn đảo lớn nhất của Hoàng Sa. Sau vài ngày tạm trú trên đảo, ngư dân Việt Nam bị quân Trung Quốc đánh đập, cướp bóc tài sản, thiết bị, trước khi trở về nước. Việc này đã làm dấy lên một làn sóng công phẫn. Nhiều tờ báo của Việt Nam đã đồng loạt đăng bài tố cáo hành động vô nhân đạo nói trên.
Hành động cực kỳ thô bạo của lực lượng võ trang Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam đến tránh bão ở khu vực đảo Hoàng Sa đã thu hút sự chú ý của các quan sát viên quốc tế do tính chất bất thường của các hành vi trái với thông lệ quốc tế này. Các hành động đó lại diễn ra trong bối cảnh là cũng đã có những trường hợp ngư dân Việt Nam gặp bão nhưng lại được phiá Trung Quốc cứu giúp.
Chính vì vậy mà theo một số chuyên gia, thái độ cứng rắn của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam ở vùng Hoàng Sa có thể nhằm mục tiêu răn đe phiá Việt Nam hiện đang tranh chấp với Bắc Kinh về chủ quyền trong cả khu vực này lẫn vùng quần đảo Trường Sa. Phản ứng thô bạo đối với ngư dân Việt Nam, trong một chứng mực nào đó, cũng biểu thị một tâm lý nóng nảy của Bắc Kinh trước sự kiện họ bị bất ngờ trước việc Hà Nội và Kuala Lumpur vào tháng năm vừa rồi đã đệ trình một đề nghị chung về ranh gìới trên biển trước Uỷ ban Liên Hiệp Quốc về Luật biển.
Thái độ gây căng thẳng của Trung Quốc trên vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông cũng xẩy ra vào lúc Việt Nam chuẩn bị lên nắm chức chủ tịch Asean và hồ sơ Biển Đông có thể được Việt Nam đưa vào nghị trình của Hiệp Hội Đông Nam Á.
Để tìm hiểu thêm về các động thái hiện nay của Trung Quốc liên quan tới Biển Đông, RFI đã đặt câu hỏi cho giáo sư Ramses Amer, chuyên gia về Biển Đông tại Thụy Điển, tác giả nhiều công trình về tranh chấp biên giới Việt Trung. Trả lời phỏng vấn của ban Việt ngữ RFi, giáo sư Amer trước hết tỏ ý thận trọng vì đa số các thông tin về các hành động ngược đãi của lực lượng võ trang Trung Quốc do phiá Việt Nam đưa ra.
Tuy nhiên, trên vấn đề này, ông đã đưa ra giả thuyết là rất có thể phiá Trung Quốc đã có hành động như trên đối với ngư dân tỉnh Quảng Ngãi, đó là vì những người này đã xâm nhập vào vùng biển mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ. Tại những vùng khác không có tranh chấp với Việt Nam, kể cả tại vùng Vịnh Bắc Bộ, lực lượng Trung Quốc có cử chỉ hoà nhã hơn.
- Lẽ dĩ nhiên là chúng ta có thể giải thích các vụ Trung Quốc bắt giữ ngư dân Việt Nam, đặc biệt là vụ xẩy ra vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 vừa qua là do nơi mà ngư phủ Việt Nam bị bắt. Do bị bão, họ đã phải chạy vào vùng quần đảo Hoàng Sa, nơi đang có tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Cũng phải nói rằng, đây không phải là lần đầu tiên mà Trung Quốc tìm thấy ngư dân Việt Nam trong vùng biển của họ, và đã từng cứu giúp họ khi gặp nạn. Trong những năm gần đây, có khá nhiều thông tin về các vụ đó, do Trung Quốc chính thức nêu lên.
Chẳng hạn như những vụ ngư phủ Việt Nam gặp nạn ở vùng Vịnh Bắc Bộ, được tàu Trung Quốc giúp đỡ, và chính quyền Việt Nam cũng thường ngỏ lời cám ơn.
Trong trường hợp vịnh Bắc Bộ, có thể nói là chính quyền hai bên không còn tranh chấp nữa vì thì ranh giới đã phân định rõ ràng, hai nước cũng có vùng đánh cá chung. Trong trường hợp những người gặp nạn là ngư dân thực thụ thì phiá Trung Quốc không nề hà gì trong việc cưú giúp.
Lần xẩy ra vấn đề nghiêm trọng ở Vịnh Bắc Bộ là một lần, khi khám xét tàu đánh cá Việt Nam, phiá Trung Quốc tìm thấy vũ khí. Sự vụ lúc đó nghiêm trọng hơn nhiều nhữn gì xẩy ra năm 2009 này. Cho đến nay, tôi chưa đọc thấy văn kiện nào nói là Trung Quốc thời đó đã bắt nhũng ngư phủ bình thường, không hề mang vũ khí.
Tóm lại theo tôi, thì nguyên nhân khiến cho Trung Quốc vừa qua có thái độ thô bạo đối với ngư dân Việt Nam, đó là vì những người này bị phát hiện ở vùng Hoàng Sa, nơi hai nước đang tranh giành chủ quyền nhưng đang do Trung Quốc kiểm soát. Nếu mà họ dạt vào đảo Hải Nam thì tôi chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ giúp đỡ.
RFI : Thế nhưng giáo sư giải thích thế nào về những hành vi hết sức thô bạo của lực lượng võ trang Trung Quốc đối với số ngư dân Quảng Ngãi chạy vào tránh bão ?
- Thật khó mà giải thích vì sao Trung Quốc lại cư xử như thế. Lời giải thích duy nhất mà ta có thể đưa ra vào lúc này, đó là rất có thể phiá Trung Quốc tình nghi là những người này thực hiện một hành động đòi hỏi chủ quyền. Thậm chí rất có thể là Trung Quốc không coi họ là ngư dân.
Tôi nhắc lại là trong các sự cố trước đây ở Vịnh Bắc Bộ như tôi đã nói ở trên, khi Trung Quốc tìm thấy vũ khí trên tàu đánh cá Việt Nam, thì báo chí Trung Quốc đã nói đến những ''tên cướp có vũ trang''. Họ không nói đó là hải quân Việt Nam, là các chiếc tàu hải quân.
Tuy nhiên cũng phải nói rằng ai cũng biết là trong số ngư dân Việt Nam, nhiều người là dân quân điạ phưong, họ mang theo vũ khí ngay khi lên tàu đi đánh cá. Trong các hội nghị hay hội thảo quốc tế, vấn đề này đã từng được nêu lên.
RFI : Tóm lại, theo giáo sư, các sự cố liên quan đến các ngư dân Quảng Ngãi vừa qua gắn chặt với tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc ?
- Vâng, vấn đề trong năm nay hiển nhiên là như vậy. Nhất là sau sự kiện xẩy ra vào tháng 5 vừa qua khi Việt Nam đệ trình trước Liên Hiệp Quốc bản đề nghị về ranh giới bên ngoài thêm lục điạ của mình. Trung Quốc khi ấy có vẻ như đã bị chưng hửng, nhất là khi ngoài một bản của riêng mình, Việt Nam còn kết hợp được với Malaysia để đưa ra một bản đề nghị thứ hai, chung cho cả hai nước.
Do đó ta cũng có thể giải thích phản ứng cứng rắn của Trung Quốc bằng ý muốn thị uy ngay tại vùng Biển Đông, sau khi bị hụt hẫng ở Liên Hiệp Quốc. Theo tôi hai chuyện này gắn với nhau.
Phải nói là tháng năm vừa qua, để chống lại các đề nghị của Việt Nam và Malaysia, Trung Quốc đã hai lần chính thức công bố tấm bản đồ gọi là ''9 đường gián đọan'' cho thấy những đòi hỏi của họ ở Biển Đông. Trong khi mà từ nhiều năm nay, người ta nghe nói đến tấm bản đồ đó nhưng không hề được nhìn thấy. Việc cấp tốc công bố bản đồ đó, theo tôi là dấu hiệu cho thấy là Trung Quốc bị bất ngờ trước các hành động của Việt Nam và Malaysia ở Liên Hiệp Quốc vào tháng 5/01.
RFI : Xin thành thật cảm ơn giáo sư Ramses Amer tại Stckholm.savevietnam
Posts: 17
Joined: Thu Oct 29, 2009 10:34 am
Private message
Trọng Nghĩa
Bài đăng ngày 02/11/2009 Cập nhật lần cuối ngày 02/11/2009 19:39 TU: RFI
Việc lực lượng võ trang Trung Quốc ngược đãi ngư dân Việt Nam vào tránh bão ở quần đảo Hoàng Sa tháng 9/09, được cho là nhằm mục tiêu thị uy với Hà Nội đang tranh chấp chủ quyền ngoài Biển Đông với Bắc Kinh. Phản ứng của Trung Quốc cũng biểu thị tâm lý nóng nảy của Bắc Kinh sau khi bị bất ngờ trước đề nghị chung Việt Nam Malaysia về ranh giới ngoài thềm lục địa vào tháng 5/09.
Ngày 21 tháng 10 vừa qua, Việt Nam đã chính thức gởi công hàm phản đối ''hành động vô nhân đạo'' của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam. Bộ Ngoại giao đã có thái độ cứng rắn như trên sau khi nhiều ngư dân Quảng Ngãi lên tiếng tố cáo việc họ bị lực lượng võ trang Trung Quốc đánh đập, tra khảo và cướp bóc khi phải dạt vào quần đảo Hoàng Sa tránh bão hồi tháng 9.
Quyết định chính thức phản đối của Việt Nam nằm trong một loạt những dấu hiệu phản ánh tình hình căng thẳng trở lại giữa Hà Nội và Bắc Kinh trên vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, đặc biệt là từ ngày hồ sơ này xuất hiện công khai trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc tháng 5 vừa qua.
Công phẫn trước hành động thô bạo đối với ngư dân Việt Nam
Xin nhắc lại là hồi cuối tháng 9/09, ngư dân Quảng Ngãi trên 16 chiếc thuyền đánh cá đã phải chạy vào khu vực quần đảo Hoàng Sa để tránh bão Ketsana. Theo Hội Nghề cá Việt Nam, họ đã bị lực lượng võ trang Trung Quốc nã súng xua đuổi khi tìm cách đổ bộ lên đảo Phú Lâm, hòn đảo lớn nhất của Hoàng Sa. Sau vài ngày tạm trú trên đảo, ngư dân Việt Nam bị quân Trung Quốc đánh đập, cướp bóc tài sản, thiết bị, trước khi trở về nước. Việc này đã làm dấy lên một làn sóng công phẫn. Nhiều tờ báo của Việt Nam đã đồng loạt đăng bài tố cáo hành động vô nhân đạo nói trên.
Hành động cực kỳ thô bạo của lực lượng võ trang Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam đến tránh bão ở khu vực đảo Hoàng Sa đã thu hút sự chú ý của các quan sát viên quốc tế do tính chất bất thường của các hành vi trái với thông lệ quốc tế này. Các hành động đó lại diễn ra trong bối cảnh là cũng đã có những trường hợp ngư dân Việt Nam gặp bão nhưng lại được phiá Trung Quốc cứu giúp.
Chính vì vậy mà theo một số chuyên gia, thái độ cứng rắn của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam ở vùng Hoàng Sa có thể nhằm mục tiêu răn đe phiá Việt Nam hiện đang tranh chấp với Bắc Kinh về chủ quyền trong cả khu vực này lẫn vùng quần đảo Trường Sa. Phản ứng thô bạo đối với ngư dân Việt Nam, trong một chứng mực nào đó, cũng biểu thị một tâm lý nóng nảy của Bắc Kinh trước sự kiện họ bị bất ngờ trước việc Hà Nội và Kuala Lumpur vào tháng năm vừa rồi đã đệ trình một đề nghị chung về ranh gìới trên biển trước Uỷ ban Liên Hiệp Quốc về Luật biển.
Thái độ gây căng thẳng của Trung Quốc trên vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông cũng xẩy ra vào lúc Việt Nam chuẩn bị lên nắm chức chủ tịch Asean và hồ sơ Biển Đông có thể được Việt Nam đưa vào nghị trình của Hiệp Hội Đông Nam Á.
Để tìm hiểu thêm về các động thái hiện nay của Trung Quốc liên quan tới Biển Đông, RFI đã đặt câu hỏi cho giáo sư Ramses Amer, chuyên gia về Biển Đông tại Thụy Điển, tác giả nhiều công trình về tranh chấp biên giới Việt Trung. Trả lời phỏng vấn của ban Việt ngữ RFi, giáo sư Amer trước hết tỏ ý thận trọng vì đa số các thông tin về các hành động ngược đãi của lực lượng võ trang Trung Quốc do phiá Việt Nam đưa ra.
Tuy nhiên, trên vấn đề này, ông đã đưa ra giả thuyết là rất có thể phiá Trung Quốc đã có hành động như trên đối với ngư dân tỉnh Quảng Ngãi, đó là vì những người này đã xâm nhập vào vùng biển mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ. Tại những vùng khác không có tranh chấp với Việt Nam, kể cả tại vùng Vịnh Bắc Bộ, lực lượng Trung Quốc có cử chỉ hoà nhã hơn.
- Lẽ dĩ nhiên là chúng ta có thể giải thích các vụ Trung Quốc bắt giữ ngư dân Việt Nam, đặc biệt là vụ xẩy ra vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 vừa qua là do nơi mà ngư phủ Việt Nam bị bắt. Do bị bão, họ đã phải chạy vào vùng quần đảo Hoàng Sa, nơi đang có tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Cũng phải nói rằng, đây không phải là lần đầu tiên mà Trung Quốc tìm thấy ngư dân Việt Nam trong vùng biển của họ, và đã từng cứu giúp họ khi gặp nạn. Trong những năm gần đây, có khá nhiều thông tin về các vụ đó, do Trung Quốc chính thức nêu lên.
Chẳng hạn như những vụ ngư phủ Việt Nam gặp nạn ở vùng Vịnh Bắc Bộ, được tàu Trung Quốc giúp đỡ, và chính quyền Việt Nam cũng thường ngỏ lời cám ơn.
Trong trường hợp vịnh Bắc Bộ, có thể nói là chính quyền hai bên không còn tranh chấp nữa vì thì ranh giới đã phân định rõ ràng, hai nước cũng có vùng đánh cá chung. Trong trường hợp những người gặp nạn là ngư dân thực thụ thì phiá Trung Quốc không nề hà gì trong việc cưú giúp.
Lần xẩy ra vấn đề nghiêm trọng ở Vịnh Bắc Bộ là một lần, khi khám xét tàu đánh cá Việt Nam, phiá Trung Quốc tìm thấy vũ khí. Sự vụ lúc đó nghiêm trọng hơn nhiều nhữn gì xẩy ra năm 2009 này. Cho đến nay, tôi chưa đọc thấy văn kiện nào nói là Trung Quốc thời đó đã bắt nhũng ngư phủ bình thường, không hề mang vũ khí.
Tóm lại theo tôi, thì nguyên nhân khiến cho Trung Quốc vừa qua có thái độ thô bạo đối với ngư dân Việt Nam, đó là vì những người này bị phát hiện ở vùng Hoàng Sa, nơi hai nước đang tranh giành chủ quyền nhưng đang do Trung Quốc kiểm soát. Nếu mà họ dạt vào đảo Hải Nam thì tôi chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ giúp đỡ.
RFI : Thế nhưng giáo sư giải thích thế nào về những hành vi hết sức thô bạo của lực lượng võ trang Trung Quốc đối với số ngư dân Quảng Ngãi chạy vào tránh bão ?
- Thật khó mà giải thích vì sao Trung Quốc lại cư xử như thế. Lời giải thích duy nhất mà ta có thể đưa ra vào lúc này, đó là rất có thể phiá Trung Quốc tình nghi là những người này thực hiện một hành động đòi hỏi chủ quyền. Thậm chí rất có thể là Trung Quốc không coi họ là ngư dân.
Tôi nhắc lại là trong các sự cố trước đây ở Vịnh Bắc Bộ như tôi đã nói ở trên, khi Trung Quốc tìm thấy vũ khí trên tàu đánh cá Việt Nam, thì báo chí Trung Quốc đã nói đến những ''tên cướp có vũ trang''. Họ không nói đó là hải quân Việt Nam, là các chiếc tàu hải quân.
Tuy nhiên cũng phải nói rằng ai cũng biết là trong số ngư dân Việt Nam, nhiều người là dân quân điạ phưong, họ mang theo vũ khí ngay khi lên tàu đi đánh cá. Trong các hội nghị hay hội thảo quốc tế, vấn đề này đã từng được nêu lên.
RFI : Tóm lại, theo giáo sư, các sự cố liên quan đến các ngư dân Quảng Ngãi vừa qua gắn chặt với tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc ?
- Vâng, vấn đề trong năm nay hiển nhiên là như vậy. Nhất là sau sự kiện xẩy ra vào tháng 5 vừa qua khi Việt Nam đệ trình trước Liên Hiệp Quốc bản đề nghị về ranh giới bên ngoài thêm lục điạ của mình. Trung Quốc khi ấy có vẻ như đã bị chưng hửng, nhất là khi ngoài một bản của riêng mình, Việt Nam còn kết hợp được với Malaysia để đưa ra một bản đề nghị thứ hai, chung cho cả hai nước.
Do đó ta cũng có thể giải thích phản ứng cứng rắn của Trung Quốc bằng ý muốn thị uy ngay tại vùng Biển Đông, sau khi bị hụt hẫng ở Liên Hiệp Quốc. Theo tôi hai chuyện này gắn với nhau.
Phải nói là tháng năm vừa qua, để chống lại các đề nghị của Việt Nam và Malaysia, Trung Quốc đã hai lần chính thức công bố tấm bản đồ gọi là ''9 đường gián đọan'' cho thấy những đòi hỏi của họ ở Biển Đông. Trong khi mà từ nhiều năm nay, người ta nghe nói đến tấm bản đồ đó nhưng không hề được nhìn thấy. Việc cấp tốc công bố bản đồ đó, theo tôi là dấu hiệu cho thấy là Trung Quốc bị bất ngờ trước các hành động của Việt Nam và Malaysia ở Liên Hiệp Quốc vào tháng 5/01.
RFI : Xin thành thật cảm ơn giáo sư Ramses Amer tại Stckholm.savevietnam
Posts: 17
Joined: Thu Oct 29, 2009 10:34 am
Private message
Video Công nhân Tàu ngang ngược đánh dân Việt
Video Công nhân Tàu ngang ngược đánh dân Việt
Mời anh chị vô trang youtube dưới đây xem bọn xâm lược Tàu đánh đập dân Việt ngay trong nước.
Đảng và nhà nước Việt cộng chỉ nói qua loa.
http://www.youtube.com/watch?v=UshBxOUfCbM
Video xâm lược Tàu bắn giết không nương tay lính VN tại Trường Sa, rất tàn nhẫn vô, nhân đạo.
Trong khi đó hai nhà nước cộng sản Việt và Tàu lại coi nhau là anh em ruột thit.
http://www.youtube.com/watch?v=HNqRhOSE ... re=related
Video tương tự nhưng có lồng tuyên truyền cho chế độ (phần sau của video). Nếu anh chi không để ý loại tuyên truyền này xin vô trang youtube dưới đây nghe cô xướng ngôn nói, rất cảm động.
http://www.youtube.com/watch?v=WIf-T9Z1 ... re=related
Video về trận hải chiến giửa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và xâm lược Tàu>
http://www.youtube.com/watch?v=SjIK-Kef ... re=related
http://www.youtube.com/watch?v=Os_39fe0 ... re=related
http://www.youtube.com/watch?v=LDyKotB3tgw&NR=1
http://www.youtube.com/watch?v=PifK5WsyDKM&NR=1
http://www.youtube.com/watch?v=ir1u1ClJtk0&NR=1savevietnam
Posts: 17
Joined: Thu Oct 29, 2009 10:34 am
Private message
Mời anh chị vô trang youtube dưới đây xem bọn xâm lược Tàu đánh đập dân Việt ngay trong nước.
Đảng và nhà nước Việt cộng chỉ nói qua loa.
http://www.youtube.com/watch?v=UshBxOUfCbM
Video xâm lược Tàu bắn giết không nương tay lính VN tại Trường Sa, rất tàn nhẫn vô, nhân đạo.
Trong khi đó hai nhà nước cộng sản Việt và Tàu lại coi nhau là anh em ruột thit.
http://www.youtube.com/watch?v=HNqRhOSE ... re=related
Video tương tự nhưng có lồng tuyên truyền cho chế độ (phần sau của video). Nếu anh chi không để ý loại tuyên truyền này xin vô trang youtube dưới đây nghe cô xướng ngôn nói, rất cảm động.
http://www.youtube.com/watch?v=WIf-T9Z1 ... re=related
Video về trận hải chiến giửa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và xâm lược Tàu>
http://www.youtube.com/watch?v=SjIK-Kef ... re=related
http://www.youtube.com/watch?v=Os_39fe0 ... re=related
http://www.youtube.com/watch?v=LDyKotB3tgw&NR=1
http://www.youtube.com/watch?v=PifK5WsyDKM&NR=1
http://www.youtube.com/watch?v=ir1u1ClJtk0&NR=1savevietnam
Posts: 17
Joined: Thu Oct 29, 2009 10:34 am
Private message
Đất Việt Mang Tên Tàu
Đất Việt Tên Tàu
Bách Việt Nhân
“Cây kim trong bọc lâu ngày phải lòi ra”
Chưa đầy hai năm (kể từ năm 2008-2009) mà đường biên giới Việt-Nam, Trung hoa tại vùng Hoành Mô, Đồng Văn đã thay đổi thật kỳ lạ.
Đây là khu vực sông Bạch Đằng.
Tại sao tất cả những địa danh trong khu vực nầy trên Google Earth lại toàn là địa danh Hoa ngử? Hai năm trước khu vực nầy vẩn còn là những địa danh Việt ngữ.
Và tại sao Hoành Mô đã bị di dời vào sâu trong lãnh thổ Việt-Nam trên 2km?
Để bảo vệ biên cương lãnh thổ người viết đã chấm tất cả tọa độ tại vùng Hoành Mô dựa vào Google Earth hiện đang có để làm bằng chứng biên cương lãnh thổ của Việt-Nam.
Xin quý bạn đọc bấm vào các link dưới để đọc toàn bài
http://bachvietnhan.blogspot.com/2009/1 ... at-01.html
http://bachvietnhan.blogspot.com/2009/1 ... at-02.html
http://bachvietnhan.blogspot.com/2009/1 ... at-03.html
http://bachvietnhan.blogspot.com/2009/1 ... at-04.html
http://bachvietnhan.blogspot.com/2009/1 ... at-05.html
http://bachvietnhan.blogspot.com/2009/1 ... at-06.html
http://bachvietnhan.blogspot.com/2009/1 ... at-07.html
http://3.bp.blogspot.com/__26APX7IS6k/S ... age002.JPG
http://4.bp.blogspot.com/__26APX7IS6k/S ... age004.JPG
http://4.bp.blogspot.com/__26APX7IS6k/S ... age006.JPG
http://4.bp.blogspot.com/__26APX7IS6k/S ... age008.JPG
http://1.bp.blogspot.com/__26APX7IS6k/S ... age010.JPG
http://1.bp.blogspot.com/__26APX7IS6k/S ... age012.JPG
http://3.bp.blogspot.com/__26APX7IS6k/S ... age014.JPGsavevietnam
Posts: 17
Joined: Thu Oct 29, 2009 10:34 am
Private message
Bách Việt Nhân
“Cây kim trong bọc lâu ngày phải lòi ra”
Chưa đầy hai năm (kể từ năm 2008-2009) mà đường biên giới Việt-Nam, Trung hoa tại vùng Hoành Mô, Đồng Văn đã thay đổi thật kỳ lạ.
Đây là khu vực sông Bạch Đằng.
Tại sao tất cả những địa danh trong khu vực nầy trên Google Earth lại toàn là địa danh Hoa ngử? Hai năm trước khu vực nầy vẩn còn là những địa danh Việt ngữ.
Và tại sao Hoành Mô đã bị di dời vào sâu trong lãnh thổ Việt-Nam trên 2km?
Để bảo vệ biên cương lãnh thổ người viết đã chấm tất cả tọa độ tại vùng Hoành Mô dựa vào Google Earth hiện đang có để làm bằng chứng biên cương lãnh thổ của Việt-Nam.
Xin quý bạn đọc bấm vào các link dưới để đọc toàn bài
http://bachvietnhan.blogspot.com/2009/1 ... at-01.html
http://bachvietnhan.blogspot.com/2009/1 ... at-02.html
http://bachvietnhan.blogspot.com/2009/1 ... at-03.html
http://bachvietnhan.blogspot.com/2009/1 ... at-04.html
http://bachvietnhan.blogspot.com/2009/1 ... at-05.html
http://bachvietnhan.blogspot.com/2009/1 ... at-06.html
http://bachvietnhan.blogspot.com/2009/1 ... at-07.html
http://3.bp.blogspot.com/__26APX7IS6k/S ... age002.JPG
http://4.bp.blogspot.com/__26APX7IS6k/S ... age004.JPG
http://4.bp.blogspot.com/__26APX7IS6k/S ... age006.JPG
http://4.bp.blogspot.com/__26APX7IS6k/S ... age008.JPG
http://1.bp.blogspot.com/__26APX7IS6k/S ... age010.JPG
http://1.bp.blogspot.com/__26APX7IS6k/S ... age012.JPG
http://3.bp.blogspot.com/__26APX7IS6k/S ... age014.JPGsavevietnam
Posts: 17
Joined: Thu Oct 29, 2009 10:34 am
Private message
Khi nào Trung cộng tấn công Việt Nam?
Khi nào Trung Quốc tấn công Việt Nam?
Nguồn: http://www.ddcnd.org
Trần Nam
Trở về từ Trung Quốc, sau khi tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008, Tổng thống Hoa Kỳ George Bush đã phản đối mạnh mẽ trước hành vi tấn công Georgia của Nga. Ông nói “Hoa Kỳ phản đối hành động Nga xâm lăng Georgia, một quốc gia có chủ quyền, dân chủ và là chính phủ hợp pháp do dân bầu”.
Sự kiện Nga tấn công nước láng giềng Georgia trong bối cảnh hai nước tranh dành quyền lợi khí đốt và vị trí chiến lược quân sự. Điều này cũng phản ảnh tương lai của quan hệ Trung Quốc và Việt Nam. Không riêng gì thế giới chú tâm đến biến cố Nga – Georgia , mà cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều rút ra những bài học cho chính họ. Quan trọng nhất là phản ứng của Hoa Kỳ trước sự kiện Nga đã mở một cuộc tấn công đẫm máu, bất chấp dư luận thế giới, bỏ qua ảnh hưởng và vai trò của Hoa Kỳ đối với đồng minh Georgia.
Nga tấn công Georgia không là điều bất ngờ vì cả hai nước đều có những bất hoà từ lâu, có những chỉ dấu cho thấy phải giải quyết bằng chiến tranh. Chính vì vậy mà Georgia đã tìm mọi cách bám sát Hoa Kỳ để có chổ dựa về kinh tế và quân sự. Phản ứng của Hoa Kỳ yếu ớt thấy rõ, nói cách khác vị trí của Hoa Kỳ về mặt quân sự và sự ràng buộc của cơ chế dân chủ đã không cho phép Tổng thống Hoa Kỳ có thể làm được điều gì khác. Tất cả, phụ thuộc vào chính bản thân quốc gia đang trong vòng tranh chấp. Chính phủ và nhân dân của họ phải có kế sách bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ trước viễn ảnh bị xâm lăng, bị đe doạ mất chủ quyền vì quốc phòng yếu kém, không có khả năng tự bảo vệ quốc gia của họ.
Năm 1979 khi Đặng Tiểu Bình cho quân đội tràn qua các tỉnh biên giới phiá Bắc để dạy cho Việt Nam một bài học, lãnh đạo đảng CSVN choáng váng vì không đo lường được Bắc Kinh lại quyết định cạn tàu ráo máng như vậy. Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Văn Tiến Dũng, lúc đó đang còn ở Nam Vang đã vội vã bay về Hà Nội. Việt Nam hoàn toàn bất ngờ.
Hiện nay, bài học lần thứ hai đã được Bắc Kinh cảnh báo trước, lãnh đạo Đảng CSVN phải ý thức được khả năng tấn công lần thứ hai từ Trung Quốc có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tờ báo Văn Hối ở Hồng Kông, một tờ báo được coi như cơ quan ngôn luận bán chính thức của đảng CSTQ hôm 31 tháng 7 vừa qua đã răn đe “Trung Quốc cần giảng cho Việt Nam một bài học về thế nào là đồng thuận”, sau khi Việt Nam đã ký hợp đồng với hãng dầu Exxon Mobil của Mỹ, tờ báo viết “Việt Nam muốn thực hiện ước mơ khai thác dầu ở Nam Hải với sự giúp đỡ của công ty Mỹ”. Trung Quốc cũng gián tiếp viết qua tờ Văn Hối rằng “nếu có gây chiến với Trung Quốc thì Việt Nam cũng hoàn toàn không có lợi thế”, một cách ám chỉ khả năng quân sự quá kém cỏi của Việt Nam đối với Trung Quốc. Qua nhiều ngõ từ giới chức ngoại giao, Bắc Kinh đã đe dọa trả nếu hãng dầu Mỹ Exxon Mobil cứ tiến hành ký kết với Việt Nam, khai thác dầu dọc theo phía Trung Nam biển Nam Hải.
Không phải ngẫu nhiên mà qua cuộc viếng thăm Toà Bạch Ốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai bên Việt- Mỹ đã ra thông cáo chung, trong đó Mỹ “khẳng định sự ủng hộ của Chính phủ Hoa Kỳ đối với chủ quyền quốc gia, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”.
Sau sự kiện Exxon, phát ngôn nhân Toà Bạch Ốc lên tiếng kêu gọi Trung Quốc và Việt Nam nên giải quyết ôn hoà, tôn trọng các nguyên tắc về lãnh hải. Ngược lại, Việt Nam cũng bày tỏ thái độ cứng rắn. Ông Lê Dũng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố “Việt Nam ký kết với đối tác nước ngoài nằm trong phạm vi chủ quyền của Việt Nam". Khác lần đụng độ năm ngoái khi ký kết với hãng dầu BP của Anh Quốc, khai thác khí đốt các địa điểm nằm quanh quần đảo Hoàng Sa. Trước áp lực của Trung Quốc, hợp đồng gần 2 tỷ dollars phải hủy bỏ. Việt Nam đã không dám tuyên bố bất cứ điều gì về biến cố này.
Theo tiết lộ của giới chức ngoại giao cao cấp Hoa kỳ, kể từ năm 2003, phiá Việt Nam đã bắn tiếng với Mỹ là họ lo sợ ảnh hưởng bành trướng của Trung Quốc. Trong khi Mỹ đang bận rộn với chiến tranh Iraq và Afghanistan thì Trung Quốc đã từng bước gia tăng ảnh hưởng chính trị, kinh tế và quân sự. Vũ Khoan, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam, trong chuyến viếng thăm Washington hồi tháng 12 năm 2003, đã thay mặt Bộ Chính trị đảng CSVN chuyển thông điệp đến Hoa Kỳ qua cuộc họp với Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Colin Powell và Cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia, bà Condoleezza Rice. Sau cuộc trao đổi đó, chính quyền Bush đã đưa vấn đề ảnh hưởng và quan hệ với Trung Quốc lên hàng đầu trong sách lược ngoại giao của Mỹ ở Châu Á.
Tháng 7 năm 2005 khi Thủ tướng Phan Văn Khải đến Hoa Thịnh Đốn, ông Khải đã thay mặt Chính trị bộ CSVN đồng ý ký kết bản thoả ước về giáo dục và huấn luyện quân sự (International Military Education and Training – IMET). Đây là một bước nhảy vọt quan hệ đến lãnh vực tế nhị nhất, đó là mặt quân sự. Bên cạnh thoả ước này, Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn cũng đã đồng ý gia tăng trao đổi các lãnh vực tình báo và những vấn đề khác về an ninh. Bản thông cáo thể hiện sự quan tâm của hai nước như “Tổng thống Hoa Kỳ và Thủ tướng Việt Nam chia sẻ tầm nhìn về hoà bình, thịnh vượng và an ninh trong vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương và hai nước đồng ý cộng tác đơn và đa phương để đạt được những mục tiêu này”. Ngôn ngữ ngoại giao đề cập đến vùng Thái Bình Dương và Đông Nam Á được giới quan sát hiểu là ám chỉ đến quan tâm của Mỹ và Việt Nam đối với vai trò của Trung Quốc.
Đầu tháng 4 năm 2007, Hoa Kỳ điều chỉnh lại các qui định về vũ khí nhằm cho phép Việt Nam được nhận một số vũ khí mang tính tự vệ. Trong khi đó, quỹ chi tiêu cho thoả ước (IMET) - huấn luyện quân sự và giáo dục cho Việt Nam 2008, đệ trình lên quốc hội Hoa Kỳ đã lên đến con số 200 triệu mỹ kim, tăng gấp đôi từ năm 2007. Thoả ước IMET ký năm 2005 là một tiến bộ mang tính quyết định, làm đòn bẫy cho quan hệ Mỹ- Việt đi đến chổ phối hợp tích cực về lãnh vực quân sự. Để đạt được việc ký kết, Hoa Kỳ và Việt Nam phải làm việc gần hai năm trời, trước đó thoả ước đã bị chận lại bởi chính những lảnh đạo đảng CSVN thân Trung Quốc nằm trong Bộ Quốc Phòng[1].
Sau chuyến đi Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 6 năm 2008, hàng loạt các tướng lãnh có khuynh hướng thân Trung Quốc đã bị cho về hưu. Trước sức ép, thái độ ngang ngược và hiếu chiến của Trung Quốc, lãnh đạo đảng CS Việt Nam đứng ở ngã ba đường. Đi với Trung Quốc thì bị mất chủ quyền, quyền lợi kinh tế bị tước đoạt, lãnh đạo bị mang tiếng nhu nhược, bán nước. Áp lực nội bộ và sự phẫn nộ từ nhân dân có khả năng đẩy đảng CSVN ra khỏi vai trò lịch sử. Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam chính là yếu tố mạnh mẽ nhất, đem lại cho Đảng Cộng sản những chiến thắng qua hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ. Cũng chính lòng yêu nước này sẽ là ngọn cờ chống lại đảng, khi đảng CSVN bị nhân dân coi là thành phần bán nước, phản bội lại quyền lợi dân tộc. Ngược lại, đến gần với Hoa Kỳ, trở thành một bộ phận trong chiến lược be bờ của Mỹ thì Hà Nội ngần ngại. Bên cạnh yếu tố có thể làm cho Trung Quốc nổi giận, Hà Nội sợ mất quyền độc tôn lãnh đạo vì ảnh hưởng của “diễn biến hoà bình”.
Trung quốc lo sợ Mỹ tìm cách ngăn chận sự trổi dậy của họ về quyền lực ở Đông Nam Á, và đánh giá quan hệ của Mỹ với Nhật, Ấn và Việt Nam như là những bước đi chiến lược nhằm làm yếu và giảm ảnh hưởng của Trung Quốc. Ngược lại, Mỹ quan tâm đến sự kiện Trung Quốc đang tìm cách đối đầu và thử thách vai trò quân sự của Mỹ để ảnh hưởng đến sự ổn định và cân bằng quyền lực tại Đông Nam Á.
Khi Đặng Tiểu Bình dạy cho Việt Nam bài học thứ nhất, bản Hiệp Ước về Yểm trợ Quân sự Song phương giữa Liên Xô và Việt Nam do Tổng bí thư Đảng CSVN Lê Duẩn ký năm 1978 vẫn còn chưa ráo mực. Liên Xô đã không làm gì được để cứu vãn Việt Nam. Lúc đó, quân đội Trung Quốc vẫn còn lạc hậu, chiến lược quân sự dạy Việt Nam bài học chỉ tóm gọn ba bước:
1) Bất ngờ đưa bộ binh mở mặt trận tấn công các tỉnh giáp biên giới Trung Việt
2) Nhanh chóng tiêu diệt quân đội Việt Nam và làm chủ các tỉnh giáp biên giới như Cao Bằng, Lạng Sơn v.v….
3)Tàn phá và hủy diệt toàn diện các Tỉnh nằm trong sự kiểm soát của Trung Quốc trước khi rút lui khỏi Việt Nam.
Bài học lần thứ hai sẽ không đơn giản như vậy. Trung quốc sau gần 30 năm hiện đại hoá, sức mạnh quân đội và chiến lược quân sự đã hoàn toàn thay đổi. Những chiến lược cổ điển “lấy thịt đè người” hay “tiền pháo hậu xung” trong cuộc chiến biên giới Lạng Sơn năm 1979 đã lỗi thời. Với những tiến bộ vượt bực về khoa học và tiềm lực quân sự hiện đại, câu hỏi đặt ra đối với những lãnh đạo quân đội là liệu Việt Nam có khả năng và kế hoạch để đối phó hiệu quả trước các hiểm hoạ sắp tới.
- Trung quốc có thể vô hiệu hoá hệ thống cung cấp điện khí toàn thành phố Hà Nội, làm tê liệt khả năng phòng vệ, truyền tin và chỉ đạo trước khi tấn công? Giống như Mỹ đã tiến hành kế hoạch đó vài tiếng đồng hồ trước khi xâm chiếm Iraq.
- Việt Nam phải đối phó thế nào trước viễn ảnh quân đội Trung Quốc sẽ làm tê liệt mạng tin học, sử dụng hacker hay vũ khí hiện đại Electro Magnetic Pulse (EMP) phá hỏng, làm tê liệt thông tin đất liền và trên không, đánh xập toàn bộ hệ thống tin học cả nước trước khi tấn công[2] – giống như Liên Xô đã làm trước khi xâm chiếm Georgia.
- Trước tình trạng yếu kém về phòng thủ, liệu quân đội Việt Nam có khả năng tự vệ trước cơn bão lửa của hỏa lực không chiến và hoả tiễn đối không từ tàu ngầm, biến thủ đô Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá.
- Liệu Việt Nam có thể bảo vệ quân đội và nhân dân trước thảm cảnh chiến tranh vi trùng mà quân đội Trung Quốc đã âm thầm nghiên cứu, thử nghiệm và sẳn sàng tấn công toàn diện, không sợ bị dư luận thế giới lên án.
- Làm thế nào để Việt Nam vô hiệu hoá đạo quân thứ Năm của Trung Quốc? Những Trung kiều có thể phản bội Việt Nam theo Tổ quốc Đại Hán của họ, trước và khi chiến tranh xảy ra.
- Làm thế nào Việt Nam đủ sức chống đỡ hoả tiễn hiện đại JL-2, bắn ra trong phạm vi 12.800km từ các tàu ngầm nguyên tử nằm trên căn cứ hải quân ngầm gần đảo Hainan, một căn cứ tối tân Trung Quốc bí mật xây dựng gần đây. Căn cứ này có khả năng che dấu các tàu ngầm nguyên tử, sử dụng kỹ thuật cao tránh được phát hiện của radar trên không và biển, vừa có thể tấn công các quốc gia lân cận, nhằm kiểm soát eo biển chiến lược Malacca Strait và toàn vùng biển Đông[3].
- Làm thế nào Việt Nam có thể nhanh chóng tân trang quân đội để tự vệ, đối trọng lại hiểm họa Trung Quốc với chi tiêu quốc phòng khổng lồ 197 tỷ dollars trong năm 2007, nhằm phục vụ cho ý đồ bá quyền của họ?
Trong khi hai nước xung đột âm ỉ và căng thẳng vì quyền lợi kinh tế và quân sự. Viễn ảnh một cuộc chiến tranh nóng giữa Trung quốc và Việt nam rất khó tránh khỏi. Nếu có xảy ra, khác với trường hợp của Georgia, các nhà lảnh đạo đảng CSVN phải hiểu rằng lúc đó, vị Tổng Thống tương lai của Hoa Kỳ hoặc Cộng Đồng các quốc gia Âu Châu không thể lên tiếng ủng hộ và xác nhận “Việt Nam là một chính quyền dân chủ, hợp pháp và do chính nhân dân Việt Nam bầu ra”.
Việt Nam là một nhà nước độc tài, chính quyền không do nhân dân bầu, mà do đảng Cộng sản tiếm quyền lãnh đạo. Một nhà nước chuyên chính chỉ mạnh đối với việc đàn áp nhân dân, nhưng không đủ sức để tự vệ khi đất nước có biến loạn, bị ngoại xâm. Lịch sử dân tộc cho thấy mỗi lần Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam, họ thường nhân cơ hội vua tôi nước Việt bị chia rẽ, tranh dành quyền lực, bị suy yếu, hoặc làm mất lòng dân. Tình hình Việt Nam hiện nay đất nước đang suy đồi, quân đội không đủ sức bảo vệ lãnh thổ, lãnh đạo Việt Nam không do nhân dân bầu ra mà chỉ gồm những kẻ độc tài. Cả nước oán hận vì bị cai trị dưới bạo lực, chuyên chế. Trong bối cảnh bất hoà, khi đất nước bị xâm lăng, Việt Nam không khả năng tự bảo vệ chủ quyền đất nước, không thể huy động sức người sức của để “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”. Sự yếu hèn, bạc nhược, mất đoàn kết và không tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của đảng CSVN; những yếu tố đó có tác động quyết định thắng bại trong nhiều cuộc chiến tranh, kể cả chiến tranh bảo vệ Tố Quốc chống ngoại xâm.
Có quá nhiều câu hỏi đặt ra trên bàn cờ chiến tranh Trung - Việt mà những lãnh đạo đảng trong quân đội CSVN với não trạng nông dân từ thời chiến tranh “chống Mỹ cứu nước” đã không đủ trí tuệ để được giáo dục và hiểu biết, kịp chuẩn bị tinh thần đối phó trước viễn ảnh mất nước. Nếu có tầm nhìn, lẽ ra từ hàng chục năm nay, Việt Nam thay vì dùng tiền của, tài nguyên quốc gia, để tân trang quân đội thì lại phung phí cho các dự án kinh tế hoang đường. Cần vận dụng sức người sức của, chuẩn bị cho tinh thần “Đoàn kết dân tộc bảo vệ Tổ Quốc” thì họ lại tìm mọi cách trấn áp nhân dân. Đảng CSVN đã chi tiêu những ngân khoản khổng lồ cho bộ máy an ninh, ngày đêm bao vây, đàn áp các lực lượng dân chủ chỉ nhằm bảo vệ chế độ độc tài, thay vì dồn tiền của, nhân lực, tâm trí cho các phương án bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ chủ quyền đất nước.
Nếu chỉ để dạy dỗ đảng CSVN một bài học, với lợi thế về không và hải lực, thế trận Trung - Việt xảy ra trên không và hải chiến đủ sức tàn phá Hà Nội thành bình địa. Trường hợp cần lập ra chính quyền bù nhìn, trước quốc phòng lạc hậu, quân đội yếu kém, lo làm kinh tế hơn là chuẩn bị chiến tranh, Việt Nam bại trận trong cuộc tổng tấn công của Trung Quốc là điều khó tránh khỏi. Trong bối cảnh đó, một số lãnh đạo CSVN sẽ phản bội Tổ quốc trở thành tay sai Trung Quốc, một số ôm tài sản chạy trốn, kẻ ra nước ngoài, người tỵ nạn chính trị tại các toà đại sứ Tây Phương.
Tổ quốc Việt Nam là nạn nhân trực tiếp của một chính quyền độc tài, vô cảm, đã đặt quyền lợi Đảng lên trên quyền lợi Dân tộc. Nhân dân Việt Nam, vì khiếp sợ trước bạo lực, vì thờ ơ trước vận mệnh đất nước, lại phải trả giá cho dòng sinh mệnh của dân tộc. Nước mất nhà tan, một cuộc di tản lần thứ ba lại có thể xảy ra.
--------------------------------------------------------------------------------
[1] US Congressional research service, by Foreign Affairs on Vietnam and US relations – 2007
[2] US House Armed Services Committee report "The consequence of EMP is that you destroy the communications network,…. We are, as the Chinese also know, heavily dependent on sophisticated communications, satellite communications, in the conduct of our forces.China does have the capability to strike USA with powerful EMP (Electo-Magnetic Pulse) weapons and an army of government-financed computer hackers home and abroad that can knock US back into stone ages.”
[3] Shishir Gupta - New Delhi Online - May 04, 2008savevietnam
Posts: 17
Joined: Thu Oct 29, 2009 10:34 am
Private message
Subscribe to:
Posts (Atom)