Chớp ông thầy – Một cuộc đàm thoại trong lớp chính trị
Posted by adminbasam on 05/09/2015
Cafe Ku Búa
Tác giả: Mộng Hỏa
Biên soạn: Ku Búa
3-9-2015
Giới thiệu: Tôi là một thanh niên 97-er vừa vào đại học (ĐH) trong một trưa trời dịu mát của Sài Gòn viết vào nhật ký chuyện sáng nay mang tên: Chớp Ông Thầy. Những chuyện dưới đây được cam đoan là có thật, tuy sẽ thay đổi một số tình tiết nhỏ không đáng kể để giữ bảo mật thông tin và an toàn về sau.
Tôi vừa bước vào lớp, trễ 10 phút do ban đầu tôi tưởng là nghỉ hôm nay, vì mai là 2 tháng 9. Nhưng không, bật laptop lên, lấy số điện thoại và hỏi trường ĐH, thì được báo: ”sinh hoạt như thường em.”
Các bạn nữ thì ồ lên khi thấy tôi vào lớp, như một ngôi sao, một số bạn nhăn mặt, họ đã than phiền rằng tôi hay xen vào bài giảng làm họ không ghi và nghe được đầy đủ bài. Các bạn nam thì hú tôi, gọi Tuấn, qua đây ngồi mậy. Tôi cười, nhưng lịch sự, tôi cúi đầu thấp khá lâu về phía thầy, rồi khi ngẩng lên tôi nói: ”Chào thầy, em xin phép.”
Bước vào, ngồi kế bọn con trai, bọn nó vỗ vai cười đùa, tôi cũng cười lại và lấy ra giáo trình môn. Môn gì ? Môn gì mà sao tôi lại chớp thầy vậy ? À, môn Chính Trị – Pháp Luật.
Lúc bước vào là thầy đã giảng được một ít đầu bài rồi, rồi thầy nói, để tiếp tục bài giảng về Luật Lao Động, tôi đã giảng sơ về khái niệm rồi, bây giờ nói tới hai chủ thể trong đây là Người Lao Động (NLĐ) và Người Sử Dụng Lao Động.
Rồi thầy bật slide lên, chia hai cột, một bên, là hình ảnh những người công nhân ngồi tụ lại, cắm cúi làm, một bên là hình ảnh một lão già, mập, hói, áo quần sang trọng tuy hơi nhếch nhách, miệng ngậm xì gà đang phả khói.
Dưới hình ảnh người công nhân, là khái niệm về NLĐ. Dưới đó thầy viết, là những người làm công, làm thuê, để kiếm được đồng tiền lương, là thuộc về tầng lớp yếu. Rồi thầy giảng thêm:
Thầy liền trả lời: ”Ấy em đừng nói vậy. Em muốn kiện hay gì cũng phải có chứng cứ, mà nếu em muốn bãi công thì mình em làm được gì, phải có người ủng hộ, phải có người lãnh đạo, mình em có làm được không ?”
Tôi vừa định tiếp thì thầy đã giơ tay ngưng cuộc đàm luận và tiếp tục bài giảng. Thầy giảng về cái gì? Cái….. ác của tư bản với hình ảnh gã trọc phú kia. Và những việc đáng thương, đáng lo như cái nghèo đói, bệnh tật, hoàn cảnh giai cấp công nhân do bị chủ đối xử tệ, và rằng bọn chủ đúng là có đóng góp cho xã hội nhưng chủ yếu vẫn là lo vét bộn túi chúng. Tôi ngồi cười nhạt và nhìn ra cửa sổ thở dài. Thầy thấy vậy ngưng giảng lại và hỏi tiếp: ”Hình như em vẫn còn mắc mứu với tôi thì phải. Lần này em có thể nói tiếp.”
Tôi tuy trong bụng có hơi nhạt đi, nhưng vẫn khó chấp nhận luận điệu này, tôi mới nhẹ đứng dậy nói:
Những lời giảng tiếp theo của thầy về luật lao động, hợp đồng, tôi cảm thấy khô khan và buồn ngủ. Tôi cũng tham gia vào bài giảng nhưng theo tôi thì nó đi vào tai trái ra ngay tai phải, mọi thứ đều có trong giáo trình, nói lại y hệt khó gì.
Và may sao, một anh bạn nhà kế bên là thành phần có người thân trước đây đánh cho Việt Nam Cộng Hòa, nên hai bên nói chuyện thoải mái. Nói hết bài giảng, hết chuyện. Rảnh thì làm cái ”Chớp Ông Thầy 1 Và 2” cho các bạn coi.
Tác giả: Mộng Hỏa
Biên soạn: Ku Búa
3-9-2015
Giới thiệu: Tôi là một thanh niên 97-er vừa vào đại học (ĐH) trong một trưa trời dịu mát của Sài Gòn viết vào nhật ký chuyện sáng nay mang tên: Chớp Ông Thầy. Những chuyện dưới đây được cam đoan là có thật, tuy sẽ thay đổi một số tình tiết nhỏ không đáng kể để giữ bảo mật thông tin và an toàn về sau.
Tôi vừa bước vào lớp, trễ 10 phút do ban đầu tôi tưởng là nghỉ hôm nay, vì mai là 2 tháng 9. Nhưng không, bật laptop lên, lấy số điện thoại và hỏi trường ĐH, thì được báo: ”sinh hoạt như thường em.”
Các bạn nữ thì ồ lên khi thấy tôi vào lớp, như một ngôi sao, một số bạn nhăn mặt, họ đã than phiền rằng tôi hay xen vào bài giảng làm họ không ghi và nghe được đầy đủ bài. Các bạn nam thì hú tôi, gọi Tuấn, qua đây ngồi mậy. Tôi cười, nhưng lịch sự, tôi cúi đầu thấp khá lâu về phía thầy, rồi khi ngẩng lên tôi nói: ”Chào thầy, em xin phép.”
Bước vào, ngồi kế bọn con trai, bọn nó vỗ vai cười đùa, tôi cũng cười lại và lấy ra giáo trình môn. Môn gì ? Môn gì mà sao tôi lại chớp thầy vậy ? À, môn Chính Trị – Pháp Luật.
Lúc bước vào là thầy đã giảng được một ít đầu bài rồi, rồi thầy nói, để tiếp tục bài giảng về Luật Lao Động, tôi đã giảng sơ về khái niệm rồi, bây giờ nói tới hai chủ thể trong đây là Người Lao Động (NLĐ) và Người Sử Dụng Lao Động.
Rồi thầy bật slide lên, chia hai cột, một bên, là hình ảnh những người công nhân ngồi tụ lại, cắm cúi làm, một bên là hình ảnh một lão già, mập, hói, áo quần sang trọng tuy hơi nhếch nhách, miệng ngậm xì gà đang phả khói.
Dưới hình ảnh người công nhân, là khái niệm về NLĐ. Dưới đó thầy viết, là những người làm công, làm thuê, để kiếm được đồng tiền lương, là thuộc về tầng lớp yếu. Rồi thầy giảng thêm:
- ”Các em thấy đó, bọn chủ nó có tiền, có quyền hà hiếp người làm hay làm đủ trò hành hạ, các em có thấy chúng ác không?”
Thầy liền trả lời: ”Ấy em đừng nói vậy. Em muốn kiện hay gì cũng phải có chứng cứ, mà nếu em muốn bãi công thì mình em làm được gì, phải có người ủng hộ, phải có người lãnh đạo, mình em có làm được không ?”
Tôi vừa định tiếp thì thầy đã giơ tay ngưng cuộc đàm luận và tiếp tục bài giảng. Thầy giảng về cái gì? Cái….. ác của tư bản với hình ảnh gã trọc phú kia. Và những việc đáng thương, đáng lo như cái nghèo đói, bệnh tật, hoàn cảnh giai cấp công nhân do bị chủ đối xử tệ, và rằng bọn chủ đúng là có đóng góp cho xã hội nhưng chủ yếu vẫn là lo vét bộn túi chúng. Tôi ngồi cười nhạt và nhìn ra cửa sổ thở dài. Thầy thấy vậy ngưng giảng lại và hỏi tiếp: ”Hình như em vẫn còn mắc mứu với tôi thì phải. Lần này em có thể nói tiếp.”
Tôi tuy trong bụng có hơi nhạt đi, nhưng vẫn khó chấp nhận luận điệu này, tôi mới nhẹ đứng dậy nói:
- ”Nếu thầy bảo là họ là thế yếu, bị đối xử bất công, thì bảo họ là đừng có đi làm, ở nhà cho khỏi bị giai cấp tư bản khỏi bóc lột! Em học Tài Chính Kinh Tế, tương lai sẽ là một chủ doanh nghiệp, những lập luận của thầy em thấy rõ sai lầm. Em có kề súng vào họ bắt họ đến xin việc không? Em có dí dao vào bảo họ ký hợp đồng không? Không ! Đó là lựa chọn của họ.
- ”Vả lại, em biết cái tương lai làm chủ doanh nghiệp nó cực nhọc, khổ ải thế nào, em phải lèo lái công ty, phải đảm bảo thu nhập cho những người dưới quyền em, đảm bảo công ty được hoạt động tốt, đúng luật, và có thể cạnh tranh với công ty khác. Bao nhiêu là việc cần làm và những những rủi ro em phải chấp nhận, chất xám em phải bỏ ra, thì túi em dày thêm là chuyện khỏi bàn cãi.”
- ”Lạ một điều nữa là em chưa nghe những công nhân của Mỹ, Châu Âu, Nhật, Hàn, hay Đài Loan nào đó phải than khóc vì đói thầy ạ. Em thấy họ bóc lột cũng dữ lắm đó thầy, vậy mà bên nước ta vẫn kêu gọi, thu hút vốn đầu tư. Và nếu thầy bảo là làm chủ là bóc lột, thì em nghĩ dân Việt cứ làm công cho Nhật, Hàn và Đài dài dài đi cho khỏi mang tiếng.”
- ”Em nói vậy là không được, sao em lại áp đặt suy nghĩ của em cho người khác vậy chứ, dù họ có bóc lột thật nhưng họ vẫn tạo việc làm, vẫn có đóng góp cho ta, em đừng nghĩ rằng những gì em nghĩ là đúng, cái tật đó nên tránh. Thầy thấy em đang hiểu sai lời giảng của thầy.”
- ”Đơn giản là lời giảng của thầy làm em cảm thấy mặc cảm với việc mình sẽ làm, và làm cho em cảm thấy như mình là một thằng móc túi họ làm giàu cho mình vậy.”
- ”Không, không, em hiểu sai rồi, phải nghĩ là họ cũng có mặt tốt, và mình cần họ, chứ không phải xem họ như kẻ thù, ngồi xuống trước đi rồi mình tiếp tục bài giảng.”
Những lời giảng tiếp theo của thầy về luật lao động, hợp đồng, tôi cảm thấy khô khan và buồn ngủ. Tôi cũng tham gia vào bài giảng nhưng theo tôi thì nó đi vào tai trái ra ngay tai phải, mọi thứ đều có trong giáo trình, nói lại y hệt khó gì.
Và may sao, một anh bạn nhà kế bên là thành phần có người thân trước đây đánh cho Việt Nam Cộng Hòa, nên hai bên nói chuyện thoải mái. Nói hết bài giảng, hết chuyện. Rảnh thì làm cái ”Chớp Ông Thầy 1 Và 2” cho các bạn coi.
No comments:
Post a Comment