Tokyo đau đầu với việc xử lý nước phóng xạ
Các bể chứa ngầm đễ trữ nước nhiễm phóng xạ (REUTERS /TEPCO)
Thảm họa Fukushima đã trôi qua hơn hai năm, nhưng nguy cơ hạt nhân vẫn chưa hết đe dọa Nhật Bản khi mà vào ngày 07/04 vừa qua, chính tập đoàn Tepco đã thừa nhận là một khối lượng khổng lồ nước nhiễm phóng xạ tại hai bể chứa ngầm đã bị rò rỉ. Về chủ đề này, hai tờ báo Le Monde và Les Echos nhận định chung : Tepco đang bế tắc trong việc xử lý nước nhiễm phóng xạ.
Theo thú nhận của tập đoàn Tepco, ở hai bể chứa ngầm số 2 và số 3, có hơn 120 tấn nước nhiễm phóng xạ đã bị rò rỉ vào lòng đất. Tepco đã thành lập khẩn cấp một đơn vị đặc trách khủng hoảng vào ngày 06/04. Chính quyền tỉnh Fukushima đã phải yêu cầu Tepco ngừng sử dụng các bể ngầm để chứa nước phóng xạ nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống nước ngầm.
Thứ hai vừa qua, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã yêu cầu Tepco áp dụng mọi biện pháp có thể để tránh nước phóng xạ rò rỉ ra biển. Xin nhắc lại rằng, trước đó, Tepco đã từng cho thải nước được cho là có nồng độ nhiễm xạ thấp vào đại dương. Thế nhưng, theo Le Monde, mức nhiễm xạ thực tế của số nước được thải này cao hơn nhiều so với mức cho phép.
Hiện tại, Tepco còn phải tiếp tục làm mát các lò hạt nhân, nhưng phải đảm bảo không để cho nước dùng để làm mát đã bị nhiễm xạ rò rỉ vào môi trường. Vấn đề đặt ra là nếu không sử dụng bể ngầm thì phải cần nhiều bồn nổi để chứa nước phóng xạ. Thế nhưng, hiện tại nhà máy Fukushima không có đủ bồn chứa, và các bồn chứa hiện có cũng không đủ chắc chắn.
Trong khi đó, ước tính mỗi ngày việc làm mát lò phản ứng tạo ra 400 tấn nước có độ nhiễm phóng xạ cao. Nước phóng xạ đã rò rỉ khỏi các bể ngầm có thể có mức phóng xạ đến 290 triệu Becquerel/lít. Để tránh đổ nước nhiễm xạ ra biển, Tepco đã cho lắp đặt khoảng 10 bồn nổi và cho đào 7 bể chứa ngầm. Đã có hơn 270 000 tấn nước nhiễm xạ được trữ ở đó. Tepco từng dự tính sẽ tăng gấp đôi con số này trong vòng 2 năm tới.
Theo Le Monde, hiện tại Tepco chỉ còn trông cậy vào hệ thống lọc nước nhiễm xạ ALPS. Hệ thống này có khả năng lọc được 62 trên 1000 hạt nhân phóng xạ có trong nước bị nhiễm xạ ở cường độ cao. Năng suất của hệ thống mới này là 250 tấn nước/ngày. Hôm 30/03, hệ thống đã được bắt đầu cho vận hành thử, và giai đoạn thử nghiệm kết thúc sớm nhất cũng phải vào tháng 9 tới.
Trong bối cảnh đó, chính phủ thì tăng sức ép lên Tepco, người dân thì ngày càng ngại hạt nhân, lời nói của Tepco ngày càng mất độ tin cậy, việc làm mát lò hạt nhân vẫn phải tiếp tục, nước nhiễm xạ sẽ tiếp tục tăng thêm. Và như Les Echos nhận định : Tepco đang bị rơi vào bế tắc.
Thứ hai vừa qua, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã yêu cầu Tepco áp dụng mọi biện pháp có thể để tránh nước phóng xạ rò rỉ ra biển. Xin nhắc lại rằng, trước đó, Tepco đã từng cho thải nước được cho là có nồng độ nhiễm xạ thấp vào đại dương. Thế nhưng, theo Le Monde, mức nhiễm xạ thực tế của số nước được thải này cao hơn nhiều so với mức cho phép.
Hiện tại, Tepco còn phải tiếp tục làm mát các lò hạt nhân, nhưng phải đảm bảo không để cho nước dùng để làm mát đã bị nhiễm xạ rò rỉ vào môi trường. Vấn đề đặt ra là nếu không sử dụng bể ngầm thì phải cần nhiều bồn nổi để chứa nước phóng xạ. Thế nhưng, hiện tại nhà máy Fukushima không có đủ bồn chứa, và các bồn chứa hiện có cũng không đủ chắc chắn.
Trong khi đó, ước tính mỗi ngày việc làm mát lò phản ứng tạo ra 400 tấn nước có độ nhiễm phóng xạ cao. Nước phóng xạ đã rò rỉ khỏi các bể ngầm có thể có mức phóng xạ đến 290 triệu Becquerel/lít. Để tránh đổ nước nhiễm xạ ra biển, Tepco đã cho lắp đặt khoảng 10 bồn nổi và cho đào 7 bể chứa ngầm. Đã có hơn 270 000 tấn nước nhiễm xạ được trữ ở đó. Tepco từng dự tính sẽ tăng gấp đôi con số này trong vòng 2 năm tới.
Theo Le Monde, hiện tại Tepco chỉ còn trông cậy vào hệ thống lọc nước nhiễm xạ ALPS. Hệ thống này có khả năng lọc được 62 trên 1000 hạt nhân phóng xạ có trong nước bị nhiễm xạ ở cường độ cao. Năng suất của hệ thống mới này là 250 tấn nước/ngày. Hôm 30/03, hệ thống đã được bắt đầu cho vận hành thử, và giai đoạn thử nghiệm kết thúc sớm nhất cũng phải vào tháng 9 tới.
Trong bối cảnh đó, chính phủ thì tăng sức ép lên Tepco, người dân thì ngày càng ngại hạt nhân, lời nói của Tepco ngày càng mất độ tin cậy, việc làm mát lò hạt nhân vẫn phải tiếp tục, nước nhiễm xạ sẽ tiếp tục tăng thêm. Và như Les Echos nhận định : Tepco đang bị rơi vào bế tắc.
No comments:
Post a Comment