Thế là chính quyền An Giang đang cho thu hồi quyết định phạt 3 công dân vì dám nhận xét về ông chủ tịch tỉnh Vương Bình Thạnh (1). Nhưng bản tin này và những "phát biểu cha chú" của ông càng cho thấy rõ hơn rằng ông không xứng đáng làm cái chức chủ tịch tỉnh. Ngạc nhiên là tại sao Chính phủ không xem lại cái chức của ông? Nhưng theo dõi diễn biến sự việc làm tôi nhớ đến Nhà văn George Orwell và tác phẩm "1984" của ông.
Có lẽ nhiều người mê văn học (hay có thói quen đọc sách) biết tác phẩm "1984" của Nhà văn người Anh George Orwell, mà bối cảnh rất giống ... Việt Nam ngày nay. Trong tác phẩm trứ danh đó, Orwell mô tả một nhà nước có tên là Oceania, được cai trị bởi một đảng, và đảng trưởng là Big Brother -- Anh Cả. Anh Cả là một lãnh tụ độc tài, được bộ máy tuyên truyền dựng lên như là một thần tượng cho người dân yêu thương, sợ hãi, và kính trọng.
Xã hội Oceania có ba thành phần: một nhóm nhỏ gọi là Nội Đảng gồm những kẻ cai trị; một nhóm lớn hơn gọi là Ngoại Đảng bị tẩy não nặng nề và chỉ biết làm việc cho Nội Đảng; và một nhóm lớn nhất gọi là Proles chẳng có quyền lực gì và gần như vô nghĩa. Nhóm Probes này được quản lí bởi một lực lượng gọi là Thought Police - tức Cảnh sát tư tưởng. Nhóm Proles chẳng có vai trò gì, và thường được Cảnh sát Tư tưởng cho chơi thể thao và những màn giải trí vớ vẩn khác.
Nhà nước Oceania có những bộ như Bộ Sự Thật (Ministry of Truth), Bộ Đầy Đủ (Ministry of Plenty), Bộ Hoà Bình (Ministry of Peace), Bộ Yêu Thương (Ministry of Love), v.v. Nhưng tất cả các bộ này làm việc hoàn toàn ngược lại với tên của chúng, chẳng hạn như Bộ Sự Thật là chuyên nói láo, hay Bộ Yêu Thương có nghĩa là bộ phụ trách tù cải tạo!
Như nói trên, nhân vật quan trọng nhất trong Nhà nước Oceania là Anh Cả. Anh Cả có mặt khắp nơi, bao trùm lên mọi hoạt động xã hội. Trong xã hội đó, người dân (tức Probes) được nhắc nhở rằng Anh Cả đang theo dõi họ 24/24 giờ mỗi ngày. Anh Cả không cho người dân suy nghĩ hay viết gì lệch lạc so với ý của đảng, người dân phải bị giám sát từ bước đi, lời nói đến chữ viết. Từ đó mới có câu nói nổi tiếng "Big Brother is watching you" - Anh Cả đang nhìn bạn.
Cái mô hình Anh Cả trong tiểu thuyết của Orwell dĩ nhiên là có mặt trong thế giới cộng sản cũ. Ở Đức, sau khi thống nhất đất nước, người ta mới biết cơ quan mật vụ khét tiếng Stasi đã theo dõi người dân như thế nào. Họ dùng những người thân cận như cha mẹ, vợ chồng, bạn bè, đồng nghiệp làm điềm chỉ viên cho họ. Các điềm chỉ viên báo cáo rất chi tiết về người họ theo dõi, như gặp ai, nói chuyện về gì, suy nghĩ ra sao, thậm chí ... ngủ với ai! Mô hình Anh Cả theo dõi này được áp dụng ở nhiều nước XHCN cũ.
Cái thể chế "Anh Cả đang nhìn bạn" cũng đang xảy ra ở An Giang. Thử tưởng tượng một tỉnh gồm 2 triệu người, và nếu 30% có sử dụng internet thì con số người dân có truy cập mạng phải cỡ 600 ngàn người, và trong số này có thể có đến 300 ngàn người dùng facebook. Tỉnh An Giang chắc phải có một lực lượng an ninh chìm nổi rất lớn để giám sát chữ viết của 300 ngàn con người này mới có thể phát hiện một cô giáo có nhận xét về ông chủ tịch tỉnh. Tỉnh An Giang chắc phải tốn rất nhiều tiền [của dân] để tạo nên một hệ thống Anh Cả chặt chẽ như thế, và hệ thống này có lẽ rất kém hiệu quả kinh tế (vì số nạn nhân quá ít).
Đối chiếu lại cái Nhà nước Oceania của George Orwell, chúng ta thấy An Giang cũng có 3 giai cấp. Những người như ông chủ tịch tỉnh là người của nhóm Nội Đảng -- Inner Party. Còn những người làm thanh tra và ra giấy phạt là Cảnh sát Tư Tưởng. Những người tung hô và ủng hộ ông chủ tịch là người bị tẩy não thuộc nhóm Ngoại Đảng -- Outer Party. Còn cô giáo Thuỳ Trang, anh Huy Phúc và vợ anh ta và hàng triệu người khác là thuộc nhóm Proles, không có quyền thế gì cả và họ bị Anh Cả theo dõi 24/24. Cuốn tiểu thuyết 1984 được Orwell viết từ 1949, tức là 65 năm trước, mà xem ra vẫn còn mang tính tiên tri cho ngày nay.
Sáng nay đọc thấy một bản tin hay, và nhân dịp này, tôi muốn chia sẻ vài cảm nghĩ cá nhân về tình cảnh của người tị nạn. Ít ai biết rằng trong đoàn tuỳ tùng của Tổng thống Obama trong cuộc họp thượng đỉnh tại Mã Lai có một người là cựu "thuyền nhân" Việt Nam: Elizabeth Phú. Câu chuyện của Elizabeth (1) làm cho chúng ta phải suy nghĩ đến thái độ xua đuổi người tị nạn Bắc Hàn của chính quyền Việt Nam, mà theo tôi, là một thể hiện của sự hẹp hòi và có phần vô nhân đạo.
Câu chuyện Elizabeth Phú
Ba năm sau ngày "giải phóng", Elizabeth cùng ba má cô vượt biên và đến Mã Lai. Trước 1975, ba cô từng làm việc cho sở Mĩ và sau đó bị đi tù cải tạo một thời gian. Ra tù cải tạo, gia đình lâm vào tình cảnh bế tắc, thế là gia đình quyết định vượt biên. Trong một chuyến hải hành đầy gian nan trên một chiếc thuyền với 253 người, nhưng cuối cùng thì cũng đến trại tị nạn Mã Lai. Lúc đó, Elizabeth kể, cô chỉ mới biết đi chập chững nhưng cũng có nhiều kỉ niệm trong trại tị nạn. Nhưng cô nói rằng cô rất cám ơn chính phủ Mã Lai đã cưu mang người tị nạn trong thời gian khó khăn nhất.
Đến Mĩ, cả gia đình làm lại cuộc đời và thành công. Ba cô làm cho một công ti tài chính, mẹ thì làm y tá và nuôi con. Còn Elizabeth thì sau này theo học ở UC Berkeley về khoa học chính trị, rồi tiếp tục theo học Masters về ngành quốc tế học tại UC San Diego, và Trường Eisenhower thuộc National Defense University. Sau khi ra trường, Elizabeth làm việc cho Hội đồng An ninh Quốc gia (National Security Council hay NSC), và từng trải qua chức vụ Giám đốc về Đông Nam Á vụ, Giám đốc về Đe doạ Toàn cầu, và từ 2013 làm Giám đốc về Đông Nam Á - Đại dương sự vụ (Southeast Asia and Oceania Affairs). Do đó, có thể nói rằng trong chuyến tháp tùng Tổng thống Obama về Mã Lai dự hội nghị, Elizabeth như là một cõi đi về, nhưng đi về với tư cách -- nói theo tiếng Anh là -- triumphant.
Thật ra, ông Obama cũng là người xuất phát từ Đông Nam Á. Có lẽ nhiều người biết rằng má ông Obama (tên là Ann Dunham) sau khi li dị người chồng cũ người Kenya, bà thành hôn với một cựu du học sinh người Nam Dương tên là Lolo Soetoro. Do đó, Obama theo má về sống ở Nam Dương từ năm 6 đến 10 tuổi, trước khi được gửi về Mĩ theo học trung học và đại học. Ông Obama vẫn có thể nói vài chữ Nam Dương! Thành ra, có thể nói rằng trong chuyến đi này, cả hai người -- Obama và Elizabeth Phú -- như là một chuyến đi về nguồn.
Người tị nạn Bắc Hàn và chính quyền VN
Câu chuyện đời và nghiệp của Elizabeth Phú làm cho tôi suy nghĩ về thái độ của chính quyền Việt Nam đối với người tị nạn. Nói một cách ngắn gọn: Chính quyền Việt Nam đã rất vô nhân đạo và thô bạo với người tị nạn. Hai ngày trước, báo chí cho biết rằng có 9 người Bắc Hàn tìm cách vượt biên từ Tàu sang Việt Nam để xin tị nạn, thế nhưng họ bị phát hiện và công an Móng Cái đã trục xuất họ về Tàu (2). Bài báo trên VOA còn cho biết rằng trước đây, một nhà ngoại giao Bắc Hàn ở VN tìm cách xin tị nạn, nhưng mất tin. Rất có thể VN đã bắt và trao trả nhà ngoại giao này cho Bắc Hàn theo yêu cầu của Bắc Hàn. Xa hơn nữa, chính quyền VN cũng bắt và trả người tị nạn Duy Ngô Nhĩ về Tàu, làm cho họ nổi giận và gây thương tích cho phía VN (3). Những sự iện trên là chứng từ để nói rằng chính quyền VN là rất vô nhân đạo, chẳng tỏ ra có nghĩa vụ gì với quốc tế cả.
Thật vậy, Bảng xếp hạng gọi là "Good Country Index" (GCI) cho thấy VN đội sổ trong số các nước tử tế trên thế giới. Bảng xếp hạng này cho thấy VN đứng hạng 103 (trong số 124 nước) về đóng góp cho hoà bình và an ninh thế giới. Còn về đóng góp vào các quĩ từ thiện và cung cấp nơi nương tựa cho người tị nạn thì VN đứng hạng 123, tức áp chót (4)! Tính chung, thứ hạng về tử tế của Việt Nam trên thế giới đứng hạng áp chót (124/125). Điều đáng nói hay cũng có thể xem là nhục là thứ hạng tử tế của VN chỉ đứng chung bảng với mấy nước “đầu trâu mặt ngựa” như Lybia, Iraq, Zimbabwe, Yemen!
Thật ra, chính quyền VN xưa kia cũng chẳng tốt lành gì với chính công dân Việt tị nạn. Sau 1975, khi làn sóng người Việt tìm đường tị nạn, thì chính quyền tìm cách ngăn chận, thậm chí bắn bỏ. Đã có biết bao trường hợp người tị nạn ở miền Tây bị công an và bộ đội bắn chết trên đường vượt biển, dù trước đó những người này đã nộp tiền và vàng cho chính quyền. Đã có nhiều quan chức làm giàu từ các thương vụ người tị nạn. Chuyện đã xưa, nhưng tưởng cần nhắc lại rằng hành động của chính quyền VN thậm chí làm cho ông Lý Quang Diệu còn thốt lên rằng đó là chính quyền "bỉ ổi" với chính công dân mình (5).
Tôi cũng là một cựu "thuyền nhân". Và, không như có người cố tình che đậy cái gốc tị nạn của mình, tôi thì chẳng dấu giếm gì điều đó, ngay cả trong trang web cá nhân tôi của Trường UNSW tôi vào đề là nói ngay mình là "refugee" (6) như là một phát biểu lập trường với chính quyền Úc. Do đó, như là mặc định, tôi chống lại việc xua đuổi người tị nạn của Việt Nam hay bất cứ nước nào (kể cả Úc). Những người tị nạn đó, những người mà ông Phạm Văn Đồng từng nói là "ma cô đĩ điếm" đó, đang là những Elizabeth Phú, tướng Lương Xuân Việt, Đại tá Lê Bá Hùng, Giáo sư Trương Nguyện Thành (và hàng trăm giáo sư khác). Những người Bắc Hàn tìm đường sang Việt Nam có thể một ngày nào đó là Elizabeth Phú của Mĩ hiện nay.
Tại sao chính quyền VN không mở rộng vòng tay đón họ và cho họ cơ hội làm lại cuộc đời? Tại sao Mã Lai, Thái Lan, Nam Dương, Singapore, Hồng Kông đã từng đón người tị nạn, mà Việt Nam thì không? Nếu không muốn chứa họ thì tạo điều kiện tạm thời (như các nước Đông Nam Á đã làm) để họ đi tị nạn ở Hàn Quốc, chứ sao lại trả về cho cái chính quyền tàn ác là Tàu cộng? Tôi thực tình không hiểu nổi hành động của chính quyền VN đối với người tị nạn. Ở mức độ cá nhân, sống phải tử tế với nhau; ở mức độ quốc gia, nếu muốn là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, VN cũng phải tỏ ra là một nước văn minh và nhân đạo chứ. Do đó, hành động của chính quyền VN đối với người tị nạn Bắc Hàn chỉ có thể nói là vô nhân đạo. Hi vọng rằng câu chuyện và sự trở về của Elizabeth Phú (7) là một bài học nhãn tiền để chính quyền VN suy nghĩ lại hành động của họ đối với người tị nạn Bắc Hàn.
Mahatma Gandhi là một chính khách vĩ đại, một nhà hiền triết của Ấn Độ, người được Liên hiệp quốc vinh danh thật sự (chứ không phải ông Hồ). Chẳng hiểu sao mỗi khi nghĩ về hiện tình của đất nước làm tôi nhớ đến Gandhi, người đã từng cảnh báo thế giới về cái mà ông gọi là Bảy Tội Lỗi Xã Hội (Seven Social Sins) mà ông viết ra từ năm 1925, đúng 90 năm trước:
1. Làm giàu mà không nhờ lao động (Wealth without work) 2. Hưởng lạc thú mà không có lương tâm (Pleasure without conscience) 3. Có kiến thức mà không có nhân cách (Knowledge without character) 4. Làm thương mại mà không có đạo đức (Business without morality/ethics) 5. Khoa học mà không có nhân văn (Science without humanity) 6. Có tín ngưỡng mà không thờ phượng (Worship without sacrifice) 7. Làm chính trị mà không có nguyên tắc (Politics without principles)
Chúng ta thử xem xét nhanh những tội lỗi này xem sao:
1. Làm giàu không nhờ lao động: Hiện nay, có một nhóm người làm giàu rất nhanh, không phải nhờ kinh doanh giỏi hay làm việc tốt, mà qua quan hệ và hậu duệ. Họ chỉ cần dùng mánh khoé để lôi kéo, "qui hoạch" nhân sự và thế là tạo ra tài sản. Một số thì làm giàu nhờ quan hệ nên tiếp cận được và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Một số khác thì làm ra tiền nhờ vào lợi dụng thông tin trong để thao túng thị trường chứng khoán. Một số khác thì làm giàu nhờ tham nhũng, chẳng cần tốn công lao động gì cả. Một vị tướng đã từng nói rằng "Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa". Loại giàu nhanh mà không lao động này thì không nhiều ở VN, nhưng vì họ quá giàu nên có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến đất nước.
2. Hưởng lạc thú mà không có lương tâm: Đây là những người ích kỉ, lúc nào cũng muốn hưởng lợi cho cá nhân mà không quan tâm đến phúc lợi của người khác. Đối với họ, câu hỏi đầu tiên là "Tôi làm cái này sẽ có lợi gì cho tôi, việc này có giúp tôi thăng tiến trong sự nghiệp, có làm cho tôi giàu thêm", và quyết định hành động của họ cũng dựa trên câu hỏi đó. Họ không quan tâm đến người khác, không cần biết đến văn hoá "to give and to take", không cần có trách nhiệm xã hội và chẳng biết đến hiến dâng là gì. Những người này rất nhiều ở VN.
3. Có kiến thức mà không có nhân cách: Có ít kiến thức đã là một thiệt thòi, có khi là nguy hiểm, nhưng có nhiều kiến thức mà thiếu nhân cách thì còn nguy hiểm hơn. Chỉ học cho nhiều để có kiến thức mà không cần quan tâm đến cái nội tâm, thì chẳng khác gì đưa một chiếc xe hơi thể thao cho một thiếu niên. Điều này cũng xảy ra trong thế giới khoa bảng, nơi mà người ta thường quan tâm đến sản sinh ra tri thức mới nhưng ít khi nào để ý đến khía cạnh nhân văn của tri thức. Ở VN, có nhiều người đi học để tiếp thu kiến thức không phải vì dấn thân xã hội, mà vì muốn ăn trên ngồi trốc. Họ hám danh chứ không phải ham học.
4. Làm thương mại mà không có đạo đức: Ngay cả những nhà kinh tế học cổ điển cũng xem đạo đức là nền tảng của thành công trong kinh tế. Cách mà chúng ta đối xử với người khác trong tinh thần bác ái, phục vụ và cống hiến là nền tảng của kinh tế - xã hội. Nhưng ở VN hiện nay, các nhà quan sát cho rằng VN đang ở trong thời kì "chủ nghĩa tư bản man rợ, rừng rú", chứ không phải "chủ nghĩa tư bản văn minh." Đã có những ý tưởng kiểu như phải cách li người nghèo khỏi người giàu, và ý tưởng này được nhiều người ủng hộ. Sự ủng hộ đó cho thấy xã hội VN đã bắt đầu loạn chuẩn. Những người nhận định như thế dựa trên quan sát rằng có những nhóm lợi ích tỏ ra tham lam vô độ, luôn luôn muốn thao túng kinh tế. Có người cho rằng các nhóm lợi ích, nhóm làm giàu bất chính đang tàn phá đất nước.
5. Khoa học mà không có nhân văn: Kinh doanh mà không dựa trên nền tảng đạo đức xã hội và không xem trọng trách nhiệm xã hội là loại kinh doanh nguy hiểm. Tương tự, trong khoa học, tiêu chuẩn đạo đức và trách nhiệm cũng là một tiêu chí quan trọng. Một công trình nghiên cứu cho dù mang tính khả thi cao và có ý tưởng tốt, nhưng làm phương hại đến cộng đồng và xã hội vẫn không được đánh giá là đạt chuẩn mực. Chính vì bản chất đạo đức của khoa học, nhà khoa học còn phải có trách nhiệm với xã hội, vì nhà khoa học cũng chỉ là một thành viên trong xã hội, không thể nào đứng ngoài hay đứng cao hơn xã hội. Công trình tạo ra chủng virút mới của Tàu có thể đó là một thành tựu về kĩ thuật, nhưng không đạt tiêu chuẩn về đạo đức và trách nhiệm xã hội vì thành tựu đó chẳng đem lại phúc lợi gì cho xã hội hay giúp giảm sự đe dọa của một đại dịch. Ở VN, khoa học chưa phát triển, nhưng đây đó có nhiều người ta dùng khoa học để làm những chuyện thiếu đạo đức.
6. Có tín ngưỡng mà không thờ phượng: Nhìn từ ngoài và từ xa, Việt Nam là một nước ngoan đạo, với số lượng chùa chiền và nhà thờ khá nhiều. Người ta đi lễ hội và đi chùa cũng rất nhiều. Nhưng nếu nhìn kĩ thì việc viếng chùa của họ không phải là vì thờ phượng, mà chủ yếu là mê tín, và hối lộ thần thánh. Có thể nói rất nhiều người đến chùa để cầu thần thánh ban cho chức tước và hanh thông trong sự nghiệp, chứ chẳng phải để thờ phượng và hiến dâng. Ngay cả những người trụ trì trong chùa chưa chắc là người tu hành thật, mà có thể đang đóng một vai diễn nào đó để phục vụ cho một thế lực đang chống lưng họ. Có thể nói rằng cái nền tảng tôn giáo ở VN đã bị xói mòn từ hơn 40 năm qua.
7. Làm chính trị mà không có nguyên tắc: Đối với Gandhi, những người ham quyền lực thường hành động bất chấp nguyên lí và chân lí. Những người cố vị (nhất định bám ghế) bằng mọi giá và mọi cách là những chính trị gia không có đạo đức. Những nguyên tắc trong chính trị mà Gandhi nghĩ đến bao gồm giúp người dân đi đến những lựa chọn sáng suốt, đối xử với dân một cách công bằng, giữ lời hứa và tuân thủ những gì đã đồng ý, không được nói dối và xuyên tạc, và tôn trọng nhân quyền. Ở VN, những người như thế này thật là ... xưa nay hiếm.
Đối chiếu lại thực tế những gì đang xảy ra, có thể nói là Việt Nam đang -- không nhiều thì ít -- phạm phải tất cả 7 tội lỗi này. Một thiết chế xã hội tạo ra những con người làm giàu không nhờ lao động và bất chấp đạo đức, những người thích hưởng thụ trên sự đau khổ của đồng bào, những người bằng cấp đầy mình nhưng thiếu nhân cách, những người buôn bán và hối lộ thần thánh, những người cầm quyền mà chẳng quan tâm đến sự thật và lợi ích của xã hội và dân tộc. Bảy nhóm người này hay 7 cái tội lỗi xã hội này đang làm cho đất nước ta tiêu điều và khó sánh vai với các nước văn minh trên thế giới.
Người Buôn Gió: Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:Ai xỏ mũi ai?
https://www.youtube.com/watch?v=7kR1r21NuHw
Những nhận xét của Người buôn gió thật đúng và chính xác.
Tôi hoàn toàn đống ý và ủng hộ. Bọn Tàu cộng xâm chiếm biển đảo của Việt Nam, nếu là chính quyền hiện nay thực sự là của nước Việt Nam thì phải phản khán và có hành động quyết liệt đòi lại chứ và có hành độn tống khứ chúng ra khỏi lãnh thổ. Trò nghiên cứu tìm tòi giấy tờ xưa thì làm được gì với bọn cướp biển?
Nguyễn Hùng
Câu chuyện về chủ quyền biển đảo Việt Nam là đề tài nóng trong suốt một thập kỷ gần đây. Bắt đầu từ việc quốc vụ viện Trung Quốc tuyên bố thành lập thành phố hành chính với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam dưới cái tên Trung Quốc đặt là Tam Sa, Tây Sa.
Hành động này của Trung Quốc lập tức gây phẫn nộ trong nhân dân Việt Nam, ở hai đầu đất nước Việt Nam là Hà Nội và Sài Gòn lần đầu tiên đã nổ ra biểu tình nội dung phản đối hành vi ngang ngược trên của Trung Quốc. Đó là những ngày đầu tháng 12 năm 2007.
Từ đó đến nay, câu chuyện về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sau bao năm không được nhắc tới, bỗng cháy bỏng trong lòng người Việt Nam ở bất cứ đâu trên trái đất này. Không phân biệt mầu cờ, sắc áo. Ở trong nước liên tiếp nổ ra biểu tình phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc, như năm 2011 có đến 11 cuộc biểu tình diễn ra trong suốt cả mùa hè. Ở nước ngoài cộng đồng người Việt cũng tổ chức nhiều cuộc biểu tình như vậy. Người ta chứng kiến người Việt mang cờ vàng ba vạch đỏ và người Việt xuất khẩu lao động mang cờ đỏ sao vàng, tuy tổ chức các nơi khác nhau nhưng đều chung mục đích phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc đối với hai quần đảo Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam, nhà nước Việt Nam đều lên tiếng đề nghị Trung Quốc chấm dứt hành vi xây dựng trái phép trên hai quần đảo của Việt Nam, đề nghị Trung Quốc không gia tăng hành động gây sứt mẻ quan hệ hai nước.
Dường như hành động của nhà nước Cộng Sản Việt Nam có điều gì không ổn ở đây. Những lời đề nghị của họ đối với Trung Quốc như một cách đồng loã để làm giảm đi tính chất thật sự của hành động xâm lược. Có lẽ để không làm mất lòng Trung Quốc và trước sự phẫn nộ của dân chúng Việt Nam. Nhà nước Cộng Sản Việt Nam đã chọn một lối đi rất an toàn cho họ. Đó là lên án Trung Quốc vừa phải như đề nghị, mong muốn, và giảm nhẹ hình ảnh việc xâm lược thành xây dựng, chiếm giữ trái phép.
Mặt khác nhà nước Cộng Sản Việt Nam bắt bỏ tù những người biểu tình hăng hái nhất để làm giảm nhiệt các cuộc biểu tình. Một cách nham hiểm hơn, nhà nước CSVN tuyên truyền định hướng cho nhân dân nên bảo vệ chủ quyền bằng cách tìm bằng chứng xác nhận chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo bị Trung Quốc chiếm đóng trên.
Không hiểu Cộng Sản Trung Quốc xỏ mũi Cộng Sản Việt Nam đi vào mê lộ tìm bằng chứng chủ quyền hay là Cộng Sản Việt Nam xỏ mũi người dân Việt Nam bằng cách khuyến khích họ đấu tranh giữ chủ quyền bằng cách đi tìm bằng chứng?
Hàng loạt phong trào tìm hiểu lịch sử biển đảo được phát động, nhiều nhà khảo cổ, nghiên cứu cũng đam mê đi tìm bản đồ, bằng chứng này nọ để khẳng định chủ quyền Việt Nam với hai quần đảo trên. Dẫn đến việc Trung Quốc đưa ra bằng chứng của họ bằng bản đồ cổ xưa, Việt Nam cũng đưa ra bản đồ cổ xưa. Cứ lằng nhằng như thế kéo dài từ năm này qua năm khác, trong khi đó Trung Quốc gia tăng xây dựng thành phố trên đảo, trường học, bệnh viện, căn cứ quân sự , đường băng cho máy bay quân sự và hải đăng ….và Trung Quốc còn tiến bước nữa là đổ cát xây đảo ngầm thành đảo cạn.
Sau khi cả dân chúng đi vào mê lộ của việc tìm bằng chứng chủ quyền từ thời tám hoánh. Để rồi Nhà nước Việt Nam ngậm ngùi than vãn không thể đưa vấn đề này ra toà án quốc tế, vì ra chưa chắc chúng ta đã thắng!!! Lý do không thắng là do bằng chứng chủ quyền cổ xưa chúng ta có, Trung Quốc cũng có.
Chẳng hiểu sao nhiều người không nhận ra ý đồ thâm độc của CSVN hay CSTQ khi chọn cách giải quyết chủ quyền bằng tìm bằng chứng lịch sử cách đây vài trăm năm như vậy. Nếu như thế thì người Lã Mã có thể khoanh vùng chủ quyền của họ khắp vùng ven biển Địa Trung Hải, hoặc nếu Trung Quốc gọi biển Nam Trung Hoa là của họ thì người Ấn Độ sẽ có chủ quyền tất cả những hòn đảo và vùng nước trên Ấn Độ Dương.
CSVN hay CSTQ đang dẫn người dân Việt Nam đi vào lối tranh đấu mơ hồ, để họ có thể dễ dàng thoả hiệp với nhau.
Nhưng chẳng mấy ai nhận ra rằng, Việt Nam có một bằng chứng cực kỳ quan trọng, xác nhận chủ quyền của Việt Nam, khẳng định được tính chất xâm lược của Trung Quốc, những bằng chứng rất có giá trị trước toà án quốc tế. Đó là sinh mạng của những chiến sĩ Việt Nam đã ngã xuống trước họng súng của quân xâm lược Trung Quốc tại hai quần đảo này cách đây không lâu. Những bằng chứng gần nhất và sinh động nhất, rõ nét nhất và đầy đủ sự thuyết phục nhất.
Thật vô lý là làm sao cứ phải trưng bản đồ cổ này nọ. Trong khi chỉ cần lấy tư liệu về hành động xâm lược vũ lực , khát máu của Trung Quốc mới đây trình cho toà án quốc tế, đập vào mặt Trung Quốc là xong phần bằng chứng. TQ nói của họ từ xưa, thế Việt Nam có dùng vũ lực để chiếm không, có bắn giết dân quân họ đang sống trên đảo để chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền như họ làm không.? Chỉ biết rằng chúng tôi đang sở hữu hoà bình, chúng tôi khai thác, sử dụng hàng trăm năm mà không đánh giết ai. Vậy bỗng nhiên chúng tôi bị Trung Quốc mang tàu, súng đến thảm sát dân quân chúng tôi rồi xây căn cứ quân sự và bảo là của họ.
Trưng ra những bằng chứng mới nhất bằng máu, nước mắt do Trung Quốc gây ra với quân dân Việt Nam. Những tội ác tàn bạo mang tính xâm lược, thôn tính, chiếm đoạt..là những bằng chứng rõ ràng và hùng hồn, đanh thép nhất để khẳng định chủ quyền. Thế nhưng CSVN đã làm ngơ bằng chứng giá trị này, xúi dục dân chúng đi vào việc hão huyền sẽ làm đau đầu, tốn công của toà án quốc tế, dư luận quốc tế qua việc, lấy những bằng chứng từ thời ông bà, ông vải ra.
Dường như CSTQ đã đặt cho CSVN chọn lựa đường lối giành lấy chủ quyền trong khuôn khổ cái gọi là ” vừa hợp tác vừa đấu tranh ” và trong khái niệm này thì CSTQ cho CSVN đấu tranh bằng cách đi tìm bằng chứng chủ quyền qua những giấy tờ, bản đồ xưa cũ từ 100 năm đổ về trước. Còn chuyện mới đây không được nhắc đến. Thêm nữa là CSVN chỉ được lên tiếng phản đối trong khuôn khổ những từ ngữ như đề nghị, chiếm giữ trái phép…không được gọi là xâm lược vũ trang. Về hành động Trung Quốc chỉ cho phép Việt Nam dùng ngư dân ra biển để khẳng định chủ quyền.
Và tranh chấp thế nào có thế nào đi nữa, CSVN cũng phải tuân theo đường lối 3 không đã cam kết với Trung Quốc. Không được liên minh quân sự với nước khác, không được cho nước khác đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam, không được dựa vào viện trợ của nước khác để chống Trung Quốc.
CSTQ có thể xỏ mũi được CSVN. Nhưng người dân Việt Nam đừng để CSVN tiếp tay cho CSTQ xỏ mũi mình. Xin thôi ngay việc tìm bằng chứng trong lịch sử xa xưa, nhưng hội thảo bàn về chủ quyền từ thời vài trăm năm trước, đó là việc làm chả đi đến đâu trong khi chính môn lịch sử ở Việt Nam còn đang khốn nạn. Hãy tập trung tìm những bằng chứng thời bây giờ ở các vụ xâm lược vũ trang, giết người cướp đất của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1974 đến nay. Hiện nay CSVN đang cố tình làm ngơ và không nhắc nhở gì đến những bằng chứng quý giá, thiết thực đó. Củng cố những tư liệu đó trước khi chúng bị CSVN xoá sạch phi tang hộ CSTQ. Trong các hội thảo quốc tế, các cuộc nói chuyện về chủ quyền biển Đông với quốc tế, chỉ cần trưng nhưng bằng chứng đẫm máu đó ra giá trị gấp ngàn lần những tấm bản đồ, chiếu nhà vua, sắc lệnh cổ xưa nào đó.
Làm thế, để quân xâm lược CSTQ nhận được thông điệp , dù chúng xỏ mũi được chế độ CSVN ngày nay. Nhưng không bao giờ chúng xỏ mũi được người dân Việt Nam đi theo hướng ” đấu tranh” mà chúng vạch ra như người ta xỏ mũi con trâu dắt đi theo hướng nào cũng được.
Tại
sao Hải quân Mỹ tiến hành tuần tra sát các rạn san hô tại quần đảoTrường Sa?
Trong khi Phi Luật Tân đang tiến hành kiện Trung cộng
ra trước Toà án Quốc Tế vì vị phạm nghiêm trọng Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển
1982,và vụ kiện đã được tòa án chập thuận sẽ đưa ra xét xử vào cuối tháng
11/2015, ngày 26/10/2015 hải quân Mỹ đã chính thức đưa chiến hạm Lassen của họ đến
tuần tra tại khu vực quần đảo Trường Sa và vào sâu trong khu vực 12 hãi lý sát
các rạn san hô ngầm tại Subi và Gạc Ma mà Trung cộng đã cưởng chiếm từ Việt Nam
từ năm 1988 sau cuộc thảm sát 64 chiến sĩ công binh hải quân Việt Nam tại bải
san hô Gạc Ma , để khẳng định quyền tự do hải hành trong vùng biển quốc tế đã
được Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển xác định tại các vùng biển không có đảo
tự nhiên.
Phi Luật Tân chưa từng xảy ra hải chiến và không bị
Trung cộng chiếm đoạt các đảo mà họ đang đóng giữ nhưng chính phủ Phi Luật Tân đã
hiên ngang, bất chấp những lời đường mật dụ dổ hay hù dọa của cộng sản Tàu, đang
kiện nước này ra tòa án Quốc tế tố giác hành động gây hấn và bá quyền tại vùng
quần đảo Trường Sa.
Nhà nước cộng sản Việt Nam đã cam tâm trao dần biển đảo
cho bọn bá quyền xâm lược Tàu cộng. Vì ngu dại và mù quáng theo thứ chủ nghĩa cộng
sản vong bản, năm 1958 Hồ Chí Minh đã phản bội đất nước, bán nước, ký công hàm
thừa nhận Tàu kiểm soát vùng biển Đông trong khi chủ quyền thực sự thuộc về nhân
dân miền Nam Việt Nam Cộng Hòa để đổi lấy vũ khí và lương thực theo đuổi chiến
tranh đẩm máu nhuộm đỏ miền Nam Việt Nam gây ra hàng triệu người dân Việt Nam bị
giết hại và đất nước điêu linh. Thế hệ tiếp theo của Việt cộng tiếp tục theo đường
mòn HCM, trao cho bọn cộng sản Tàu một phần vịnh Bắc Bộ và năm 1988 lãnh đạo chóp
bu của ĐCSVN ra lệnh chiến sĩ tại quần đảo Trường Sa buông tay không được phép đánh
trả để chọ bọn sát nhân cộng sản Tàu tàn sát và chiếm vùng bải đá ngầm Gạc Ma.
Chính tại vùng bài đá ngầm này bọn bá quyền cộng sản Tàu đã và đang tiếp tục bồi
đắp thiết lập sân bay và căn cứ quân sự khổng lồ nhằm ý đồ chiếm trọn khu vực
quần đảo Trường Sa, ngăn cấm tàu thuyền di chuyển xuyên qua vùng biển quốc tế sát
các bải đá ngầm. Hành động cộng sản Tàu xâm chiếm biển đảo của Việt Nam, sát hại
ngư dân Việt Nam làm ăn tại vùng biển của Việt Nam đang bị thế giới lên án nhưng
lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam không những không lên án và thách thức bọn bá
quyền cộng sản Tàu mà họ lại kết thân, xem bọn bành trướng sát nhân cộng sản Tàu
là đồng chí là anh em ruột thịt.
Trong lúc tình hình tại quần đảo Trường Sa rất nóng bỏng
và cơ nguy đối đầu quân sự có thể xảy ra; các nước Nhật, Úc, Ấn, Âu Châu và đặc biệt Mỹ đã
lên tiếng phản đối hành động ngang ngược của cộng sản Tàu đòi quyền lãnh hải 12
dặm chung quanh các bải san hô ngầm bằng hành động cụ thể với việc đưa khu trục
hạm Lassen đi tuần tra sát vùng bải đá ngầm Subi - Gạc Ma và Vành Khăn, nơi mà
bọn cộng sản Tàu vừa bồi lấp và xây dựng căn cứ quân sự với các đường bay to lớn;
lãnh đạo đảng và nhà nước chư hầu cộng sản Việt Nam lại đón Chủ tịch cộng sản Tàu
Tập Cận Bình sang kinh lý. Đảng CSVN một mặt đón tiếp thịnh soạn nhân vật đại
diện một nước đang chiếm đóng lãnh hải biển đảo và thường xuyên giết hại ngư dân
Việt Nam, mặt khác ra lệnh cho bọn công an côn đồn tay sai chỉ biết còn đảng cs
Tàu còn mình đàn áp tàn nhẩn những người dân yêu nước lên tiếng phản đối tên cướp
biển Tập Cận Bình có mặt tại Việt Nam. Thật nhục nhã cho chóp
bu đảng CSVN là ngay sau khi vời Việt Nam đến Singapore Tập Cận Bình đã công
khai xấc xược lên tiếng bảo rằng Trường
Sa là lãnh thổ của Tàu từ thời xa xưa. Thật nhục quốc thể khi
lãnh đạo Việt cộng tại Ba đình Hà Nội ngửa tay ăn mày số tiền còm 1 tỷ Mao tệ
(200 Triệu USD) từ Tập Cận Bình để bán đứng biển đảo cho bọn bá quyền Tàu cộng.
Đối với bọn bành trướng Tàu cộng, đây là vố làm ăn một vốn vạn lời với Việt cộng.
Clip video dưới đây với phụ đề tiếng Việt đài truyên hình
PBS thực hiện cuộc phỏng vấn bà Bonnie Glazer Giám đốc Tổ nghiên cứu sức mạnh của
cộng sản Tàu thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Toàn Cầu về lý do tại sao hải
quân Mỹ phải thực hiện các cuộc tuần tra trong vùng biển sát các bải đá ngầm của
Việt Nam bị Trung Cộng chiếm đoạt và bồi lấp xây dựng các sân bay và cơ sở quân
sự to lớn.