Friday, May 30, 2014

Biển Đông đang trên bờ vực của chiến tranh

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2014/05/bien-ong-ang-tren-bo-vuc-cua-chien-tranh.html#more

Biển Đông đang trên bờ vực của chiến tranh


ABCNguyễn Hùng (Danlambao) Dịch - Lời đối thoại trong chương trình phóng sự “Trường Sa” ABC TV AUSTRALIA được chuyển ngữ sang tiếng Việt.

Phút 0

Chào ông
Chào buổi sáng

Tôi đã đến rất nhiều vùng xung đột nhưng không bao giờ trên một chiếc thuyền có đầy gà.
Chiếc tàu mang thực phẩm đến cung cấp cho một ngôi làng nhỏ trong quần đảo Trường Sa.
Đó là trung tâm của một trong những tranh chấp biến động nhất châu Á giữa 6 quốc gia đấu tranh giành quyền kiểm soát nguồn dầu khí to lớn dưới lòng biển.
Chúng tôi được cho phép đi cùng.
Chúng tôi rất là thích thú. Tôi đã cố gắng tìm cách đi thăm quần đảo Trướng Sa trong 20 năm qua.
Đây là vùng rất nhạy cảm, phóng viên nước ngoài phương Tây không được phép đến thăm viếng.
Đó là vấn đề đầy thú vị. Nó đã âm ỉ trong nhiều thập niên.
Nó thường xuyên đưa khu vực bên bờ vực của chiến tranh, nhưng ngoài Á Châu, rất ít người nghe đến những đảo này.
Và hầu như không có ai đến thăm viếng. Chuyến đi này là chuyến đi để đời.
Quần đảo Trường Sa gồm nhiều đảo nhỏ, rạn san hô, các bải cát, những vùng đá ngầm rải rác trên một vùng rộng lớn trên biển Đông.
Chính chúng không có giá trị gì nhưng người ta tin rằng vùng này được bao trùm với rất nhiều dầu khí.
Chúng tôi đang hướng đến hòn đảo chính của Phi Luật Tân: đảo Pagasa (đảo Thị Tứ) và sẽ chạy xuyên qua vùng biển có nhiều kẻ thù địch.
Việt Nam, Mã Lai Á, Đài Loan, Brunei cũng giành chủ quyền một vài hòn đảo.
Còn Trung cộng thì đòi chủ quyền toàn bộ biển Đông, lấn sát tận bờ biển của các nước trong vùng.
Và đó là nơi mà cuộc xung đột này thực sự trở nên nghiêm trọng, bởi vì Trung cộng giành toàn bộ biển Đông - có lẽ vì cái tên biển Nam Trung Hoa.
Eugenio Bito - Onon là thị trưởng của vùng đảo Philippines tuyên bố chủ quyền.
Đô thị của ông được gọi là Kalayaan chỉ có 150 cư dân, nhưng ông tin rằng dầu khí có thể biến đổi đất nước nghèo khó của mình.
"Chúng tôi gọi nhóm đảo Kalayaan của chúng tôi, vùng bải đá chìm mực nước biển là của Philippines”
Vùng đảo Trường Sa chỉ xuất hiện một lần trong sinh hoạt nghệ thuật phổ biến trong dân chúng, đó là vào thập niên 90 trong một cuốn sách tiểu thuyết gây cấn tựa SSN của nhà văn nổi tiếng Tom Clancy, mật mã của những tiềm thủy đỉnh nguyên tử tấn công.
Trích dẫn bìa sau: “Trung Quốc đã xâm chiếm quần đảo Trường Sa giàu dầu mỏ"
Mỹ đã phản ứng nhanh chóng và chết người và chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu.
Clancy đã rất vừa lòng với ý tưởng đó. Thậm chí ông còn tạo ra trò chơi này trên CD ROM.
VIDEO GAME: Đây là Greg Haze của Lầu Năm Góc. Trong một hành động gây sốc, Trung cộng đã phát động một cuộc tấn công toàn diện vào chuỗi đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Chúng tôi nhận được báo cáo rằng lực lượng quân đội Trung cộng đã tràn ngập tất cả những vùng đảo từng được duy trì và tuyên bố chủ quyền bởi các quốc gia khác.
Trò chơi này để cho các tay chơi game chỉ huy tàu ngầm Mỹ đánh chìm hạm đội Trung cộng.
Trong cuộc sống thực thì chỉ có trận chiến đấu nghiêm trọng xảy ra giữa Trung cộng và Việt Nam.
Vào năm 1988 họ đã giao tranh ngắn ngủi nhưng đẫm máu tại một rạn san hô đang tranh chấp.
Hơn 60 bộ đội Việt Nam bị thảm sát trong trận chiến mà Trung Quốc ca ngợi là một chiến thắng lớn.
Xướng ngôn người Tàu:"Lịch sử (Tàu) sẽ nhớ mãi mãi khoảnh khắc này.
Con đường ngoại giao đã tạm thời ngừng đổ máu thêm nhưng năm nay các mối quan hệ (giữa Trung cộng và Việt Nam) đã xấu đi đáng kể.
Ngày 06/05, lực lượng hải quân Trung cộng đâm vào một tàu biển Việt Nam trong quần đảo tranh chấp (Hoàng Sa) ở phía bắc quần đảo Trường Sa.
Việt Nam đã cố gắng ngăn chặn Trung cộng lắp đặt một giàn khoan dầu. Cả hai bên đã bắn vào nhau với vòi rồng nước.
"Bằng tất cả những phương cách áp đặt, Trung cộng đang thực hiện nhiều thứ.
Có lẽ không chỉ bằng cách bắt nạt ngư dân của chúng tôi hoặc lực lượng hải quân nhỏ của chúng tôi.
Trung cộng đã cố gắng chèn ép Philippines ra khỏi khu vực Trường Sa và để chiếm những vùng biển đảo không có dân cư ngụ.
Trung cộng xây dựng một cơ sở to lớn trên bải đá ngầm Vành Khăng (Mischief Rief) mà họ chiếm đoạt từ Phillipines vào năm 1994.

Phút 05.00

Bây giờ là bải đá ngầm Vành Khăn (Mischief Rief) và nó là bải san hô, không có gì, ngay cả nó không phải là một hòn đảo.
Đầu tiên Trung cộng cho xây lên một trạm dừng chân tá túc cho ngư phủ của họ.
Sau đó họ xây lên một pháo đài đồn trú kiên cố cao ba tầng cao với một sân bóng rổ.
Hiện nay họ đã có máy sản xuất điện từ gió.
Như vậy có nghĩa là họ xây dựng trên mực nước biển,?
Đúng rồi, bên trên bải san hô.
Malaysia và Việt Nam đã làm theo cách của Trung cộng, xây dựng cơ sở trên rạn san hô mà nhìn vào giống cảnh trong phim James Bond.
Anh thấy các cơ sở của khách sạn và anh cũng nhìn thấy hồ bơi và một cầu cảng.
Chắc ông không có những thứ này trên đảo của ông?
Chúng tôi chỉ ghen tị mà thôi!
Ông thị trưởng rất thất vọng với chính phủ Phi luật Tân, vì nguồn tài chánh quá eo hẹp là quốc gia duy nhất hầu như không xây cất được sơ sở nào trên vùng đảo.
Hòn đảo vẫn còn nguyên sơ, xinh đẹp của chúng tôi đang chờ phát triển.
Sau hai ngày trên biển, chúng tôi dừng lại tại một trong những hòn đảo của Philippines gọi là Lawak.
Thay vì chi không giới hạn thì hình như không chi gì cả!
Đó là nơi họ.. chổ nghỉ ngơi của họ.
Trở lại tàu, điều kiện không tốt hơn gì nhiều. Jacqueline Morales là giáo viên trường làng trên đảo Pagasa.
Với ba đứa con mệt mỏi của riêng mình, chuyến đi về lại nhà là không có gì ngoài sự yên tĩnh.
Thật là điều khó khắn cho tôi ở trên chiếc tàu này, vì điều kiện trên tàu, rất nong.
Phải liều lĩnh với tinh thần yêu nước để di chuyển đến một hòn đảo tranh chấp ở giữa đại dương.
Đó là việc trọng đại mà tôi đang sống tại đó và trường học còn tồn tại.
Việc đó sẽ ngăn chặn người Trung cộng , bởi vì họ không thích điều đó, có một trường học ở đó, và những người sống ở nơi đó.
Vào buổi sáng của ngày thứ ba chúng tôi đang ở giữa vùng lãnh thổ tranh chấp.
Một tàu khu trục hải quân Philippines chạy theo chúng tôi khi chúng tôi tiếp cận vùng đảo Việt Nam và Trung cộng chiếm giữ.
Đôi khi họ đóng giữ ngay bên cạnh nhau.
Đây là hòn đảo nhỏ Parola . Có một toán nhỏ thủy quân lục chiến Philpippines.
Có một toán nhỏ thủy quân lục chiến Philpippines đang thực tập chống lại cảnh bị lính Trung cộng tấn công.
Philippines trước kia cũng có lính TQLC đóng trên hòn đảo Pugad kế cận cách đây 3 Km, nhưng bị Việt Nam chiếm đóng vào năm 1975.
Điều đó xảy ra trong một ngày lính Philippines rời đảo đi tuần tra vùng biển chung quanh.
Và lính Việt Nam chờ đợi dịp sơ hở đó, đổ bộ lính lên đảo rồi tuyên bố chủ quyền, và họ đã ở đó từ khi đó.
Đó là bài học được rút ra: không cần biết bạn tranh cải gì về luật lệ hay quyền chủ quyền.
Nếu muốn giành quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa bạn phải chiếm đóng chúng.
Thị trưởng Eugenio đã cho biết thật đáng buồn là trong khi Việt Nam xây dựng các cấu trúc đa tầng và một bến cảng trên Pugad.
Ông nói rằng tiền dành cho hòn đảo của mình đã biến mất vào túi của các chính trị gia.
Chúng tôi thuộc loại đô thị nghèo nhất nước.
Tôi không là người lãnh đạo chính phủ.
Tôi tin tưởng chính quyền trung ương nên tồn tại để trợ giúp chính quyền địa phương, đó là điều tôi đang làm.
Thực ra chỉ yêu cầu họ giúp đỡ tôi.
Bởi vì tầm nhìn của tôi đối với Kalayaan là phát triển vùng này cho nghề đánh cá biển.
Một khu vực đặc biệt dành cho nghề cá biển và du lịch.
Bốn giờ sau đó chúng tôi cuối cùng nhìn thấy Pagasa.
Những hành khách là một hỗn hợp của nhân viên chính quyền thành phố và cư dân trở về.
Với diện tích 37 ha, đó là hòn đảo lớn nhất nằm trong sự kiểm soát của Philippines.
Với một phi đạo bằng đất dùng cho căn cứ quân sự đóng bên cạnh.

Phút 10.00

Nhưng lại bị vây quanh bởi những xác tàu rỉ sét, có vẻ bị bỏ quên như Parola bị bỏ quên .
Tôi nghỉ là chúng ta cần có một cầu tàu.
Đã có kế hoạch xây một cầu cảng tại nơi bạn nhìn thấy ở đó có một đường đắp cao.
ôi trời ơi!
Từ năm 1997
Ngay cả một chiếc thuyền nhỏ không thể cập bờ trong vùng nước cạn.
Do đó tất cả mọi thứ đều cần phải được khiên cho đoạn 30m sau cùng để vô bờ.
Nơi này không phải là nơi đến được một cách dề dàng
Không như những đảo khác của Philippines, nơi này không có khách sạn cao cấp.
Thực ra không có cơ sở phục vụ khách du lịch.
Không phải là không cần sang trọng, nhưng sau 4 ngày lênh đênh trên biển, đây được xem là sang rồi.
Lòng nhiệt tâm của những nhân viên của ông Thị Trưởng được bắt đầu rất sớm.
Họ có một loạt các dự án mới sẽ được thực hiện trong hai tuần tới, bao gồm các tháp điện thoại di động đầu tiên.
Sự xuất hiện của tàu tiếp tế đã tạm thời tăng gấp đôi dân số.
Trước những năm 1950 các quần đảo này hoàn toàn không có người ở.
Philippines chỉ bắt đầu định cư dân ở đây vào cuối những năm 70 để đẩy mạnh quyền chủ quyền của nước này.
Chỉ bây giờ nơi này mới bắt đầu trông giống như một cộng đồng cư dân thực sự.
Chúng tôi có được một vị khách du lịch tại đây với chúng tôi.
Có một bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho mọi người trong làng.
Thị trưởng Eugenio đã kéo dài ngân sách ít ỏi của mình để xây dựng một số nhà mới.
Nhưng đó là một cái bóng của những gì ông muốn làm.
Nếu so sánh sự phát triển của chúng tôi với phần còn lại của các đảo trong biển Đông.
Tôi nghĩ rằng khu vực đảo phía Tây Philippines, ở đây là kém phát triển nhất.
Và đôi khi, ông biết không, việc này gây thất vọng cho chúng tôi.
Quá thất vọng!... dạ đúng.
Sau hơn ba thập niên qua, chỉ có một vài chục ngôi nhà bên cạnh con đường cát nhỏ.
Nguồn điện gia dụng chỉ từ máy phát điện và không có hệ thống nước sinh hoạt chung.
Chúng tôi gặp lại cô giáo Jacqueline Morales và chồng đang cố gắng giặt những quần áo dơ tồn động sau bốn ngày đi trên biển.
Tôi rất vui vì chúng tôi đang ở đây về lại căn nhà của chúng tôi ngày hôm nay.
Chúng tôi có thể làm những gì chúng tôi muốn làm, không giống như trên tàu, thật rất khó khăn, bạn bị say song.
Gia đình bà nhanh chóng ổn định lại cuộc sống thường ngày của họ trên đảo.
Những đứa trẻ bắt đầu bữa ăn tối.
Nhưng cô ấy cũng ý thức rỏ tình trạng bấp bênh của cộng đồng cư dân trên đảo nếu Trung Quốc tiếp tục siết chặt.
Tôi lo lắng về điều gì có thể xảy ra.
Chúng tôi biết rằng họ (Trung cộng) có ý đồ muốn chiếm đảo này.
Tất nhiên họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn làm.
Và ngay cả khi vẫn còn những người ở đây.
Tốt thôi, tôi sẽ giao số phận tôi trong tay Chúa.
Dĩ nhiên các em bé con gái của cô không lo lắng gì.
Đối với các em, Pagasa là gần như cảnh thiên đường.
Các boongke bê tông ở cuối bãi biển là một bằngchứng cho cuộc đối đầu sẽ lâu dài.
Chúng được xây dựng trong thập niên 70, một vài năm sau khi căn cứ quân sự được thành lập.
Nếu bạn có một cái như vầy và bạn bị bắn bởi một quả M-16, bạn sẽ không bị thương vì nó rất dày.

Phút 15.00

Không thể đối đầu ngang tay với áp lực quân sự ngày càng tăng của Trung cộng.
Chính quyền Philippines đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc phân xử.
Bắc Kinh đã từ chối tham gia trong vụ án, và đã tự ý khai thác các nguồn tài nguyên trong khu vực đang tranh chấp.
Đó là các tàu thuyền được sử dụng để khai thác sò trai và san hô.
Những tiền ồn rầm rì liên tục là của các máy đào xúc trên rạn san hô ngoài kia. Họ chạy 24 giờ một ngày để nghiền vụn san hô.
Chủ yếu là họ đang sử dụng san hô... biến mà thành bột, sau đó họ sử dụng làm chất độn để đóng thuyền.
Thị trưởng Eugenio muốn biến các rạn san hô thành một công viên bảo tồn biển.
Bây giờ ông ấy lo lắng sẽ không có san hô hay cá để lại.
Nếu ông đi ra ngoài đó, không còn đá san hô nào.
Nó trở thành toàn là cát.
Còn khoảng 1 giờ trước khi thủy triều lên.
Chúng tôi đi thuyền xuyên qua lớp rạn trong đêm tối, đến địa điểm quan trọng nhất của nơi mà chúng tôi muốn đến và đó là Ayungin Shoal.
Đó là một căn cứ thủy quân lục chiến của Philippines trên một con tàu đắm trên một rạn san hô ngập nước.
Và nó được đánh giá rất cao trong việc tranh chấp với Trung cộng.
Bây giờ nếu theo những gì xảy ra trong vài tháng qua, có thể các tàu bảo vệ biển của Trung cộng sẽ cố gắng ngăn cản chúng tôi.
Bây giờ là giai đoạn khó khăn.
Tàu tuần tra biển của Trung cộng đã ngăn chặn 3 lượt tàu tiếp tế cố gắng đến căn cứ này.
Chúng tôi dùng một chiếc thuyền máy nhỏ chạy tốc độ cao để cố gắng né tránh chúng.
Việc gì sẽ xảy ra nếu họ rượt đuổi chúng ta?
Chúng ta cần phải làm gì?
Họ sẽ không làm tổn thương chúng ta, nếu chúng ta tiếp tục đi... chúng ta không dừng lại".
(các thuyền viên đang cầu nguyện)
Đến cuối buổi sáng, chúng tôi đang ở trong tầm nhìn của các rạn san hô đang tranh chấp, mà Philippines gọi Ayungin Shoal.
Một lợi thế của chúng tôi là các tàu Trung cộng đang đậu ở phía bên kia của rạn san hô, sẳn sàng để ngăn chặn tàu tiếp tê đến từ đất liền.
Vào thời điểm radar của họ nhân dạng chúng tôi, họ phải di chuyển vòng qua rạn san hô để ngăn chặn chúng tôi.
Chúng tôi vừa thấy hai tàu của Trung cộng chạy về hướng chúng tôi.
Thuyền trưởng bảo chúng tôi tránh đề không bị nhìn thấy và giả dạng như một chiếc thuyền đánh cá đang di chuyển qua... chúng ta sẽ thấy như thế nào.
Bây giờ chúng tôi có thể nhìn thấy điểm đến của chúng tôi, một chiếc tàu đắm được gọi là Sierra Madre.
Tàu Cảnh sát biển Trung cộng tiếp tục chạy nhanh về phía chúng tôi, cuồn cuộn xả khói trong khi cố gắng thu hẹp khoảng cách. Nhưng đã quá muộn, nhưng đã quá trể.
Như vậy xem như là chúng tôi đã đạt được mục tiêu.
Bởi vì trong khi tàu Cảnh sát biển vẫn tiến về phía chúng tôi với tốc độ cao, các rạn san hô ở đây bây giờ là quá nông cạn mà tôi không nghĩ rằng họ có thể bám theo chúng tôi.
Các rạn san hô ở đây bây giờ là quá cạn, tôi không nghĩ rằng họ có thể làm gì đước với chúng tôi.
Nhóm thuyền viên chúc mừng nhau sau khi thực hiện thành công chuyến đi.
Với cái nhìn đầu tiên, Sierra Madre vẻ như nó nằm trong bãi phế thải.
Xem xét kỹ hơn , nó có vẻ còn tồi tệ hơn.
Chiếc tàu được đóng tại Mỹ dùng chuyên chở xe tăng trong thế chiến thứ nhì.
Sau đó nó được dùng trong cuộc chiến Việt Nam.
Chiếc tàu đã trở nên tàn tạ khi Philippines đánh đắm nó ở đây vào năm 1999. bây giờ nó bị vở ra từng mảnh.
Toán lính thủy quân lục chiến Philippines đang tận dụng nó.
Họ đã bắt đủ cá rạn san hô sáng hôm đó để làm tiệc thịnh soạn để chào đón chúng tôi.
Nhưng một đơn vị quân sự không thể tồn tại chỉ với cá.
Họ cần nhiên liệu chạy máy phát điện, phụ tùng bảo trì thiết bị, thuốc men và trên hết: nước.
Trung Tá Earl Pama là người chỉ huy đội lính.

Phút 20.00

Sau bữa ăn trưa, ông chỉ cho tôi thấy những gì xảy ra khi họ cố gắng đưa nguồn tiếp liệu đến đây cách đây một tháng trước.
Phải mất hai lần nỗ lực mới vượt qua được.
Họ đã di chuyển đến gần chúng tôi, cách chừng 20 mét, do đó chúng tôi không đến tàu được.
Họ chặn chúng tôi bằng cách nhắm ngay hông mạng thuyền của chúng tôi.
Điều trở ngại là, nếu tàu chúng tôi tàu của nó bị đụng, có khả năng thuyền của chúng tôi sẽ bị hư hại.
Và tính mạng của những thủy thủ trên thuyền chúng tôi có thể bị nguy hiểm.
Các tàu Trung cộng chay bao quanh rạn san hô như đàn cá mập rình bắt mồi, chúng đến gần trong vòng 200 mét từ chiếc tàu Sierra Madre.
Trung cộng tuyên bố là Philippines vi phạm pháp luật , chiếm đóng rạn san hô họ gọi là Ren'ai ở quần đảo mà họ gọi là Nan'sha (Trường Sa).
Bọn Tàu cộng muốn kéo chiếc tàu này ra khỏi rạn san hô.
Và chúng muốn đoạt luôn rạn san hô Ayungn Shoai, muốn bảo rằng rạn san hô là của Tàu cộng.
Nhưng sự thật là, Ayungin Shoal là lãnh thổ của Philippines.
Trung Tá Pama và người lính dưới quyền ông là cựu chiến binh từng chiến đấu trong cuộc chiến chống lại quân nổi dậy Hồi giáo ở Mindanao.
Hoạt động chính của họ bây giờ là tìm kiếm thức ăn.
Mỗi buổi sáng họ đi ra đâm cá dưới con mắt dưới những cặp mắt theo dõi của bọn lính Trung cộng.
Trận chiến khác mà họ luôn đối diện là tìm cách để họ luôn bận rộn.
Không có nhiều việc phải làm trên tàu và bạn cẩn thận xem chừng khi bạn đi bộ trên chiếc tàu mục này.
Bị chấn thương do bị rơi qua các tầng của tàu xảy ra thường xuyên.
Chính phủ Phi có kế hoạch tu sửa tàu.
Họ đã đưa đến vật liệu và dụng cụ để tu sửa, nhưng không thể đưa đến được, vì bị tàu cảnh sát biển của bọn Trung cộng ngăn chặn.Vì thế tàu này đã không được tu sửa.
Mỗi tháng một lần có một công tác tiếp tế nhỏ mà Trung cộng đã không tìm được cách nào để ngăn chặn.
Các kiện hàng được thả dù càng gần tàu càng tốt để lính trên tàu thu hồi - đôi khi ngay cả trên tàu.
Trung sĩ Alan Sisneros đi trên một chiếc bè nhỏ chèo ra để thu thập các kiện hàng rơi trật địa điểm.
Như vậy, các bạn có ớn ăn cá không?
Không đâu! a, a đôi khi cái mà ông gọi....
Chúng tôi ăn cá mỗi ngày, do đó tôi cần một cái...trên lưỡi của tôi.
Cá cho bữa ăn sáng, ăn trưa cá, cá cho bữa ăn tối
Đúng rồi
Tất cả là cá, tất cả là cá.
Các anh đều yêu thích cá!
Có lẽ trong thùng hàng này có thịt hay thịt bò. Hương vị có gì đó khác hơn.
Khoảnh khắc như thế này là lúc xả hơi hiếm hoi khỏi sự đơn điệu của cuộc sống trên một con tàu không bao giờ di chuyển.
Có khi nào bạn muốn chính phủ Philippines sẽ cung cấp cho bạn một con tàu tốt hơn một chút để sống?
Tôi không thể trả lời ông được, thưa ông.
Trong căn phòng không ngăn nấp, những thùng hàng được mở ra với cảm tưởng thèm thuồng.
Những thứ chứa trong thùng hàng có ý nghĩa động viên tinh thần binh sĩ hơn là nhằm phá vỡ tình trang ngăn chặn của Tàu cộng.
Nó nói ra thứ gì là hàng cao cấp. Spam bacon. Đây là hộp Spam bacon, tốt, ngon.
Gói này của mày, và gói này cho mày, và gói này cho mày.
Có cả gà chiên Jolibee, loại thức ăn nhanh của Philippines.
Rất tốt, ngon lành quá, hương vị thiệt ngon.
Có một gói quà nhỏ nhưng tạo ra phản ứng dữ dội nhất.
Trong đó có những bức thư, và các bức tranh vẽ từ những em học sinh trong đất liền.
Tôi cảm thấy buồn, cô đơn.
Nhưng tôi tự hào được ở đây để bảo vệ lãnh thổ của chúng tôi.
(lời viết trong bức thư của một em học sinh)
Các chú binh sĩ quí mến,
Cảm ơn chú đã anh dũng bảo vệ lãnh thổ của chúng ta.
Chú là nguồn cảm hứng của chúng cháu.
Chúng cháu yêu tất cả các chú.
Jun Louis Garcia
Đây là cuộc tranh chấp vô lý vượt trên nhiều mức độ.
Rạn san hô có thể là một công viên sinh thái biển và là một địa điểm lặn đầy thu hút.
Hoặc nếu tất cả các quốc gia có thể đồng ý, nó có thể là một mỏ dầu được quản lý tốt mà không phá hủy môi trường.
Thay vào đó, nó đóng cửa không cho người ngoài đến mà chỉ với một nhóm nhỏ những người lính thủy đánh bộ bị mắc kẹt trên một con tàu ma bị vay hãm ngày đêm bởi các tàu tuần tra Trung cộng.
Trong khi đó, các rạn san hô đang bị phá hủy trên quy mô công nghiệp (bởi ngư phủ Trung cộng)
Chúng tôi rời tàu sáng sớm hôm sau trước bình minh, hy vọng sẽ một lần nữa thoát nạn (tàu Trung cộng truy bắt).
Cảnh sát biển Trung cộng để chúng tôi vượt qua.
Nhưng trong những ngày tiếp theo sau, tranh chấp trên biển Dông trở nên tồi tệ với cuộc bạo loạn chống Trung cộng xâm lược trên biển Đông nổ ra trên khắp Việt Nam.
Cuộc xung đột này đã được nằm ngủ im và không được thấy trong thời gian kéo dài một thế hệ.
Bây giờ nó có nguy cơ bùng nổ một khi một nước Trung cộng đang lên vung sức mạnh của họ ra biển cả.

Phóng viên đài truyền hình ABC Úc thực hiện.

Thursday, May 22, 2014

Ông Hạ Đình Nguyên! Ông giết lâm sàng công cuộc chuyển biến sang thể chế tự do dân chủ đa đảng tại Việt Nam rồi!

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2014/05/ong-ha-inh-nguyen-ong-giet-lam-sang.html#more

Ông Hạ Đình Nguyên! Ông giết lâm sàng công cuộc chuyển biến sang thể chế tự do dân chủ đa đảng tại Việt Nam rồi!
 
Ngày 19/05/2014 trang BoxitVn đăng một bài viết của ông Hạ Đình Nguyên với đề tựa mới lạ: “Hãy mở cửa ra, vừng ơi!”.
 
Trong tình hình dầu sôi lửa bỏng của cả nước Việt Nam trước hành động khiêu khích và trắng trợn xâm lược biển Đông của Việt Nam bằng hành động đưa một giàn khoan di động khổng lồ vào cắm sâu trong vùng lãnh hải đặc quyền kinh tế 200 hải lý thềm lục địa của Việt Nam, chỉ cách đất liền 120 hải lý, ông đã phân tích và đưa ra phương cách đánh địch (Trung Cộng), ông gọi là “Đánh địch bằng cách sửa mình”. Ông nêu ra 3 bước nhưng thực ra chỉ 2 bước, vì bước mà ông ghi là bước thứ 3 chỉ là kết quả của bước hai (Lợi ích lớn: chuyển hóa thế cờ, thoát vòng nguy hiểm). Hai bước chính ông nêu trong bài viết là:

(1) Tuyên bố giải tán đảng cộng sản Việt Nam,
(2) Tuyên bố chuyển thể chế độc tài thành thể chế dân chủ,

Bước thứ nhất: đảng cộng sản Việt Nam tự tuyên bố giải tán. Ông Hạ Đình Nguyên là người của đảng cộng sản hơn 40 năm thì chính ông phải biết đây là đòi hỏi phi lý và không tưởng. Với tầm hiểu biết và với logic của người hoạt động chính trị xuyên qua hai thể chế Cộng hòa và Cộng sản, ông chắc chắn đã rõ ràng như trắng với đen, như đêm với ngày là: một đảng với con số đảng viên trên dưới 3 triệu, dù cho đa số đảng viên chỉ là những người dựa hơi đảng cho tư lợi chứ họ thực sự không biết gì và cũng không màn gì về chủ nghĩa cộng sản, tự đứng ra tuyên bố giải tán là điều không bao giờ xảy ra, một ảo tưởng. Tại sao ông Hà Đình Nguyên, một người cộng sản, lại đề nghị đảng cộng sản Việt Nam tuyên bố giải tán? Đó là câu hỏi mà câu trả lời chỉ có ông Hà Đình Nguyên mới biết. Ông Hà Đình Nguyên có ý đồ gì hay đó là thật lòng?

Cá nhân xin có một vài suy nghĩ hơi bi quan về động cơ ngầm của ông:

(1) Ông Hà Đình Nguyên dùng đòn “phá” để bảo vệ đảng cộng sản Việt Nam: “sống trong cái chết (giả chết)”.

(2) Gián tiếp gây lo sợ trong thành phần những đảng viên cộng sản có tư tưởng cấp tiến: đảng mà giải tán thì họ sẽ gặp khó khăn nguy hiểm, để từ bỏ tư tưởng tiến bộ và trở lại bảo vệ đảng tiếp tục đi trên con đường vòng vèo vô định mà đảng cộng sản Việt Nam đang đưa cả nước đi; vì chính họ không muốn đảng cộng sản giải tán mà họ chỉ muốn đảng cộng sản thay đổi tư duy, từ bỏ độc tài chuyên chính, trả lại quyền tự quyết cho toàn dân, tạo ra một thể chế với tam quyền phân lập và không chịu sự quản lý và chi phối từ nhóm lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản.

(3) Phục vụ ý đồ chính trị và kinh tế của nhóm lợi ích đỏ, lủng đọan và ngăn cản tiến trình thay đổi thể chế từ độc tài chuyên chính sang thể chế tự do dân chủ thật sự, có lợi cho các nhóm này cả về quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế. Họ sẽ là những nhóm được hưởng rất nhiều lợi lộc nếu Việt Nam còn tiếp tục bị cai trị bởi một chế độ độc đoán theo hình thức mafia nhưng phủ bên ngoài lớp vải đỏ “xã hội chủ nghĩa, độc lập tự do hạnh phúc”.

Với con bài bước đầu tiên: “tuyên bố giải tán đảng cộng sản Việt Nam”, ông Hà Đình Nguyên đã giết lâm sàng công cuộc vận động chuyển thể chế độc tài sang thể chế dân chủ tại Việt Nam!

Trong hoàn cảnh hiện nay, sau gần 40 năm cả nước bị đảng cộng sản Việt Nam kiểm soát hoàn toàn về mọi mặt đến từng gia đình, đảng cộng sản chính là người nắm chìa khóa mở cánh cổng oan nghiệt của nhà tù vĩ đại đang giam cầm và ức chế toàn dân Việt, thực hiện việc làm chuyển thể chế độc tài sang thể chế dân chủ trả lại quyền tự do cho toàn dân Việt Nam. Đó là một thực tế hiển nhiên không biện minh. Ai phủ nhận thực tế này thì người đó đang sống trong ảo tưởng, đang tiếp tục mơ ngày. đảng cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục tồn tại trong một thể chế tư do dân chủ đa nguyên đa đảng, như tại nước Nga và các nước Đông Âu sau khi họ chuyển đổi thể chế. đảng cộng sản Việt Nam sẽ tự mình thay đổi để phù hợp với tiến trình dân chủ trên cả nước, tương tự như các đảng phái khác trong một xã hội tự do dân chủ không phân biệt đối xử vì quan điểm chính trị hay đảng phái.

Về chuyển thể chế độc tài thành thể chế dân chủ đa đảng với tam quyền phân lập: lập pháp, hành pháp, tư pháp độc lập và không bị chi phối bởi bất kỳ đảng phái nào, thì dân Việt Nam trong và ngoài nước đã thường xuyên nêu ra và đòi hỏi trong ôn hòa từ nhiều năm qua. Trong thời gian vài tháng vừa qua, phong trào đòi chuyển thể chế từ trong nước được nhanh chóng lớn mạnh trước khi có cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu HĐ981 đưa vào cắm sâu trong lãnh hải Việt Nam vào đầu tháng 05/2014. Đầu tháng Giêng vừa qua Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một thành viên đầy quyền lực của Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam, cũng đã chính thức lên tiếng là cần phải cải cách, đổi mới thể chế trong thông điệp đầu năm 2014 do ông gởi đến toàn dân. Đây là lần đâu tiên một lãnh đạo nhà nước cộng sản Việt Nam làm việc theo phong cách mà lãnh đạo các nước tự do dân chủ tư bản luôn luôn làm trước dân chúng của họ trong những ngày đầu năm mới như là lời hứa trước toàn dân, người chủ thật sự của đất nước.

Việt Nam không sớm thì muộn cũng phải nhanh chóng thay đổi thể chế từ độc tài chuyên chính sang tự do dân chủ đa nguyên đa đảng. Ngay cả những người cộng sản kỳ cựu gia nhập đảng cộng sản Việt Nam từ lúc đảng cộng sản Việt Nam còn sơ khai cũng đã tự thú, thức tỉnh và công khai nhận sai lầm to lớn do đảng cộng sản Việt Nam gây ra. Họ cũng rất muốn đất nước sớm thay da đổi thịt để chuộc lại phần nào những lỗi lầm mà đảng cộng sản Việt Nam đã gây ra cho đất nước từ khi họ cướp được chính quyền, nhưng chỉ vì bị cộng sản Tàu khống chế tất cả từ trong đảng tới nhà nước nên đảng cộng sản Việt Nam không thể làm gì. đảng cộng sản Việt Nam không thể công khai cải cách thể chế mà không có sự chấp thuận trước của đảng cộng sản Tàu. Cụ thể ngay cả những ngày kỷ niệm tử sĩ trong trận chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, trận thảm sát 64 bộ đội hải quân tại bải đá ngầm Gạc Ma của Việt Nam tại quần đảo Trường sa cũng không được thực hiện vì muốn làm hài lòng Trung cộng.

Chỉ cần một văn bản quyết định từ vị lãnh đạo tối cao của đảng cộng sản Việt Nam, Tổng Bí Thư, tuyên bố thay đổi thể chế từ độc đảng sang đa đảng và trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị thì đất nước sẽ được thăng hoa, toàn dân trong và ngoài nước sẽ xuống đường ăn mừng ngày hội lớn của dân tộc. Toàn dân Việt Nam từ trong nước và khắp mọi nơi trên thế giới sẽ đoàn kết và quyết tâm hy sinh bảo vệ Tổ quốc đánh bại bọn bành trướng Trung cộng phương Bắc.

Trước sự khống chế toàn diện của Trung Cộng trên cả nước thì quyết định của lãnh đạo tối cao đảng cộng sản Việt Nam phải nhanh và dứt khoát.

Trước hành động xâm lược ngang ngược của Trung cộng qua việc họ đưa giàn khoan và cả trăm tàu chiến đủ loại vào chiếm toàn bộ vùng lãnh hải của Việt Nam, không những thế họ còn đang âm mưu gây ra một cuộc chiến trên đất liền không những chỉ vùng biến giới phía Bắc mà có thể trên cả nước theo phương cách “dạy cho bài học” như trận chiến tranh xâm lược trên toàn vùng biên giới phía Bắc năm 1979, đây là thời điểm vàng, ngàn năm một thuở, có một không hai để lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam dứt khoát thoát khỏi gọng kềm oan nghiệt của Trung cộng, dứt khoát thoát khỏi vòng nô lệ tư tưởng với Trung cộng và tự tìm con đường sống còn cho đất nước, cho dân tộc, và cũng cho chính sự tồn tại của đảng cộng sản Việt Nam.

Đảng cộng sản Việt Nam, nhất là lãnh đạo cao cấp của đảng: Tổng Bí Thư và các thành viên trong bộ chính trị, phải hành động dứt khoát, nhanh chóng cải cách và đổi mới thể chế, để không còn vết tích của chế độ độc tài chuyên chính sắt máu theo khuôn mẫu của Trung cộng, trước khi bọn xâm lược Tàu phương Bắc có thời gian tăng cường thêm sức mạnh khống chế toàn cỏi Việt Nam, biến Việt Nam thành một quận huyện của chúng.

Làm được như vậy thì Tổ quốc Việt Nam được sống còn và đảng cộng sản Việt Nam cũng sống còn trong sinh hoạt dân chủ tự do của đất nước.

Làm được như vậy thì toàn dân Việt cả trong và ngoài nước sẽ đoàn kết tạo ra sức mạnh vô cùng to lớn về vật chất và tinh thần, cùng nhau bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Làm được như vậy thì các nước dân chủ trên thế giới sẽ quyết tâm ủng hộ Việt Nam và giúp Việt Nam bảo vệ tổ quốc chống lại bọn xâm lược bành trướng đại Hán Trung cộng.

Ngày 22 tháng 05 năm 2014

 
Tham khảo:

- Hãy mở cửa ra, vừng ơi! 
- Đổi mới thể chế, mở rộng dân chủ 
- Tôi ủng hộ Thủ tướng thay đổi thể chế. 
http://badamxoevietnam2.wordpress.com/2014/02/28/toi-ung-ho-thu-tuong-thay-doi-the-che/


Hãy mở cửa ra, vừng ơi!
Hạ Đình Nguyên

Đi tìm phương án cho con đường sống của dân tộc trong tình thế nước sôi lửa bỏng hiện nay, đó là thao thức hằng đêm của mọi người trí thức chân chính. Chúng tôi xin trân trọng đăng lên dưới đây những kiến giải của ông Hạ Đình Nguyên, một trí thức nổi tiếng thuộc thế hệ Lê Hiếu Đằng, đã từng dấn thân vì độc lập tự do dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa và nay cũng là một trong những người đang ngày đêm trăn trở trước vận nước. Những đề xuất táo bạo của ông rất đáng cho cả những người đứng đầu quyền lực và nhân dân cùng tham khảo, soi xét dưới nhiều góc chiếu khác nhau, tất nhiên tác giả chịu trách nhiệm về ý kiến của mình.
Bauxite Việt Nam

Tình thế
Việt Nam hiện đang đứng trước hai vấn nạn cực kỳ nghiêm trọng: sự xâm lược của Trung Quốc đã khởi sự, trong khi thể chế cai trị của Việt Nam suy thoái và đang lao xuống dốc; kinh tế suy sụp, nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng, lòng dân ly tán. Nhưng đây lại là một thời cơ to lớn cho dân tộc đoàn kết vươn lên.
Hai vấn nạn do hai nguyên nhân khác nhau nhưng quyện vào nhau, đưa đến cùng một hệ quả thống nhất, là sự suy yếu toàn diện dẫn đến một cận cảnh nguy hiểm không thể lường. Bị xâm lược là do ý chí và tham vọng của kẻ xâm lược, nhưng đồng thời do thể chế cai trị có những khuyết tật và nhược điểm làm phát sinh những điều kiện tương thích với ý chí xâm lược đó. Đảng Cộng sản Việt Nam với thể chế “toàn trị” làm mất niềm tin với nhân dân, và đang đứng trước một tình huống khó khăn sống còn. Đảng cũng là người đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam đến khúc quanh nguy hiểm này. Đó là một trách nhiệm trước lịch sử, cần nói thẳng.
Trong tình hình Việt Nam nhân nhượng tối đa – đến mức mà người dân thấy là nhục nhã – thì Trung Quốc vẫn ngang nhiên tấn công, bất chấp đạo lý và luật pháp quốc tế. Từ tiềm thức dân tộc đã bật dậy câu hỏi từng ghi dấu ấn trong lịch sử: “Hòa hay Chiến?”.
Một sự chọn lựa xương máu hay là nô lệ? Con đường thoát nào cho Việt Nam? Thế giới đang kêu gọi phải đấu tranh ngoại giao và đấu tranh pháp lý, trong lúc mũi dao đã kề cổ.
Đấu tranh ngoại giao cũng cần tư thế đứng thẳng, để không trở thành sự van xin, và ngoại giao trên thế yếu thì không có giá trị gì. Đấu tranh pháp lý cũng cần có dũng khí, song kẻ thù không cần pháp lý. Với ưu thế vũ lực, họ không chịu hòa, chỉ muốn chiến. Và đâu là câu trả lời của Việt Nam?
Nhìn rõ nguyên nhân
Đảng Cộng sản Việt Nam đã có quá trình kết giao gắn bó và làm bạn với một kẻ xấu – cực kỳ xấu xa trong lịch sử cũng như trong thời đại này – thông qua ý thức hệ Cộng sản, tin tưởng và dựa lưng vào kẻ xấu, nên đã tự cô lập mình với thế giới, đồng thời thực hiện một thể chế cai trị độc đoán với nhân dân để giữ vai trò độc tôn của đảng mình. Từ sự độc đoán và độc tôn đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước bị tha hóa bởi lòng tham, sự thiển cận, từ đó làm đất nước kiệt quệ. Cũng từ đó, kẻ thù nham hiểm đã thâm nhập vào nội tạng, làm suy yếu đến mức đúng thời cơ để chúng ra tay. Và cơn nguy khốn cũng đã đến.
Sự kiên định đường lối hiện nay của Đảng Cộng sản đồng nghĩa với sự hy sinh xương máu vô vọng của nhân dân, cũng đồng nghĩa với sự biến dạng, xuống cấp thêm một tầng nấc nữa của Đảng Cộng sản, để có thể tồn tại và chỉ có thể tồn tại như một đảng mất uy tín nội lực – dưới chiếc áo là “bạn” của kẻ thù – nếu không có sự thay đổi triệt để từ nền tảng.
Một đòn “quyết tử quyền” vào yếu huyệt của xâm lược Bắc Kinh
Trung Quốc hiện nay chưa phải là một quốc gia hùng mạnh theo nghĩa bền vững. Dưới thể chế Cộng sản hà khắc kéo dài từ thời Mao đến nay, nhân dân Trung Hoa đang quá ngán ngẩm và căm phẫn. Các dân tộc khác như Duy Ngô Nhĩ, Nội Mông, Tây Tạng thì bị đàn áp và chà đạp, sẵn sàng vùng lên khi có thời cơ. Đại bộ phận nông dân rất bất bình vì chính sách bất công, chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn, sự tham nhũng, tha hóa của các lãnh đạo cao cấp trong Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày cảng bộc lộ, không thể che giấu trước mắt người dân. Bên ngoài, Tập Cận Bình theo đuổi một chủ trương bành trướng đầy tham vọng, hung hăng khiêu khích khắp nơi. Trung Quốc đang bị kẹt một cách vô vọng vào cái bẫy “đường lưỡi bò” mà tự họ giăng ra. Sau khi hù dọa Nhật Bản không có kết quả ở biển Hoa Đông, họ quay sang chiếm đóng vùng lãnh hải Việt Nam, hà hiếp ngư dân Việt Nam ngoài biển, quấy động, làm bất an trong nội địa, làm cho Việt Nam suy yếu toàn diện, hòng kìm hãm Việt Nam trong quỹ đạo của họ, để làm phên dậu muôn đời cho họ. Điều họ lo ngại nhất, là Việt Nam trở thành một nước tự do, không bị trói buộc bởi ý thức hệ, là một loại “dây cột” đang mục nát. Nếu Việt Nam tự do, tham vọng “đường lưỡi bò” của họ hoàn toàn phá sản.
Đánh địch bằng cách sửa mình
1– Tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản Việt Nam
Trong lịch sử của mình Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần thành lập, sáp nhập, giải tán, đổi tên… để thích ứng với tình hình mỗi lúc. Từ chỗ mỗi miền Trung, Nam, Bắc có riêng một đảng Cộng sản (tên khác nhau), sáp nhập thành một đảng Cộng sản, rồi trở thành Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương, thành Đảng Lao động Việt Nam, cuối cùng đổi thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Nếu hiện nay giải tán Đảng Cộng sản Việt Nam, để chuyển hóa thành một/nhiều đảng X, Y, Z khác, mang nội dung tư tưởng tiên tiến, phù hợp với yêu cầu thời đại, thì chẳng những là chuyện bình thường trong lịch sử, mà còn chứng tỏ đó là một đảng sáng tạo, biết chuyển hóa đúng theo quy luật, đầy bản lĩnh của dân tộc Việt.
2– Tuyên bố chuyển thể chế độc tài thành thể chế dân chủ
Thể chế độc tài toàn trị làm cho tầng lớp cai trị trở thành tha hóa, ngày càng mất giá trị trước mắt nhân dân, nó kìm hãm sức sống của dân tộc, làm cho đất nước kiệt quệ, bần cùng, và trở thành miếng mồi ngon cho bọn bành trướng Đại Hán tham lam, không tránh khỏi bị bọn chúng xâm lược. Một Myanmar đã được độc lập – dù sát nách một thằng khổng lồ đầu đất, dù chưa phải là thật sự dân chủ phồn vinh – và đang dần dần thoát khỏi quỹ đạo nô lệ hóa của Bắc Kinh. Việt Nam hoàn toàn có thể làm được như thế và hơn thế, như lịch sử cũng đã chứng minh.
3– Lợi ích lớn: Chuyển hóa thế cờ, thoát vòng nguy hiểm
Chỉ qua một đêm thôi, bọn lãnh đạo Bắc Kinh thức dậy trong nỗi bàng hoàng. Nhân dân Trung Hoa nô nức theo gương Việt Nam mà đứng dậy. Bọn Tập Cận Bình cay đắng nhận lấy cái giá phải trả cho sự tham lam vô đạo của mình.
Trong khi đó, cả nhân dân tiến bộ trên thế giới vui mừng vì có một quốc gia nhỏ bé Việt Nam đã thoát vòng nô lệ, có một dân tộc Việt Nam vừa bừng tỉnh cơn mê, đã thoắt đứng lên làm người, xứng đáng với máu xương dân tộc đã đổ.
Bấy giờ chúng ta có nhiều bạn bè lương thiện – không còn chơi với kẻ bất lương. Chúng ta không sợ bị cấm vận vũ khí hay kinh tế. Không cô độc để phải sợ kẻ thù. Dân tộc không còn bị chia rẽ. Những con người Cộng sản cũ ấy, có thể trở thành những con người mới, không còn tấm lòng hẹp hòi, không còn đầu óc bất công, cùng nhân dân giữ gìn độc lập dân tộc, đưa đất nước tiến lên trong một giá trị mới: Độc lập – Dân chủ – Bình đẳng và Hữu nghị.
Đảng Cộng sản Việt Nam làm được không?
Có trở ngại vì bọn chúng cài người bên trong, nhưng hoàn toàn có thể làm được.
Việt Nam đang cần bước khởi động của một Lê Hoàn, một Lê Hoàn mang giá trị thời đại, mang ý chí của nhân dân!
HÃY MỞ TOANG RA VỚI THỜI ĐẠI, BẰNG CÁI NHÌN MỚI VÀ QUYẾT TÂM MỚI.
HÃY MỞ CỬA RA, VỪNG ƠI!
H.Đ.N. 16–5–2014

Saturday, May 10, 2014

Trung cộng chính thức gây chiến với Việt Nam!


http://danlambaovn.blogspot.com.au/2014/05/trung-cong-chinh-thuc-gay-chien-voi.html#more

Trung cộng chính thức gây chiến với Việt Nam!














Đem tàu hải giám vào sâu trong vùng lãnh hải của Việt Nam là gây hấn!
Đem tàu chiến vào sâu trong vùng lãnh hải của Việt Nam là gây chiến!
 Ngày 01/05/200.14 Trung cộng đưa giàn khoan nổi khổng lồ tương đương với một thành phố nhỏ,số hiệu HD 981, vào sâu đến 80 hải lý (148Km) trong vùng lãnh hải  200 hải lý của Việt Nam cách đảo Lý sơn chỉ 119 hải lý (221Km).

Không những chỉ đưa vào một giàn khoan mà chúng đã đưa vào vùng biển Việt Nam hằng trăm tàu chiến giả dạng tàu kiềm ngư tàu hải giám với chiêu bài là để bảo vệ giàn khoan này. Đặc biệt chúng còn đưa vào những tàu chiến hiện đại, cụ thể như chiến hạm tuần tiểu tấn công nhanh 753 và chiến hạm hộ vệ tên lửa 534, tiến sâu vào vùng biển Việt Nam và trắng trợn tấn công các tàu cảnh sát biển của Việt Nam. Có nhiều lúc các chiến hạm của chúng di chuyển vào sát bờ biển Việt Nam, chỉ cách đảo Lý Sơn khoảng 50 hải lý. Ngoài ra chúng còn chuẩn bị nhiều tàu chiến khác lởn vởn ngoài vùng lãnh hải cuả Việt Nam. Không chỉ nhằm ý đồ chiếm đóng vùng biển Việt Nam với giàn khoan di động mà chúng còn điều động cả hàng chục toán máy bay chiến đấu ngang nhiên bay kiểm soát vùng trời gần đảo Lý sơn, cách đảo chỉ có 50 hải lý.

Hành động đưa một giàn khoan vào vùng biển Việt Nam là hành động sai trái và gây hấn rất nghiêm trọng bất chấp luât lệ quốc tế mà chúng từng ký kết, không thể chấp nhận được trong khi lãnh đạo hai quốc gia luôn luôn  tuyên bố là đồng chí cộng sản, bạn vàng, bạn tốt “môi hở răng lạnh”.

Hành động ngang nhiên đưa nhiều chiến hạm vào sâu trong vùng lãnh hải Việt Nam và đe dọa cùng tấn công các tàu hải giám và thuyền đánh cá của Việt Nam là một hành động công khai gây chiến.

Việt Nam, cụ thể là đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam, cần phải làm gì truớc hành động cố ý gây chiến này của Trung cộng? Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam cần phải:

 (1)   Kiện Trung cộng trước Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về hành động xâm lược Việt Nam bằng vũ trang.

(2)   Gây gián đoạn hoạt động của giàn khoan dầu bằng cách công bố vùng mà giàn khoan dầu HD 981 đang dừng di chuyển và chuẩn bị công tác là vùng quân sự tác chiến tự do và không bảo đảm an toàn dân sự cho các tàu bè lai vảng tại khu vực này.

 (3)   Ra lệnh trong một thời gian ngắn nhất, một tuần lễ là tối đa, Trung cộng phải di chuyển giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng lãnh hải 200 hải lý. Nếu không, chính phủ Việt Nam sẽ không bảo đảm an toàn cho giàn khoan này.

 (4)   Cắt đứt hợp tác quân sự, kinh tế, văn hóa và tiếp đến là đoạn giao về ngoại giao, triệu hồi đại sứ Việt Nam tại Trung cộng về nước và trục xuất đại sứ Trung cộng ra khỏi nước.

 (5)   Trong nước tuyên bố tình trạng khẩn trương chiến tranh trên cả nước, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh cả trên đất liền (đặc biệt quan tâm đến vùng biên giới phía Bắc, các khu vực tập trung đông công nhân Tàu như vùng Tây Nguyên khu khai thác quặng bauxit, các khu vực trồng rừng do Tàu quản lý, các khu gọi là công nghiệp do Tàu đang xây dựng..) và toàn bộ vùng biển Việt Nam.

 (6)   Liên kết hợp tác an ninh với các quốc gia tự do dân chủ khác tại khu vực Á châu, Úc châu và trên thế giới thành thế liên minh chống Trung cộng xâm lược.

 (7)   Nhanh chóng thay đổi thể chế độc tài chuyên chế sang một chế độ thật sự tự do dân chủ đa nguyên đa đảng mà tuyệt đại đa số các nước tiến bộ trên thế giới sử dụng, để kết hợp toàn dân Việt Nam trong ngoài nước thành một lực lượng đoàn kết không phân biệt quan điểm chính trị chống bọn xâm lược Tàu cộng. Không thể nào  chống bọn xăm lượcTàu cộng mà lại là đồng chí với kẻ thù chỉ muốn ăn tươi nuốt sống và chỉ muốn tiêu diệt mình.

 (8)   Nhanh chóng tìm thêm đồng minh với các nước hùng mạnh về quân sự và kinh tế tại Âu châu (các nước trong khối Nato) và Mỹ châu (Hoa Kỳ) làm hậu thuẩn cho cuộc chiến lâu dài chống lại bọn xâm lược đại Hán Tàu từ phương Bắc. Việc này chỉ thực hiện được ngay sau khi đảng cộng sản Việt Nam tử bỏ quyền độc tôn cai trị dân Việt Nam, chấp nhân đối lập trong sinh hoạt chính trị và trả tự do cho tất cả nhà đối lập đấu tranh ôn hòa đang bị tù đày.

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam

Ngày 11/05/2014

Tài liệu tham khảo:

Diễn biến vụ Trung Quốc đưa giàn khoan vào biển Việt Nam

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/606727/dien-bien-vu-trung-quoc dua-gian-khoan-vao-bien-viet-nam.html#ad-image-0

Tàu chiến Trung Quốc xuất hiện tại khu vực giàn khoan HD 981


Phải làm gì để chống Trung Quốc?


 

Monday, May 5, 2014

Phải ngăn chặn việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào biển Đông

Nhân vụ Tàu công đưa giàn khoan khổng lổ vào đóng chốt chiềm phần biển Đông của Việt Nam, đăng lại bài viết cảnh giác với nhà nước đảng cộng sản Việt Nam và công luận về ý đồ này của bọn Tàu cộng cách đây 3 năm:

http://boxitvn.blogspot.com.au/2011/07/phai-ngan-chan-viec-trung-quoc-ua-gian.html

02/07/2011

Phải ngăn chặn việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào biển Đông

Nguyễn Hùng, Lê Quang Long, Ngô Khoa Bá
clip_image001 
Giàn khoan dầu Hải dương 981 Trung Quốc dùng xâm lấn biển Đông vào tháng 7/2011 
Tháng 7/2011, Trung Quốc sẽ đưa giàn khoan dầu khổng lồ vào biển Đông. Đó là một hành động xâm chiếm biển Đông rất nghiêm trọng. Phải ngăn chặn bằng mọi giá, mọi cách, để giàn khoan này không có mặt tại biển Đông.
Trong nhiều năm qua nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục gây hấn lãnh hải Việt Nam, đánh đắm tàu thuyền, giết hại ngư dân Việt Nam, bắt bớ ngư dân Việt Nam để đòi tiền chuộc mạng. Hành động ngang ngược xem thường các lực lượng hải quân của chính quyền Việt Nam càng lúc càng trắng trợn.
Trong lúc chính quyền Trung Quốc cho phép các cấp trong lực lượng hải quân của họ bắn giết, đâm chìm tàu thuyền của ngư dân Việt, thì chính quyền nước Việt Nam không tích cực chống lại hành động bạo ngược của họ đối với ngư dân Việt Nam, cũng không dùng lực lượng hải quân tuần tra vùng lãnh hải của Việt Nam để trước là chứng tỏ chủ quyền và sau là bảo vệ an ninh cho ngư dân của nước mình khi họ đang hành nghề trên vùng biển thuộc chủ quyền và vùng biển quốc tế. Cùng trong thời gian đó, chính phủ Việt Nam lại rất tích cực trong việc thực hiện tình đồng chí, đồng minh đối với nhà nước và ngư dân Trung Quốc, nghiêm chỉnh thực hiện những cam kết làm đồng chí tốt, láng giềng tốt, đối tác tốt. Điều này được chứng minh rõ vì trong nhiều năm qua không có một trường hợp nào ngư dân Trung Quốc vi phạm vùng lãnh hải của Việt Nam bị hải quân hay tàu biên phòng của chính quyền Việt Nam bắt giữ hay tịch thu tàu thuyền của họ hay phạt tiền mà chỉ hướng dẫn hay yêu cầu họ rời khỏi vùng lãnh hải của Việt Nam.

Hành động gây hấn, xâm lược của Trung Quốc ngày càng lộ liễu, ngang bướng và sống sượng. Trong những tháng gần đây chính quyền Trung quốc gia tăng cường độ gây hấn lên mức độ cao hơn, thách thức và bạo động hơn, không những trên toàn bộ vùng biển Đông, từ vùng lãnh hải của Việt Nam tới Philippines, Malaysia, Indonesia... mà còn ở vùng biển giáp ranh Trung - Nhật. Riêng tại vùng biển Đông, Trung Quốc tiếp tục tăng cường thêm nhiều tàu chiến, tàu chiến đội lốt tàu hải giám, tàu ngư chính hoành hành toàn vùng biển Đông, đe dọa, phá hoại tàu thuyền của ngư dân, tàu nghiên cứu tài nguyên của các công ty quốc doanh của Việt Nam. Điển hình là hai vụ gây hấn và phá hoại dụng cụ khảo cứu địa chấn của hai tàu Bình Minh 2 và Viking 2 thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.
Tại sao, điều gì làm cho Trung Quốc gia tăng cường độ đối đầu và áp lực các nước trong vùng Biển Đông trong thời gian gần đây, từ đầu năm 2011? Đặc biệt đối với Việt Nam, một nước trên nguyên tắc là đồng chí tốt và láng giếng tốt của họ, mức độ gây hấn có tính cách thù địch và dữ dằn hơn, hành động gây hấn phá hoại lại hung bạo hơn?
Câu trả lời duy nhất là họ sắp sửa chiếm đóng vùng biển Đông với kế hoạch mang giàn khoan dầu khổng lồ của họ ra chiếm ngữ ngay tại biển Đông trong tháng 7 này.
Chính quyền Trung Quốc đang thực hiện ý đồ bá quyền đại Hán với hành động dựng một ốc đảo bằng sắt khổng lồ ngay tại khu vực đang tranh chấp trên biển Đông. Nếu họ thực hiện ý đồ này mà không bị lên án, ngăn chặn từ trong trứng nước bằng mọi cách thì một khi giàn khoan này hoàn tất việc di chuyển và cắm sâu vào lòng của biển Đông, mọi chống đối sau đó chỉ bằng thừa. Quốc gia trong vùng biển Đông bị thiệt thòi, mất mát và hứng chịu nguy hiểm nhiều nhất chính là nước Việt Nam.
Trong lúc tình hình biển Đông trở nên nguy kịch từng ngày, chính phủ Việt Nam có hành động gì chống lại việc Trung Quốc đơn phương cho thiết lập một giàn khoan trên vùng biển còn đang tranh chấp trong biển Đông: tại trong nước, với Trung Quốc và trước cộng đồng thế giới?
Một số báo chí trong nước dựa vào tin tức từ các báo nước ngoài chỉ mới vừa đăng tin về giàn khoan khổng lồ này như một tin tức bình thường, gián tiếp khen trình độ kỹ thuật của Trung Quốc. Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện việc kiến tạo giàn khoan khổng lồ từ ba năm nay nhưng báo chí trong nước không biết đến. Báo chí trong nước với một lực lượng phóng viên hùng hậu không biết gì về việc Trung Quốc đã xây dựng giàn khoan mà phải dùng tin tức từ những cơ quan thông tin tư nhân nước ngoài! Và tệ hại hơn nữa, các cơ quan thông tin của nhà nước không nhận xét hay cảnh báo trước công luận về hậu quả một khi giàn khoan này đóng chốt tại biển Đông.
Về phía nhà nước Việt Nam, cho đến hôm nay, các cấp có thẩm quyền vẫn chưa thấy lên tiếng chính thức phản đối việc Trung Quốc sắp sửa di chuyển giàn khoan khổng lồ này đặt trong khu vực biển Đông còn đang tranh chấp với Việt Nam và các nước trong vùng Đông Nam Á.
Việc Trung Quốc sẽ đem giàn khoan khổng lồ tới biển Đông là một hành động lấn chiếm biển Đông rất trắng trợn. Chính phủ Việt Nam cần phải nhanh chóng phản đối công khai và nhanh chóng đưa vấn đề này ra trước các cơ quan quốc tế, trước Liên Hiệp Quốc, yêu cầu Trung Quốc ngừng ngay kế hoạch đưa giàn khoan dầu vào khu vực biển Đông cho đến khi nào có sự đồng thuận giữa các nước trong vùng về việc khai thác tài nguyên trong vùng đang tranh chấp.
Đây là sự việc rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải, Việt Nam cần nhanh chóng có hành động phản đối Trung Quốc quyết liệt và dứt khoát trước khi Trung quốc tiến hành đưa giàn khoan này vào biển Đông.
Chính phủ Việt Nam phải kiên quyết không để cho Trung Quốc thực hiện ý đồ nham hiểm của họ để lấn chiếm biển Đông. Ngay từ bây giờ, bằng mọi giá chính phủ Việt Nam phải chống lại hành động phi pháp, rất gian manh xảo quyệt của Trung Quốc nhằm đưa giàn khoan dầu của họ vào vùng tranh chấp chủ quyền trong biển Đông. Thời gian rất là cấp bách, vì tháng 7 đã tới rồi.
Ngày 1 tháng 7 năm 2011
N.H, L.Q.L, N.K.B