Saturday, August 31, 2013

Hạnh phúc của dân phải quý, mạng sống của dân phải trọng

https://sites.google.com/site/networksavevietnamsnature/5-bai-vo-lien-he/5-1-nang-luong-hat-nhan/b20130830-thq-hanhphuccuadan
Hạnh phúc của dân phải quý, mạng sống của dân phải trọng

Thục-Quyên (Save Vietnam's Nature)

Đúng ngày 11/03/2013, ngày kỷ niệm 2 năm thảm họa Fukushima, chính phủ Nhật và Công ty Tepco phải khởi sự trực diện đơn khiếu kiện trước tòa án của một nhóm 1650 nạn nhân, gồm những người đã di tản hay còn đang sống tại những vùng miền đông nước Nhật (1): các nạn nhân đòi hỏi phải được bồi thường sao cho họ có thể trở lại đời sống bình thường của họ như trước ngày 11/03/2011 (Số tiền tương đương với những thiệt hại được ước lượng lên tới 5,3 tỷ ¥en hay 55,2 triệu US$) và chính phủ phải xây cất lại cũng như tẩy uế phóng xạ nơi sinh sống cũ của họ.

Plaintiffs and lawyers carry a banner on March 11 in Chiba city's Chuo Ward calling on the central government and Tokyo Electric Power Co. to take responsibility for the accident at the Fukushima No. 1 nuclear power plant. (Atsuko Kawaguchi)
Plaintiffs and lawyers carry a banner on March 11 in Chiba city's Chuo Ward calling on the central government and Tokyo Electric Power Co. to take responsibility for the accident at the Fukushima No. 1 nuclear power plant. (Atsuko Kawaguchi)
Người dân khiếu kiện và các luật sư đang giăng biểu ngữ tại thành phố Chiba đòi hỏi chính quyền và công ty Tepco chịu trách nhiệm về sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi 1 (ảnh Atsuko Kawaguchi)

Tổng số đơn kiện 1650 gồm 800 nộp tại tòa án huyện (Ken) Fukushima. Những người đầu đơn là dân sống tại Miyagi, Yamagata, Tochigi và Ibaraki khi thảm hoạ xảy ra.
Con số lớn nhất là 822 đơn tại toà án nam-Fukushima của những người dân thành phố Iwaki.
Còn lại là 8 đơn tại tòa án Tokyo do những người đã di tản về Tokyo và đầu đơn tại nơi sinh sống tạm của họ, cũng như 20 đơn tại tòa án huyện Chiba.

Tiếp nối là làn sóng kiện thứ hai của khoảng 140 nạn nhân đã di tản về miền tây nước Nhật, được đầu đơn tại tòa án Osaka và Kyoto (17/09/2013) và toà án Kobe (cuối tháng 9) đòi bồi thường thiệt hại tổng cộng là 1 tỷ ¥en hay 10 triệu US$. Đó là 12 người dân thuộc Minami-Soma, Namie và Tomioka cùng khoảng 130 người dân tỉnh Fukushima, Miyagi và Ibaraki.(2).

Katsutoshi Sato, left, and other prospective plaintiffs respond to questions from the media on Aug. 26 in Osaka. (Gen Okamoto)
Katsutoshi Sato, left, and other prospective plaintiffs respond to questions from the media on Aug. 26 in Osaka. (Gen Okamoto)
Ông Katsutoshi Sato, một người đứng đơn kiện chính phủ Nhật và công ty Tepco, đang trả lời báo chí ngày 26/08 tại Osaka. (ảnh Gen Okamoto)

Theo tin chính thức của Cơ quan tái thiết (Fukkō-chō) cho tới ngày 12/08/2013 có tổng cộng 61.355 dân tỉnh Fukushima,Miyagi và Iwate đã rời bỏ nơi sinh sống cũ. Làn sóng người dân đứng đơn kiện chính phủ và Tepco do đó chắc chắn sẽ còn tiếp tục tăng thêm, đòi bồi thường cho những tổn thương tinh thần và tâm lý cũng như thiệt hại vật chất của họ.

Những người dân đã đồng loạt buộc Tepco (3) tội đã gây ra tai nạn nhà máy ĐHN và ban giám đốc điều hành TEPCO có thể sẽ phải ra tòa hình sự vì đã cố tình hạ thấp nguy cơ sóng thần để tránh những khó khăn về mặt xin giấy phép cũng như giảm thiểu chi phí.
Tuy cho tới nay không có trường hợp tử vong do thảm họa nhà máy chính thức được ghi nhận, một báo cáo quốc hội năm ngoái đã kết luận rằng tai nạn Fukushima là kết quả của nền văn hóa "vâng lời phản xạ" Nhật, và đặt nó trong danh mục của những thảm họa nhân tạo, đưa đến việc chính phủ Nhật bị dân kiện vì tội không cung cấp "các biện pháp an toàn đầy đủ" và nhất là vì đã lựa chọn lập trường ủng hộ điện hạt nhân trong chính sách quốc gia của mình.
Mục đích tối thượng của những vụ kiện là gây áp lực buộc chính phủ Nhật phải hòan tòan chấm dứt xử dụng ĐHN để tránh hiểm họa và cấp tốc đẩy mạnh những chương trình năng lượng tái tạo.

Sau những loạt tự tử vì không còn đường thoát của những người nông dân thấp cổ bé miệng khi chính phủ Nhật ra lệnh cấm bán những thực phẩm nhiễm phóng xạ như gạo, sữa, rau, quả... người dân Nhật với dân trí cao đã biết hợp lực để tự bênh vực, và tranh đấu cho sức khỏe, quyền sống của họ và con cháu họ.

Có bao giờ một dân tộc Việt Nam tự nhận là con Rồng cháu Tiên lại có thể có được những quyết định sáng suốt và những hành động trách nhiệm như họ?

Thục-Quyên 
Save Vietnam's Nature
29/08/2013

Tuesday, August 27, 2013

Sự cố Fukushima : Bóng đen trên chính sách hạt nhân của Thủ tướng Nhật

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130823-su-co-fukushima-bong-den-tren-chinh-sach-hat-nhan-cua-thu-tuong-nhat

Sự cố Fukushima : Bóng đen trên chính sách hạt nhân của Thủ tướng Nhật
       
Nhà máy nguyên tử Fukushima chụp từ không trung, ngày 20/08/2013.
Nhà máy nguyên tử Fukushima chụp từ không trung, ngày 20/08/2013.
REUTERS/Kyodo

Trọng Nghĩa
Họa vô đơn chí. Đúng vào thời điểm Thủ tướng Shinzo Abe chuẩn bị lên đường công du Cận Đông để rao bán công nghệ điện nguyên tử, một sự cố nghiêm trọng khác lại xẩy ra tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, vốn đã bị hư hại nặng sau trận động đất sóng thần tháng 3/2011. Việc nước nhiễm xạ cực cao bị thất thoát khỏi nhà máy đang đe dọa nỗ lực của thủ tướng Abe vừa muốn phục hồi lại điện nguyên tử để hạ giá năng lượng, vừa muốn đẩy mạnh xuất khẩu công nghệ hạt nhân dân sự.


Phải nói là sự cố rò rỉ nước nhiễm phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima lần này hết sức nghiêm trọng. Đến mức mà Cơ quan Pháp quy Hạt nhân Nhật Bản NRA đã phải đánh giá rằng đó là một sự cố nghiêm trọng nhất từ sau tại nạn tháng Ba năm 2011.
Thất bại của tập đoàn Tepco trong việc ngăn chặn không cho nước độc hại thoát ra môi trường chung quanh và tràn xuống biển, cộng thêm với thái độ thiếu minh bạch của cả ban lãnh đạo tập đoàn này, của chính quyền Nhật Bản trong việc thông tin về sự cố đã gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của toàn bộ ngành công nghệ hạt nhân Nhật Bản.
Tình cảnh này quả không thuận lợi cho ông Shinzo Abe vào lúc ông chuẩn bị đến Trung Đông vào ngày mai, 24/08, để quảng cáo cho công nghệ nguyên tử Nhật Bản, nhằm giành được các thị trường béo bở cho chính kinh tế Nhật Bản.
Từ ngày trở lại làm Thủ tướng, ông Abe không che giấu ý định thúc đẩy việc xuất khẩu công nghệ hạt nhân, xem đấy là một thành tố quan trọng trong kế hoạch phục hưng kinh tế quốc gia, và không ngần ngại làm « chuyên gia bán hàng » cho hai tập đoàn lớn trong địa hạt này là Toshiba và Mitsubishi Heavy Industries Ltd.
Trước ngày lên đường qua bốn quốc gia Trung Đông, bản thân ông Abe cho biết là Nhật Bản sẵn sàng đẩy mạnh « hợp tác trong lĩnh vực an toàn hạt nhân » với Kuwait và Qatar. Tuyên bố về an toàn hạt nhân này, theo giới phân tích, quả thật là mỉa mai trong lúc ngay chính tại nước Nhật, vấn đề bảo đảm an toàn đang là vấn đề nổi cộm.
Phải nói là trước lúc bùng lên vụ sự cố Fukushima lần thứ hai, những lời chào hàng của các giới chức lãnh đạo Nhật Bản đã có tiếng vang nhất định : Bộ trưởng Thương mại Toshimitsu Motegi đã nhất trí thúc đẩy hợp tác hạt nhân với Ả Rập Xê Út nhân một chuyến thăm vào tháng Hai. Trước đó, Nhật Bản đã ký kết một biên bản ghi nhớ về phát triển hạt nhân với Kuwait. Và mới tháng sáu vừa qua, Thủ tướng Abe và Tổng thống Pháp François Hollande đã đồng ý tăng cường hợp tác với nhau để xuất khẩu lò phản ứng nguyên tử.
Các tai họa dồn dập đổ xuống nhà máy Fukushima cũng tác hại đến chủ trương thúc đẩy trở lại điện hạt nhân của chính quyền Abe, do việc dân chúng càng lúc càng bất bình và lo ngại. Ông Abe đang muốn khởi động lại một số trong số 48 nhà máy điện hạt nhân không hoạt động hiện nay. Ông muốn mở lại các nhà máy này để giảm bớt việc nhập khẩu năng lượng, mà chi phí đang đè nặng lên sự hồi phục đang manh nha của nền kinh tế.
Theo giáo sư Jeff Kingston, đại học Temple University ở Tokyo, ''ông Abe sắp phải tiến hành phần khó nhất trong kế hoạch cải tổ cơ cấu thiết yếu… Việc khôi phục hoạt động các nhà máy điện hạt nhân có tính chất then chốt cho chiến lược kinh tế - Abenomics - của ông''.
Cho đến nay, uy tín của ông Abe trong dân Nhật tăng vọt nhờ kế hoạch kinh tế bước đầu thành công. Nhờ các gói kích cầu và chính sách tiền tệ, đồng yen giảm giá 15% từ khi ông lên cầm quyền vào tháng 12 năm ngoái, giúp đẩy mạnh xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Có điều đồng yen thấp giá đã làm chi phí nhập dầu hỏa tăng cao, khiến ông Abe muốn ưu tiên cho việc khởi động lại điện hạt nhân.
Trước tai nạn nhà máy điện Fukushima, điện hạt nhân chiếm 25% điện tiêu thụ ở Nhật. Bây giờ thì hầu hết – ngoại trừ 2 lò phản ứng - số 50 lò phản ứng hạt nhân ở Nhật đã ngưng họat động để kiểm tra an toàn. Nhiều người trong số 160.000 cư dân trong vùng Fukushima vẫn chưa trở về nhà, lệnh cấm khai thác đất chung quanh, cũng như cấm đánh cá vẫn còn hiệu lực.
Nay với sự cố nghiêm trọng mới tại Fukushima, liệu ông Abe còn được yên ổn trong việc thúc đẩy chủ trương ưu tiên cho năng lượng nguyên tử của mình hay không ? Đó là câu hỏi đang được giới quan sát đặt ra.

Mỗi ngày, Fukushima đổ ra biển 300 tấn nước nhiễm xạ

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130822-tepco-thua-nhan-moi-ngay-fukushima-do-ra-bien-300-tan-nuoc-nhiem-xa

Mỗi ngày, Fukushima đổ ra biển 300 tấn nước nhiễm xạ

    
Ảnh chụp từ trên không nhà máy điện hạt nhân  Fukushima, ngày 20/08/ 2013.
Ảnh chụp từ trên không nhà máy điện hạt nhân Fukushima, ngày 20/08/ 2013.
REUTERS/Kyodo

Trọng Thành
Hôm nay, 22/08/2013, theo AFP, tập đoàn điện lực Tepco (Tokyo Electric Power), công ty quản lý nhà máy điện hạt nhân Fukushima, thừa nhận rằng tổng hàm lượng phóng xạ thuộc hai chất cesium và strontium từ Fukushima đổ xuống biển qua các mạch nước ngầm ước tính là 30.000 tỷ becquerel từ tháng 3/2011. Hiện tại nước ngầm chứa phóng xạ vẫn tiếp tục chảy ra biển.


Cách đây một tháng, Tepco mới chính thức công nhận là lượng nước ngầm chứa phóng xạ chảy xuống biển trung bình khoảng 300 mét khối mỗi ngày. Điều này hoàn toàn ngược lại với những tuyên bố trước đó của Tepco, khẳng định nước nhiễm xạ chỉ đọng lại một chỗ chứ không lọt ra biển.
Tepco đang lắp đặt một hệ thống cho phép bơm khoảng 100 tấn nước ngầm nhiễm xạ mỗi ngày. Lượng nước này sẽ được lọc để có thể tái sử dụng nhằm làm lạnh các lò phản ứng của nhà máy gặp nạn.
Vấn nạn nước chảy ngầm ra biển khoảng 300 tấn/ngày này không phải là sự cố 300 tấn nước bị nhiễm xạ hàm lượng cao, từ vài ngày nay, do một bể chứa dung lượng 1.000 tấn bị hư. Tối qua, Tepco thừa nhận rằng, nước lọt ra khỏi bồn chứa kể trên, có thể chảy xuống biển qua một khe nhỏ. Trong quá khứ, đã từng có bốn lần bể bị rò với quy mô nhỏ hơn.
Hôm nay, Tepco khẳng định đã kiểm tra chất lượng của khoảng 300 bồn chứa nước nhiễm xạ và không phát hiện thấy bất cứ chỗ rò rỉ nào mới, mặc dù độ phóng xạ đo lường được tại một số nơi trong nhà máy vẫn ở mức cao. Hôm nay, Tepco ghi nhận thêm nhiều điểm mới, có độ phóng xạ cao, bên ngoài các bồn chứa. Các điểm có độ phóng xạ cao đo được khiến Cơ quan an toàn nguyên tử Nhật Bản hôm qua phải nâng mức độ nguy hiểm tại nhà máy Fukushima lên mức 3 trên 7, tức mức độ nghiêm trọng.
Nước nhiễm xạ là một nguy cơ lớn mà tập đoàn điện lực Tepco rất vất vả để đối phó. Hàng ngày có hơn 400 tấn nước phải trữ lại, sau khi được dùng để làm nguội các lò phản ứng bị hư hại. Cứ hai ngày rưỡi, Tepco lại phải đưa một bồn mới vào sử dụng. Tuy nhiên, các chuyên gia nghi ngờ chất lượng của các bể chứa này. Nước mặn được sử dụng để làm lạnh các lò phản ứng, có tốc độ ăn mòn rất lớn.
Bên cạnh hơn 300 bể với dung lượng gần 1.000 tấn/bể, Tepco đã phải bố trí khoảng 1.000 bể chứa với dung lượng khác nhau, cách không xa các lò phản ứng.
Theo hãng thông tấn Kyodo, hoạt động đánh cá ở vùng ngoài khơi Fukushima – được cho phép khởi động lại một phần từ tháng 6/2013 - sẽ bị đình chỉ kể từ đầu tháng 9 tới vì nước nhiễm xạ.

Kiev và Tokyo dùng vệ tinh giám sát Tchernobyl và Fukushima

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130827-nhat-va-ukraina-se-dung-ve-tinh-giam-sat-tchernobyl-va-fukushima

Kiev và Tokyo dùng vệ tinh giám sát Tchernobyl và Fukushima 
    
 

Một bức ảnh chụp từ không trung nhà máy Fukushima, 20/08/2013 - REUTERS
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Một bức ảnh chụp từ không   trung nhà máy Fukushima, 20/08/2013 - REUTERS
 
Mai Vân
Là hai nước bị thảm họa hạt nhân dân sự nặng nề nhất trong hơn nửa thế kỷ nay, Ukraina và Nhật Bản vào hôm qua, 26/08/2013, đã thông báo thỏa thuận về một chương trình không gian chung. Mục tiêu là sử dụng vệ tinh để giám sát từ trên cao các nhà máy điện hạt nhân bị tai nạn của họ : Tchernobyl tại Ukraina và Fukushima tại Nhật.


Ghé Kiev trong mục tiêu này, Ngoại trưởng Nhật, Fumio Kishida đã loan báo tin trên nhân một cuộc họp báo sau buổi gặp gỡ với đồng nhiệm Ukraina Leonid Kojara. Theo ông Kishida, hai bên “đã đồng ý hợp tác trong lãnh vực không gian để giám sát các vùng chung quanh Tchernobyl và Fukushima”.
Đề án hợp tác dự kiến đưa vào quỹ đạo 8 vệ tinh cỡ nhỏ từ nay đến năm 2014, nhằm thu lượm thông tin về tác động của phóng xạ từ các trung tâm điện bị hư hại tỏa sang các vùng lân cận.
Theo Bộ Ngoại giao Nhật, vệ tinh do Nhật thiết kế nặng khoảng 60 kí lô, sẽ được hỏa tiễn Ukraina đưa lên quỹ đạo ở độ cao 600 km. Vệ tinh sẽ chụp ảnh các vùng được quy định, mỗi hai tiếng đồng hồ và thu thập thông tin về mực độ phóng xạ cao ghi nhận ở các vùng này.
Theo giới chuyên gia, cho dù rất khác nhau, nhưng tai nạn ở Tchernobyl và Fukushima là hai tai nạn hạt nhân duy nhất được xếp vào mức tối đa, mức 7 trên thang bậc quốc tế gồm 7 bậc về sự cố hạt nhân và phóng xạ (INES).
Xin nhắc lại là trận động đất cấp 9 kéo theo sóng thần vào tháng 3/2011 đã phá hủy nặng nề nhà máy điện nguyên tử Fukushima nằm ở vùng duyên hải Đông bắc Nhật Bản. Thiên tai này đã làm cho gần hai chục ngàn người thiệt mạng, nhưng không có số liệu chính thức về số người chết vì phóng xạ tỏa ra từ nhà máy hạt nhân.
Còn về tai nạn Tchernobyl ngày 26/04/1986, Ủy ban Khoa học Liên Hiệp Quốc chỉ công nhận 31 người chết do nhiễm xạ - gồm nhân viên nhà máy và lính cứu hỏa. Trong khi đó, Tổ chức bảo vệ môi sinh Greenpeace đã đưa ra con số ít nhất 100.000 người thiệt mạng vì phóng xạ nguyên tử.

Hãy bảo vệ Việt Nam hôm nay cho mai sau. Xin đừng gục mặt đánh mất nhân phẩm

https://sites.google.com/site/networksavevietnamsnature/5-bai-vo-lien-he/5-1-nang-luong-hat-nhan/b20130826-thq-xindungdmnp

Hãy bảo vệ Việt Nam hôm nay cho mai sau
Xin đừng gục mặt đánh mất nhân phẩm

Thục-Quyên

Tôi xin tha thiết gởi những lời này đến tất cả các chuyên viên hay không chuyên viên Việt Nam đang tham dự hay đã từng có liên quan đến Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt cũng như  chương trình điện hạt nhân của chính phủ Việt Nam tại NinhThuận:

Sau bài "Nâng cao nhận thức của người dân về phát triển điện hạt nhân" của diễn đàn NangluongVietnam đăng ngày 24/08/2013 và được các báo VN phổ biến hoặc đưa tin,  thiết nghĩ dù bênh vực hay chống lại chương trình ĐHN Ninh Thuận, quý vị cũng vì thể diện quốc gia, vì danh dự và nhân phẩm của người có sự hiểu biết, để đồng loạt lên tiếng phản đối sự kiện đem Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt với công suất nhiệt 500 KW hay 0,5 MW (1) để mà mắt, làm bằng chứng cuội cho sự an tòan của 2 lò hạt nhân 4000 MW tập đòan Rosatom toàn quyền xây tại Ninh Thuận (Mỗi nhà máy có nhiều lò, và thường một lò chỉ 1000 MW).

Các đại biểu tham quan Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt (ảnh Ngọc Loan)
Các đại biểu tham quan Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt (ảnh Ngọc Loan)

Không cần tìm đâu xa, trong cùng trang NangluongVietnam ngay bên cạnh bài viết, bấm vào dòng chữ nốt kết "Nhật Bản nâng mức cảnh báo rò rỉ phóng xạ tại Fukushima" thì cũng đọc được tình trạng bất lực tuyệt vọng của con người trước thảm họa ĐHN

screen shot NangLuongVietnam
Trích NangluongVietnam:
 
Cần tới hơn 5.000 tỷ yen để tẩy xạ ở tỉnh Fukushima

Nhật Bản nâng mức cảnh báo rò rỉ phóng xạ tại Fukushima
Nhật Bản đã nâng cảnh báo rò rỉ phóng xạ tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima lên mức
cao nhất kể từ khi Nhà máy bị hư hại trong thảm họa động đất sóng thần vào tháng 3/2011 (Ảnh: AFP)

Ngay sau khi phát hiện một bể chứa nước nhiễm xạ bị rò rỉ tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, Cơ quan pháp quy hạt nhân Nhật Bản (NRA) đã nâng mức cảnh báo rò rỉ nước nhiễm xạ tại đây lên mức 3, là mức nguy hiểm.
NRA cũng cho biết, sẽ thông báo cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) vụ việc nói trên và xin tham vấn của cơ quan này về mức độ chính xác trong đánh giá của mình.
 
Tôi xin trích dẫn hai tấm hình ở trên: tấm hình thứ nhất với dáng điệu ngây ngô tội nghiệp của đoàn tham quan Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt gồm những vị được tâng bốc là đại biểu có uy tín trong đồng bào dân tộc mũ áo bảo vệ “làm cảnh” trong khi những người hướng dẫn thì chẳng thèm đội mũ, đem so với tấm hình thứ hai là những người ở hiện trường Nhà máy điện hạt nhân Fukushima sẽ thấy ngay trò tuyên truyền “điện hạt nhân an toàn” hề dến độ nào!

Xét ra, chính phủ VN đã không cần kiểm duyệt tin tức và cũng chẳng ngại trò tuyên truyền "định hướng" rẻ tiền của họ gây phản ứng mạnh trong dân chúng. Lý do nào chính phủ VN không ngại (hay coi rẻ) sự suy nghĩ và thái độ của những người có hiểu biết trong nước? Vì tin rằng không ai dám suy nghĩ và có thái độ?

Ngày 12/08/2013 trong cuộc "Hội thảo quốc gia đầu tiên về tuyên truyền điện hạt nhân" tại tỉnh Ninh Thuận, bà Brenda Pagannone, thuộc Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế IAEA (International Atomic Energy Agency) có phát biểu về sự quan trọng của thông tin trung thực, minh bạch cả mặt tích cực và tiêu cực, tạo sự nhận thức và hiểu biết đứng đắn của công chúng. Có lẽ cũng vì bà Pagannone còn cảnh cáo nếu không có sự ủng hộ của công chúng thì không thể phát triển điện hạt nhân mà giới hữu trách VN đã cấp tốc đẩy mạnh chương trình tuyên truyền, theo trình độ và khả năng của họ?

Nhưng còn dân trí Việt Nam?
Tôi sẽ dịch câu nói (đáng thương) của ông Báo văn Trò, “cuộc sống của người dân sinh sống gần nhà máy không đảo lộn, vẫn diễn ra bình thường. Những vườn rau, vườn hoa vẫn phát triển xanh tốt, tươi đẹp. Với thực tế đó, khi về địa phương, chúng tôi sẽ kể lại những gì đã nghe và thấy rõ trước mắt để cho bà con cùng hiểu và an tâm” ra tiếng ngoại quốc để chuyển cho bà Pagannone /IAEA cũng như dư luận thế giới về phương cách tạo sự an tâm về an toàn bức xạ cho dân của chính phủ Việt Nam.

Cầu mong những người có sự hiểu biết tại VN không chấp nhận thái độ quá sức bỉ ổi này .

Thục Quyên
Save Vietnam's Nature
25/08/2013

Friday, August 23, 2013

Nguyễn Phương Uyên: Tôi muốn làm bài thuốc chữa bệnh vô cảm cho thanh niên


Nguyễn Phương Uyên: Tôi muốn làm bài thuốc chữa bệnh vô cảm cho thanh niên

 

Tin liên hệ

 

 

 

                       
Một sự kiện chưa từng có tiền lệ trong các vụ án chính trị tại Việt Nam khi một tù nhân chính trị được trả tự do tại tòa phúc thẩm từ một bản án 6 năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’.

Tại phiên phúc thẩm ở Long An hôm 16/8 vừa qua, bản án của sinh viên chống Trung Quốc Nguyễn Phương Uyên được đổi thành 3 năm tù treo và người bạn cùng hoạt động với cô Đinh Nguyên Kha được giảm nửa án tù, từ 8 năm còn 4 năm.
Ngày ra tù, cô sinh viên được thế giới chú ý Nguyễn Phương Uyên dành cho Trà Mi VOA Việt ngữ cuộc trao đổi về bản án đặc biệt của cô.

Nghe phỏng vấn Nguyễn Phương Uyên sau khi được trả tự do
      

Trà Mi: Trước giờ phúc thẩm diễn ra, Uyên từ chối luật sư mà trước đó không lâu Kha cũng có quyết định tương tự, khiến dư luận không khỏi thắc mắc về động cơ của việc này. Khước từ luật sư là quan điểm độc lập của Uyên hay được giới hữu trách gợi ý dựa trên một điều kiện thỏa thuận nào?

Nguyễn Phương Uyên: Trước đó giới hữu trách cũng đã đặt vấn đề với tôi cũng như với Kha. Tuy nhiên, quyết định của tôi không bị ảnh hưởng bởi giới hữu trách mà đó là quan điểm của tôi. Tôi đã cân nhắc từ rất lâu và phải cân não để tự biện hộ cho mình.

Trà Mi: Theo Uyên, yếu tố nào quyết định sự thành công của Uyên tại phiên phúc thẩm vừa qua?

Nguyễn Phương Uyên: Uyên nghĩ đây không phải là một sự thành công. Đây là một vấn đề tất yếu mà nhà cầm quyền phải chấp nhận. Xã hội phải phát triển và đây là xu thế của lịch sử, Uyên nghĩ vậy.

Trà Mi: Trước phiên phúc thẩm, Uyên mường tượng kết quả sẽ ra sao trong trường hợp Uyên nhận hoặc không ‘nhận tội’?

Nguyễn Phương Uyên: Với bản án của tôi, khi tôi ‘nhận tội’ sẽ dễ dàng hơn và chắc chắn sẽ được giảm án. Còn nếu không ‘nhận tội’, với thái độ phản kháng như vậy thì các chuyển biến sẽ không có lợi cho tôi, tôi sẽ bị y án.

Trà Mi: Cân nhắc như vậy mà Uyên vẫn quyết định không nhận tội tại cơ may cuối cùng của mình. Điều gì đã khiến Uyên có sức mạnh như vậy?

Nguyễn Phương Uyên: Tôi nghĩ mình bị đánh mình không tự la cho mình, không tự kêu oan cho mình thì ai sẽ kêu cho mình. Mình phải tự nhận biết quan điểm của mình. Mình phải tự biết mình không sai và tự kêu oan cho mình thì mới có những người khác kêu cho mình trong khi mình đang bị đòn.

Trà Mi: Uyên không nhận tội được án treo, Kha nhận tội bị 4 năm tù. Uyên hiểu điều này như thế nào? Vì sao có sự khác lạ chưa từng thấy trong các phiên tòa trước nay tại Việt Nam, nơi mà bị cáo thường được khoan hồng dựa trên thái độ ở tòa hơn là hành vi pháp lý?

Nguyễn Phương Uyên: Vấn đề này tôi không thể trả lời được. Mọi người cũng nên nhường câu hỏi cho nhà chức trách, cơ quan tư pháp ở Việt Nam. Đây là một điều bất ngờ. Hãy nhìn một cách toàn diện. Có những vấn đề rất tế nhị tôi không muốn nhắc đến vì bản án tù treo 3 năm đối với tôi như một cọng dây thắt cổ buộc miệng.
Tôi không muốn mắc phải căn bệnh rất khó trị ở các thanh niên cùng tuổi tôi. Tôi muốn làm một bài thuốc để thanh niên Việt Nam nhìn thấy mà làm hết mình, ‘cháy’ hết mình, không còn bị vô cảm và sợ hãi vốn đã bị tiêm nhiễm ngay từ bé.

Trà Mi: Từ bao giờ Uyên quan tâm đến chuyện chính trị, hiện tình đất nước, và sự cai trị của đảng cộng sản?

Nguyễn Phương Uyên: Khoảng đầu năm 2010 khi đậu vào trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM được học môn Tư tưởng Mác-Lênin. Tôi có cái nhìn toàn diện chứ không phải một phía về những gì được giảng dạy trong môn học đó. Trong khi tôi phải học môn này thì Trung Quốc bành trướng, xâm phạm lãnh thổ lãnh hải và nền kinh tế, thị trường của Việt Nam.

Trà Mi: Thường ở tuổi đôi mươi, đa số các cô gái quan tâm đến thời trang, giao lưu, hay định hướng để tiến thân trong xã hội. Vì sao Uyên chuyển hướng sự quan tâm của mình vào chuyện chính trị, chuyện chủ quyền quốc gia, những việc lâu nay vốn được nói là đã có ‘nhà nước lo’?

Nguyễn Phương Uyên: Nếu nói như nhà nước là ‘đã có nhà nước lo’ thì bệnh vô cảm trong thanh niên cần phải giải quyết như thế nào? Tôi không muốn mắc phải căn bệnh rất khó trị ở các thanh niên cùng tuổi tôi. Tôi muốn làm một bài thuốc để thanh niên Việt Nam nhìn thấy mà làm hết mình, ‘cháy’ hết mình, không còn bị vô cảm và sợ hãi vốn đã bị tiêm nhiễm ngay từ bé.

Trà Mi: Trong các hoạt động của Uyên, việc làm nào bạn tâm đắc nhất, hành vi nào bạn hối tiếc nhất? Nếu trở lại từ đầu, Uyên sẽ làm điều gì và sẽ không làm điều gì?

Nguyễn Phương Uyên: Điều tâm đắc nhất, tôi rất hạnh phúc, vinh dự, tự hào vì bản thân mình có thể bảo vệ quan điểm đến cùng dù cũng có run sợ. Về sự hối tiếc, quan điểm của tôi là không hối tiếc về quá khứ của mình. Nếu trở lại, tôi vẫn làm như thế thôi.

Trà Mi: Tuổi trẻ thường được mô tả là ‘nông nổi, bồng bột’. Yếu tố này có không trong hành động và trường hợp của Uyên?

Nguyễn Phương Uyên: Tôi xin nhấn mạnh là dù có hay không sự ‘bồng bột’, các hành động của tôi cũng xuất phát từ trái tim của mình là yêu tổ quốc, yêu đồng bào Việt Nam lắm.

Trà Mi: Ở Việt Nam rải truyền đơn là việc làm nguy hiểm, Uyên cân nhắc lợi-hại thế nào khi quyết định làm điều đó? 

Nguyễn Phương Uyên: Cũng chỉ là những hành động, tôi xin nhấn mạnh lần nữa, xuất phát từ lòng yêu nước và căm thù giặc ngoại xâm cũng như những ai đó đã đan tâm hiến đất, dâng hiến đất nước mình cho giặc.

Trà Mi: Uyên nghiệm ra điều gì từ bản án của mình, học được điều gì từ những ngày tháng bị giam cầm?

Nguyễn Phương Uyên: Tôi học được cách sống ở những nơi rất khắc nghiệt, nơi mà dường như sự sống và cái chết cách nhau rất gần.

Trà Mi: Khi nói “sự sống và cái chết cách nhau rất gần”, bạn muốn nói lên điều gì?

Nguyễn Phương Uyên: Vâng, có những sự nguy hiểm. Ở tuổi 20, cách sống với xã hội còn khó khăn huống hồ là ở trong vòng lao lý, nơi mà người tốt thì ít mà người xấu thì nhiều, nơi mà ánh sáng, không khí, và tất cả các điều kiện tự nhiên mình cần cũng không có. Điều kiện sống trong tù rất khắc nghiệt.

Trà Mi: Tự nhìn lại chính mình trước và sau khi ra tù, Uyên thấy mình đã thay đổi thế nào? 

Nguyễn Phương Uyên: Tôi chỉ có thể nói lên rằng tôi thật sự rất hạnh phúc khi nhận được sự quan tâm của mọi người cho dù là ủng hộ hay phản đối tôi.

Trà Mi: Nếm mùi tù tội ở lứa tuổi đôi mươi, độ tuổi đầy nhiệt huyết và hứa hẹn tương lai, điều này có ý nghĩa ra sao, ảnh hưởng thế nào đối với cuộc đời và lý tưởng của Uyên?

Nguyễn Phương Uyên: Bước vào vòng lao lý ở tuổi 20 đánh dấu một bước ngoặt trong đời tôi. Với việc đấu tranh của tôi, việc bước vào lao lý với tội danh mà cơ quan an ninh truy tố, tôi cảm thấy mình đã ‘cháy’ hết mình để bảo vệ mình, bảo vệ tổ quốc, không còn vô cảm như trước kia, vượt qua nỗi sợ hãi.

Trà Mi: Uyên nghĩ gì về cái giá của sự chống đối, cái giá của sự tự do? Có người nói nếu không muốn trả giá cho sự tự do thì đừng chống đối. Ý kiến Uyên thế nào?

Nguyễn Phương Uyên: Tôi nghĩ trên đời cái gì cũng có giá phải trả. Tự do cũng thế, cũng có cái giá của tự do.

Trà Mi: Được biết Uyên cũng là người rất yêu thơ ca. Trà Mi có dịp đọc được một bài thơ Uyên sáng tác chừng nửa năm trước khi bị bắt nhan đề Đất nước, có đoạn viết rằng:
“Đất nước không chiến tranh
Cớ chi đau thắt ruột
Sự tự hào ngộ nhận
Một chế độ bi hài sau chiến tranh”

Uyên muốn nói gì khi gọi ‘chế độ bi hài’?

Nguyễn Phương Uyên: ‘Chế độ bi hài’ tôi muốn nói ở đây là rất đáng thương cho những người sống trong một xã hội mà các quyền con người cần phải có cũng chưa hiểu rõ. Các bạn trẻ như tôi họ không biết các quyền gì được gọi là quyền con người.

Trà Mi: Từ vụ án gây xôn xao dư luận của mình, Uyên muốn nói gì với tuổi trẻ Việt Nam, với nhà cầm quyền Việt Nam, và với công luận thế giới?

Nguyễn Phương Uyên: Tôi muốn nói với các bạn trẻ hãy sống hết mình, ‘cháy’ hết mình để một lúc nào đó quay lại nhìn quá khứ, nhìn thời gian đã qua, mình không phải hối tiếc về những gì mình đã làm. Với nhà cầm quyền, tôi muốn nói rằng đây là một sự tiến bộ xã hội theo chiều lịch sử, phải như thế. Mong rằng họ sẽ chấp nhận sự tiến bộ này để đẩy mạnh sự tiến bộ của Việt Nam theo cùng bạn bè thế giới. Đối với công luận quốc tế, tôi mong muốn công luận phát huy sức mạnh, quan tâm đặc biệt đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn Uyên đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.

Xem phỏng vấn Nguyễn Phương Uyên sau khi được trả tự do

Tuesday, August 20, 2013

Đảng và nhà nước Việt Nam lại làm chuyện tréo ngoe: Vay tiền xây Viện Kỹ thuật Hạt nhân trị giá 10 ngàn tỷ

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2013/08/ang-va-nha-nuoc-viet-nam-lai-lam-chuyen.html#more

Đảng và nhà nước Việt Nam lại làm chuyện tréo ngoe: Vay tiền xây Viện Kỹ thuật Hạt nhân trị giá 10 ngàn tỷ

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) - Trong thời gian qua và nhất là chỉ mới cách đây vài tuần lễ, vào đầu tháng 08, trên khắp các tờ báo giấy và báo mạng của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam trong lúc tường trình về kế hoạch “trình báo cáo khả thi dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận cuối năm naycho biết rằng Nga sẽ tài trợ Việt Nam để tập đoàn Rosatom xây cất một Viện Kỹ Thuật Hạt nhân tân tiến đầu tiên với trị giá khoảng 500 triệu USD, tương đương khoảng 10 ngàn tỷ đồng Việt Nam. Đại diện Rosatom còn cho hay viện này là một viện Hạt nhân đầu tiên do Rosatom Nga xây dựng tại nước ngoài.

Người đọc tin này cứ ngỡ rằng Nga và Rosatom đứng ra tài trợ toàn bộ dự án xây cất viện hạt nhân này, và phía Việt Nam không phải tốn tiền, theo đúng nghĩa của hai chữ “tài trợ = cho không”. Thôi, dù cho nước mình nghèo, các em nhỏ ở những vùng quê phải lội sông vượt suối đến trường đề tìm ba cái chữ - chòi thì đúng hơn mái trường - được một tập đoàn Nga nó hảo ý chung chi đến cả vạn tỷ đồng xây “chùa/free” viện này viện nọ mình cứ nhận đi trước cái đã, dầu sao đó cũng là tiền mồ hôi nước mắt của 90 triệu dân mình nằm trong món tiền hơn chục tỷ USD chung chi cho dự án nhà máy điện hạt nhân, coi như tiền “khuyến mải” hay “lại quả”, sau này có gì còn tháo bán sắt vụn gỡ gạc. Nếu mình làm anh hùng rơm, thanh liêm không thèm tham nhũng, không nhận số tiền “lại quả” tính trong số tiền phải trả Rosatom cho một món hàng hời trên dưới 20 tỷ USD (400 ngàn tỷ đồng) thì chỉ toi bị thiệt thòi.

Trường học “ta” dưới thời đại “Viện kỹ thuật hạt nhân trị giá vạn tỷ đồng VN” 
Nguồn: Nghèo như... lớp học ở Xéo Dì Hồ

Đùng một cái, ngày 17/08/2013 trên trang báo Tuổi Trẻ, phiên bản tiếng Anh, đăng tin: Vietnam to build 500 mln nuclear centre in late 2015” - Việt Nam xây trung tâm hạt nhân trị giá 500 triệu USD vào cuối năm 2015. Điểm đặc biệt của bản tin này là nó lại trái ngoe với những tin tức mà báo chí và các cơ quan truyền thông của đảng và nhà nước đã đăng từ trước đến nay, chí phí cho dự án xây cất trung tâm nghiên cứu hạt nhân này thực ra là tiền vay 500 triệu USD với lãi suất cắt cổ 5%/năm từ chính phủ Nga chứ không phải là do tập đoàn Rosatom bảo trợ.

Thật hởi ôi! Việt Nam đã từng bị bọn tập đoàn bán máy điện hạt nhân dõm Rosatom lừa một vố vĩ đại giá hơn chục tỷ USD cho một nhà máy điện “địa ngục” hạt nhân với nguy cơ sẽ đẩy toàn dân Việt vào hố đen của nạn diệt chủng một khi có thảm họa hạt nhân tương tự như Chernobyl hay Fukushima, nay lại còn bị bồi thêm một đòn lừa 500 triệu USD xây Viện hạt nhân “hiện đại” để nghiên cứu (?).

Muốn qua được sông để đến lớp, các em học sinh phải nhờ người lớn đưa qua. Nguồn:

Đất nước Việt Nam nghèo muốn rớt mồng tơi, cái học của các cháu, cái ăn cái mặc căn bản của dân lo chưa xong, trường học các nơi thôn quê xa thành phố là những cái chòi tranh vách phên vách nứa bốn phía trống trơn, các em phải đu dây, lội sông vượt suối đánh đổi mạng sống để tìm 3 cái chữ, cơ xưởng công kỹ nghệ thì thấp kém đến nỗi bồ lon ốc vít chưa làm được nên thân nên hình mà lại đua đòi làm viện nghiên cứu nguyên tử hạt nhân trị giá hằng vạn tỷ đồng tiền đi vay rồi tốn nhiều tỷ mỗi năm để bảo quản. Đây là một việc làm theo phong cách nghèo chơi sang, dốt chơi chữ, nhà tranh vách đất mà trong nhà chưng một dàn tủ chứa đầy đủ bộ sách tự điển bách khoa toàn thư mạ vàng.


Có lẽ đây là phong cách của đảng cộng sản, chơi nổ để chứng minh sư “ưu việt” của chế độ cộng sản Việt Nam so với chế độ tư bản đang giãy chết, như trường hợp bay một lèo lên vũ trụ của “phi hành gia” Phạm Tuân năm 1980, xây Trung tâm vũ trụ hiện đại hàng đầu ĐNA ngốn khoảng 700 triệu USD (15 ngàn tỳ đồng), v.v.

Đây là việc làm rất sai trái và cần phải bị quyết liệt phê phán và lên án trước công luận. Đảng cộng sản và nhà nước cần thiết phải ngưng ngay việc làm thật sự quá phung phí này, không được phép đem tương lai của đất nước và sinh mạng của dân chúng ra làm trò đùa để bôi son trét phấn, để thỏa mãn tham vọng của đảng và các nhóm lợi ích.

Để có thể chận đứng kịp thời được việc này thật quá lố lăng này, đất nước Việt Nam cần thiết phải có các tổ chức đối lập với nhà nước cộng sản Việt Nam làm đối trọng để người dân có quyền kiểm tra, kiểm soát những việc làm của chính quyền mà dưới một chế độ độc đảng toàn trì mọi tầng lớp người dân không thể nào có được.

Ngày 21/08/2013

Fukushima : Nước nhiễm xạ lại thoát ra ngoài



Fukushima : Nước nhiễm xạ lại thoát ra ngoài
Tepco liên tục đối phó với các sự cố liên quan đến nước nhiễm xạ - REUTERS /Kyodo
Tepco liên tục đối phó với các sự cố liên quan đến nước nhiễm xạ - REUTERS /Kyodo

Anh Vũ
Hãng tin AFP hôm nay 20/8/2013, dẫn nguồn tin từ Tokyo Electric Power (Tepco) cho biết, một bể chứa nước đã để tràn 300 mét khối nước nhiễm phóng xạ, đóng thành vũng trên nền nhà máy điện hạt nhân Fukushima, bị tai nạn từ trận động đất sóng thần tháng Ba năm 2011.


Công ty quản lý khai thách nhà máy điện này cho biết họ đang cố gắng bơm hút khối lượng nước này để không để tràn ra rộng hơn. Nồng độ phóng xạ ở cách mặt các vũng nước này 50 cm đo được khoảng 100 millisievert mỗi giờ. Đây là mức được cho là khá cao.
Nước nhiễm phóng xạ tràn ra được phát hiện lúc sáng hôm qua 19/08/2013. Số nước này chảy ra từ các bể trữ nước đặt trong nhà máy đã được tẩy xạ phần nào nhưng vẫn còn phóng xạ.
Hôm nay 20/08/2013, tập đoàn Tepco đã khoanh vùng được bể chứa đã tràn nước và ước tính có khoảng 300 mét khối đã tràn khỏi bể chứa có dung tích chừng một nghìn khối do hệ thống van bị trục trặc.
Việc quản lý khối lượng nước nhiễm phóng xạ đang là một vấn đề đau đầu cho công ty Tepco. Từ sau vụ tai nạn hồi ttháng 3/2011, công ty quản lý khai thác nhà máy điện hạt nhân này liên tục phải đối phó với các sự cố liên quan đến nước nhiễm xạ, từ việc nhiễm xa nước ngầm, đến việc rò rỉ ra biển. Mọi sự cố dù nhỏ ở Fukushima đều được cơ quan an toàn hạt nhân cũng như dư luận Nhật Bản theo dõi rất sát.

Saturday, August 17, 2013

Rủi ro đằng sau những nhà máy điện hạt nhân


Bài 2: Rủi ro đằng sau những nhà máy điện hạt nhân 

Ts. Nguyễn Quốc Anh
12/03/2009
Lời Tòa Soạn Tuần Việt Nam: Chủ trương đến năm 2020 xây dựng một số nhà máy điện hạt nhân đang trong quá trình bàn thảo, chờ Quốc hội phê duyệt. Đây là vấn đề lớn, cần sự cẩn trọng đánh giá, thẩm định mọi khía cạnh trước khi đi đến quyết định cuối cùng.

Ngày 12/3 Hội đồng thẩm định nhà nước về nhà máy điện hạt nhân sẽ họp. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam giới thiệu loạt bài viết của Ts. Vật lý Nguyễn Quốc Anh.
 
 (TuanVietNam)- Khủng hoảng điện hạt nhân kéo dài gần 30 năm qua chủ yếu do chưa giải quyết được vấn đề an toàn trong thiết kế, vận hành, xử lý nhiên liệu hạt nhân và lưu giữ chất thải phóng xạ. Là nước đi sau, nếu Việt Nam quyết định triển khai dự án nhà máy điện hạt nhân, thì vấn đề an toàn phải được đặt lên vị trí ưu tiên số một.

Thế giới và những sự cố trong vận hành nhà máy điện hạt nhân

Các nước xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của mình là Hoa Kỳ năm 1954, sau đó ở Liên xô cũ (1954), Anh (1956), Pháp (1956), Đức ( 1961), Canada (1962), Bỉ (1962) v.v. Cho đến nay, có khoảng gần 40 nước sản xuất điện hạt nhân với tổng số khoảng 440 lò, trong đó các nước có số lò vận hành lớn là Hoa Kỳ với 103 lò, Pháp - 59 lò, Nhật - 53 lò…

Người dân khu vực bị nhiễm xạ lò Chernobyl số 4 đã phải di rời đi nơi khác. Nhà thờ đứng trơ trọi, các công trình xây dựng khác đều bị san bằng. Ảnh: Welt.
Sự cố lớn đầu tiên xảy ra ngày 28/3/1979 ở lò Three Mile Island (Hoa Kỳ), tim lò (công nghệ PWR - 900 MW) bị thiệt hại, nhiệt độ lên quá 1800oC làm phát tán phóng xạ, nguyên nhân chủ yếu do lỗi của thiết bị.
Thảm họa hạt nhân lớn nhất xảy ra tại lò Chernobyl số 4 (công nghệ RBMK – 1000 MW) ở Ucraina (Liên xô cũ) ngày 26/4/1986, bị nổ hơi, bay mất nóc và nhà máy bị cháy lớn làm phát tán phóng xạ ra ngoài, lan ra nhiều vùng ở Nga, các nước Bắc Âu, miền nam nước Pháp và một số nước khác làm hàng trăm nghìn người bị chết, mang bệnh, tàn tật..
Nguyên nhân do cả lỗi thiết kế thiếu bảo đảm, thể tích giam hãm quá nhỏ (coi như không có nhà bảo vệ) và cả do lỗi của công nhân vận hành không theo đúng các hướng dẫn.
Hơn mười năm gần đây, Nhật Bản đã giữ kỷ lục thế giới về các tai nạn điện hạt nhân. Đó là những sự cố vỡ một đoạn ống của lò số 2 nhà máy Mihama, làm thoát ra 55 tấn nước nhiễm phóng xạ (năm 1991); sự cố lò notron nhanh Monju (năm 1995) khiến phương hướng năng lượng sống còn, nhưng rất tốn kém này của nước Nhật phải bị đình chỉ.
Tai nạn xảy ra ở nhà máy xử lý nhiên liệu Tokaimura (năm 1999) do những sai sót hết sức ngớ ngẩn đã làm chết hai kỹ thuật viên, 600 người bị chiếu xạ, 320.000 người dân địa phương được yêu cầu không ra khỏi nhà.
Công ty TEPCO (Tokyo Electric Power Co), lớn nhất của Nhật, đã bắt buộc phải tạm ngưng hoạt động một loạt 17 lò vì có sự dối trá trong các tài liệu về an toàn (năm 2003); một sự cố lớn (nổ đường ống đường kính 60 cm, chiều dày 10 mm) đã xảy ra tại lò PWR số 3 (825 MW) của nhà máy Mihama, tỉnh Fukui làm 5 người thiệt mạng và 6 người bị thương (năm 2004) v.v.
Sự cố hạt nhân cũng đã xảy ra ở nhà máy điện hạt nhân của nhiều nước khác. Gần đây, sau vụ khủng bố 11/9 ở Hoa Kỳ năm 2001, nguy cơ xảy ra sự cố điện hạt nhân còn do nguyên nhân khủng bố, phá hoại.
Theo thống kê nguyên nhân gây ra các sự cố, thảm họa hạt nhân, chỉ 20% thuần túy do lỗi kỹ thuật của thiết bị, 65% là lỗi của con người, 15% là lỗi kết hợp giữa sai hỏng của thiết bị và vận hành của con người.
Nguy cơ từ chất thải phóng xạ
Sự cố hạt nhân không chỉ xảy ra đối với nhà máy điện hạt nhân khi vận hành, mà còn tiềm ẩn nguy cơ khi vận chuyển nhiên liệu hạt nhân; đặc biệt là ở khâu xử lý chất thải hạt nhân (nhiên liệu đã qua sử dụng), có thể gây ô nhiễm môi trường.
Mỗi năm, một lò PWR-1000 MW (với nhiên liệu 238U + 3,5% 235U) có thể sản xuất 6-7 tỷ kWh và sinh ra khoảng 21 tấn nhiên liệu phóng xạ, gồm có 20 tấn U (0,9% 235U), 330 kg Pu (là chất dùng trong quân đội để sản xuất bom nguyên tử), 21 kg Actinides nhỏ và 1183 kg sản phẩm phân rã (có 80 kg hoạt tính cao với đời sống dài).
Khác với việc xử lý đa số các chất thải công nghiệp khác, chất thải phóng xạ có ảnh hưởng rất nguy hiểm đến an toàn của con người, nhưng cho đến nay, khoa học vẫn chưa tìm ra lối thoát cho việc xử lý chất thải phóng xạ. Quản lý an toàn chất thải phóng xạ phải được tiến hành liên tục từ khâu phát sinh ra chất phóng xạ đến xử lý, cất giữ tạm thời và chôn thải.
Đối với thanh nhiên liệu đã cháy, phải được lưu giữ tạm thời ngay tại nhà máy trong khoảng thời gian từ 30-50 năm, sau đó sẽ được tái chế hoặc tái xuất trở lại nước đã cung cấp thanh nhiên liệu để họ tái chế hay chôn cất vĩnh viễn.
Đối với các chất thải phát sinh trong quá trình vận hành của nhà máy, cần phải có giải pháp xử lý an toàn. Giải pháp tạm thời và rất tốn kém hiện đang áp dụng trên thế giới đối với chất thải phóng xạ hoạt độ cao là thủy tinh hóa rác thải, rồi tạm chôn sâu vào lòng đất có đá hoa cương, đất sét hoặc các mỏ muối không thấm nước.
Đối với chất thải hoạt độ thấp và trung bình, có thể chôn nông (từ 0-20m) trong lòng đất, sau đó phủ bằng các lớp đất sét hoặc bê tông hóa bằng những vật liệu không thấm nước. Cho đến nay, khoa học vẫn chưa tìm ra lối thoát cho việc xử lý chất thải phóng xạ
Trước các nguy cơ sự cố như trên, điện hạt nhân đã vấp phải sự phản đối ở nhiều nước từ những năm 80 của thế kỷ trước (đặc biệt các nước châu Âu như Thụy Điển, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ đã quyết định sẽ đóng cửa các lò hạt nhân).
Riêng Đức là nước có sản lượng điện hạt nhân đứng thứ 4 thế giới với 19 lò, tổng sản lượng năm 2001 là 171,2 tỷ KWh, chiếm 29,6% tổng sản lượng điện quốc gia. Sau cuộc trưng cầu dân ý đầu những năm 2000, chính phủ Đức đã quyết định sẽ đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân đến năm 2020 và cấm gửi nhiên liệu hạt nhân ra nước ngoài để xử lý, chấp nhận hy sinh hàng trăm tỷ USD đã đầu tư cho điện hạt nhân, chuyển hướng nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng tái tạo khác và đã thu được kết quả về phát triển phong điện với công suất hiện có trên 15000 MW.
Quy chuẩn kỹ thuật cho an toàn hạt nhân
Giải quyết vấn đề an toàn hạt nhân đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật đặc biệt theo các chuẩn mực quốc tế và của mỗi quốc gia. Thí dụ, chỉ riêng hướng dẫn về lựa chọn địa điểm và an toàn thiết kế nhà máy điện hạt nhân, IAEA đã ban hành 36 văn bản.
Các quốc gia có chương trình hạt nhân lớn đều có hệ tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn của nhà máy điện hạt nhân, như của Hoa Kỳ hệ này có 454 tiêu chuẩn, trong đó có 18 tiêu chuẩn liên quan đến lựa chọn địa điểm và 210 tiêu chuẩn liên quan đến thiết kế và an toàn nhà máy điện hạt nhân.
Riêng về đánh giá địa điểm, IAEA đã ban hành 7 tiêu chuẩn: đánh giá địa điểm cho các cơ sở hạt nhân; những sự kiện từ bên ngoài do con người gây ra trong việc đánh giá địa điểm nhà máy điện hạt nhân; sự phát tán phóng xạ trong không khí và nước và vấn đề phân bố dân cư trong việc lựa chọn địa điểm nhà máy điện hạt nhân; đánh giá các nguy cơ động đất đối với nhà máy điện hạt nhân; các sự kiện khí tượng học trong đánh giá địa điểm đối với nhà máy điện hạt nhân; nguy cơ lụt lội đối với nhà máy điện hạt nhân gần biển hoặc gần sông; các khía cạnh địa kỹ thuật trong đánh giá và thiết lập địa điểm cho nhà máy điện hạt nhân.
Bộ tiêu chuẩn này của IAEA chúng ta mới tiếp cận gần đây, trong khi chủ đầu tư báo cáo việc lựa chọn và đánh giá địa điểm đã tiến hành từ nhiều năm trước; do đó rất nhiều tiêu chuẩn của IAEA có thể chưa được xem xét, áp dụng trong đánh giá, lựa chọn đối với địa điểm dự kiến xây dựng tại Ninh Thuận.
Việc bảo đảm an toàn cho nhà máy điện hạt nhân phải được thẩm định kỹ lưỡng ở tất cả các công việc, bắt đầu từ lựa chọn địa điểm.
Việc bảo đảm an toàn cho nhà máy điện hạt nhân phải được thẩm định kỹ lưỡng ở tất cả các công việc, từ quyết định chủ trương đầu tư, lựa chọn địa điểm, lựa chọn công nghệ, quản lý xây dựng, lắp đặt thiết bị, vận hành, quản lý nhiên liệu hạt nhân và nhiên liệu đã qua sử dụng, xử lý chất thải và tháo dỡ nhà máy sau khi hết hạn sử dụng.
Trước đây, Philippines tuy đã bỏ ra 2,3 tỉ USD để xây dựng nhà máy điện hạt nhân Bataan 621 MW năm 1976, gần xong năm 1984 thì phải đóng cửa vì sợ động đất và vì địa điểm không tốt, ở không xa núi lửa Pinatubo, nhưng từ đó đến nay vẫn phải chi phí bảo dưỡng hàng năm, rất tốn kém.
Sau cuộc động đất lớn (6,8 độ Richter) ngày 16/7/2007, do tâm động đất ở khá gần nhà máy điện hạt nhân lớn nhất của Nhật và thế giới Kashiwazaki-Kariwa (7 lò với công suất tổng cộng là 8212 MW) của tập đoàn TEPCO. Chính phủ Nhật đã cấm vận hành trong vòng nhà máy này từ đó đến nay.
Thiệt hại do phải ngừng hoạt động rất lớn, chỉ riêng năm tài chính 2007 là 603,5 tỷ yên (khoảng 5,62 tỷ USD), trong đó 440 tỷ yên chi cho mua nguyên liệu khác phát điện bù công suất trên 8000 MW của nhà máy, 122 tỷ yên cho công tác thanh tra, 25 tỷ yên cho sửa chữa và 2 tỷ yên cho khảo sát địa chất địa điểm nhà máy.
Rất tiếc rằng, ngoài Luật Năng lượng nguyên tử với những quy định khung, chúng ta chưa có bất cứ một văn bản quy phạm pháp luật nào để điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực điện hạt nhân. Thậm chí chúng ta còn chưa có bất cứ một tiêu chuẩn nào về an toàn hạt nhân đối với tất cả các khâu cần thẩm định để đi đến quyết định chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Chưa có tiêu chí, tiêu chuẩn để thẩm định địa điểm, liệu quyết định sẽ xây dựng 4-8 tổ máy ở hai địa điểm cách nhau chỉ có 40 km ở Ninh Thuận có chính xác?
Hiện ở Ninh Thuận vẫn chưa có trạm quan trắc khí tượng nên không có số liệu chính xác về khí tượng, các số liệu đánh giá chỉ là mô phỏng giả định.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu xảy ra sự cố hạt nhân đồng thời với sự cố thiên tai vào thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 thì thì hiểm họa sẽ rất lớn, thí dụ mây phóng xạ sẽ di chuyển theo hướng qua Tp. Hồ Chí Minh đến các tỉnh Nam Bộ, hoặc có những khoảng thời gian trong năm làm cho phóng xạ không phát tán đi mà lắng đọng lại ở khu vực Phan Rang.
Hơn nữa, việc chủ đầu tư chọn địa điểm ở Ninh Thuận trước khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân có phải là đã thực hiện “quy trình ngược”, đặt cơ quan có thẩm quyền buộc phải quyết định “sự đã rồi”?
Và không rõ Hội đồng thẩm định nhà nước dựa trên căn cứ, tiêu chuẩn nào để thẩm định, đánh giá an toàn đối với Báo cáo đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận?
Nếu dự án này được trình Quốc hội xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư (dự kiến tại kỳ họp Quốc hội tháng 5/2009 tới) thì các đại biểu Quốc hội sẽ có an tâm khi bỏ phiếu quyết định?
Lựa chọn công nghệ
Sau khi có chủ trương đầu tư và địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân được lựa chọn, yếu tố quan trọng đối với an toàn nhà máy điện hạt nhân là lựa chọn công nghệ. Từ khi có điện hạt nhân, đã có 3 thế hệ lò:
Lò thế hệ Ι gồm có những lò như Shippingport (Hoa Kỳ), Magnox (Anh) hay UNGG (Pháp). Phần lớn các lò này đã hoặc đang được tháo dỡ.
Lò thế hệ II gồm các kiểu lò PWR (Pressurized Water Reactor – lò nước áp lực) và BWR (Boiled Water Reactor – lò nước sôi) của châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật; VVER và RBMK (lò năng lượng nước của Nga); Candu nước nặng (của Canada, Ấn Độ) v.v.
Các lò chuyển tiếp thế hệ III với nước áp lực, như EPR (European Pressurized Reactor – lò nước áp lực châu Âu) 1600MW và với nước sôi, như SWR 1000-1250 MW (có thiết bị an toàn thụ động) được Pháp và Đức chung sức nghiên cứu hơn 15 năm nay, hoặc lò AP 1000 của Hoa Kỳ chế tạo (nguyên tắc an toàn thụ động) sẽ có hiệu suất và mức độ an toàn cao.
Các lò thế hệ III, tuy mới ra đời, nhưng đã được nhiều chuyên gia xem như đã lỗi thời vì cùng một kỹ thuật với các lò PWR. Tuy nhiên, giá thành của các loại lò này thường cao hơn các loại thế hệ II khoảng 1,5 đến 2 lần (đơn giá cho 1 kW công suất khoảng 6000 USD).
Phần Lan là nước duy nhất ở EU đang xây dựng một nhà máy điện hạt nhân thế hệ III EPR, mua của Pháp với giá ban đầu dự toán 2,5 tỷ Euro, sau vì lý do an toàn phải chấp nhận tăng giá lên 4 tỷ Euro và chậm tiến độ 3 năm.
Ngoài ra, hiện chỉ có Điện lực Pháp có dự kiến đặt mua một số lò thế hệ III EPR để thay thế các lò hết thời hạn vận hành vào khoảng các năm 2017-2022. Lò AP 1000 chỉ mới bắt đầu được cấp phép năm 2005, hiện cũng chưa có nước nào đưa vào vận hành.
Lò thế hệ IV đang được 10 nước chung sức nghiên cứu trong khuôn khổ Forum International Generation (FIG), do Hoa Kỳ đề xướng từ năm 2000 với 6 kiểu lò (3 lò neutron nhanh, 3 lò nhiệt) đã được lựa chọn.

Lò phản ứng EPR đầu tiên của thế giới đang được xây dựng ở địa điểm Olkiluot, Phần Lan, và dự kiến hoàn thành vào năm 2009. Ảnh: Thư viện vật lý.
Các lò tương lai này có khuynh hướng tiến tới chu kỳ kín, nghĩa là các lò phải có khả năng đốt cháy phần lớn chất thải (lò nhanh) để đáp ứng 4 tiêu chuẩn chính là tiết kiệm tài nguyên; tiết kiệm về chu kỳ nhiên liệu; hạn chế chất thải phóng xạ; hạn chế sự lan rộng vũ khí nguyên tử.
Vì đang còn trong thời kỳ phôi thai, phần lớn các lò này, trên lý thuyết, an toàn hơn, nhưng chưa thể xuất hiện trên thị trường trước những năm 2035-2040.
Quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân tại thời điểm này, Việt Nam sẽ lựa chọn công nghệ nào?
Theo phương án mà chủ đầu tư (EVN) đề xuất, dự kiến công nghệ lựa chọn thuộc thế hệ thứ II. Vì sao lại lựa chọn công nghệ thế hệ thứ II không an toàn mà các nước tiên tiến đang chuẩn bị thay thế khi các lò thế hệ này hết hạn sử dụng (mà phần nhiều lò hết hạn sử dụng vào khoảng những năm 2020) và chúng ta sẽ còn gặp khó khăn về bảo trì, bảo dưỡng và thiết bị thay thế.
Không thể nói như trong Báo cáo đầu tư, giai đoạn này chúng ta chưa đưa ra quyết định lựa chọn công nghệ mà vẫn để mở cho giai đoạn sau. Chủ đầu tư cần có giải trình thuyết phục về phương án công nghệ lựa chọn, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề an toàn và giá thành của nhà máy, để báo cáo Quốc hội.
Chúng ta cần hết sức thận trọng và tỉnh táo trước sự vận động hành lang, tuyên truyền một chiều của các công ty nước ngoài về công nghệ điện hạt nhân của họ chỉ vì mục đích sao cho bán được lò hạt nhân, nhằm tránh mua phải công nghệ đã lỗi thời của công ty đó, kể cả các lò đã lạc hậu, thiếu an toàn bất chấp các hậu quả về kinh tế - xã hội và môi trường cho nước ta, thậm chí có thể biến nước ta thành bãi thải công nghệ điện hạt nhân.
Để bảo đảm tính an toàn và kinh tế của điện hạt nhân, chúng ta cần phải nhập thế hệ lò tiên tiến nhất có thể, tức lò thế hệ III hoặc thậm chí chờ thêm một thời gian nữa để nhập về lò thế hệ thứ IV cho nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam!
Quy trình xây dựng nhà máy
Nhiều yếu tố khác bảo đảm an toàn (như quản lý quá trình xây dựng, lắp đặt thiết bị, vận hành...) của nhà máy điện hạt nhân đều phải tuân thủ những quy trình đặc biệt nghiêm ngặt, mà bất cứ một sai sót nào cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn.
Thí dụ đơn giản, nếu không giám sát kỹ khi xây dựng nhà máy, để xảy ra việc dùng sắt thép, xi măng không đủ tiêu chuẩn, hoặc bị rút ruột công trình thì sẽ là tai họa khôn lường.
Chúng ta đã có nhiều bài học về năng lực quản lý xây dựng các công trình lớn của quốc gia, để xảy ra nhiều hậu quả đáng tiếc như các sự cố gần đây (cầu Cần Thơ, hầm Thủ Thiêm v.v.). Xin lưu ý, nếu xảy ra tình trạng tương tự đối với công trình nhà máy điện hạt nhân thì hậu quả sẽ bi thảm và lâu dài hơn nhiều lần.
Tuy các tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật về các công việc này có thể ban hành khi đã chính thức quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân, nhưng cũng cần có danh mục và lộ trình cụ thể ban hành các tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật chuyên ngành.
Ngoài ra, trong những năm gần đây, để bảo đảm an toàn trong trường hợp bị khủng bố, trong thiết kế nhà máy điện hạt nhân còn phải tăng cường khả năng chống phá hoại (kể cả phá hoại theo kiểu 11/9 ở Hoa Kỳ năm 2001, tức là phải an toàn cả trong trường hợp bị máy bay đâm thẳng vào nhà máy) và tăng cường hệ thống bảo vệ an ninh nhiều vòng, chuẩn bị sẵn sàng hệ thống ứng phó sự cố hạt nhân.
Những công việc về bảo đảm an toàn nhà máy điện hạt nhân làm cho các yêu cầu kỹ thuật, tài chính đối với công trình tăng lên rất nhiều và đó là điều chủ đầu tư cần phải báo cáo Quốc hội ngay trong giai đoạn phê duyệt chủ trương đầu tư để Quốc hội cân nhắc, quyết định

Monday, August 12, 2013

Báo động đỏ: Nhật Bản cho biết cuộc chiến đấu ngăn chận rò rỉ từ nhà máy hạt nhân trở nên “khẩn cấp”


Báo động đỏ: Nhật Bản cho biết cuộc chiến đấu ngăn chận rò rỉ từ nhà máy hạt nhân trở nên “khẩn cấp

 Tokyo (AFP) 07 tháng 8 năm 2013


Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam lược dịch


Hôm ThứThủ tướng Nhật Bản cho biết Tokyo (chính phủ Nhật Bản) sẽ tham gia nhiều hơn trong công tác dọn sạch phóng xạ tại nhà máy hạt nhân Fukushima bị hư hại, trong khi ông mô tả về cuộc chiến đấu để ngăn chặn nước nhiễm phóng xạ rò rỉ ra biển là “khẩn cấp”.

Vai trò
chủ động hơn của chính phủ đã được đưa ra khi các nhà bình luận đã tấn công ban điều hành  tập đoàn Tokyo Electric Power (TEPCO) về cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng nguyên tử trong thời gian hơn hai năm qua, một tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất của thế hệ này.

Tập đoàn điện hạt nhân bị đánh tơi tả này- được giữ cho sống còn bởi nguồn trợ cấp tài chánh từ phía chính phủ  - hồi tháng trước lần đầu tiên thừa nhận nguồn nước ngầm chứa chất độc phóng xạ đã bị rò rỉ ra ngoài khu vực nhà máy, điều thú nhận này xác nhận những nghi ngờ từ lâu nay về nước biển đã bị ô nhiễm bởi nước nhiễm phóng xạ từ các lò phản ứng bị nổ tung của nhà máy.


Tập đoàn TEPCO bây giờ cho biết rằng nguồn nước bị nhiễm độc phóng xạ đã chảy thoát vào biển Thái Bình Dương trong thời gian từ hơn hai năm qua.

Hôm thứ Tư, một quan chức tại Bộ Công Nghiệp của Nhật Bản cho biết Tokyo (chính quyền Nhật) ước tính một số lượng khổng lồ 300 tấn nước nhiễm chất độc phóng xạ bị rò rỉ từ khu vực nhà máy, vừa mới bị phát hiện, có thể bị chảy thoát vào các đại dương mỗi ngày.

"Nhưng chúng tô
i không biết chắc chắn liệu nước rò rỉ đó bị ô nhiễm phóng xạ cao hay không," ông nói thêm.

Một chuyên gia người Pháp cho biết các rủi ro môi trường gây ra bởi sự rò rỉ
nước từ nhà máy là nhỏ so với toàn bộ tình trạng ô nhiễm phóng xạ từ thảm họa này.

"Chúng tôi không tìm thấy bất cứ điều gì mới trong những số liệu đo đạc của chúng tôi trong nước biển, chất trầm tích hoặc cá. Tôi nghĩ rằng mức độ nhiễm phóng xạ là không đáng kể", ông Jerome Joly tuyên bố. Ông Jerome Joly là Phó Tổng Giám đốc của Viện  chuyên về Bảo vệ Phóng xạ và An toàn Hạt nhân của Pháp, IRSN, cơ quan đã và đang giám sát chặt chẽ hậu quả của thảm họa hạt nhân Fukushima.

"Nhật Bản, trong khu vực địa lý này, đượ
c hưởng lợi từ hai dòng hãi lưu chạy dọc theo phía đông của bờ biển vào biểnThái Bình Dương, và chúng đóng vai trò hữu ích trong việc làm loãn độ phóng xạ trong nước biển," ông nói với AFP.

Tuy nhiên nạn rò rỉ của nguồn nước bị ô nhiễm các chất phóng xạ này đã gây ra những lo lắng mới về tình trạng bấp bênh của nhà máy và khả năng của TEPCO để đối phó với một danh sách ngày càng tăng của các vấn nạn sau khi các lò phản ứng hạt nhân của họ bị nước biển tràn ngập vì cơn sóng thần  vào tháng 3 năm 2011, và gây ra thảm họa nóng chảy của các lò phản ứng hạt nhân tại Fukushima.


Công ty
TEPCO cũng đã bị chỉ trích từ mọi phía về sự thiếu minh bạch của họ trong việc công khai những tin tức quan trọng liên quan đế tình trạng rò rỉ phóng xạ từ các lò phản ứng hạt nhân bị hủy hoại kể từ khi xảy ra thảm họa.

Hôm thứ Tư, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết chính phủ của ông sẽ tăng cường nỗ lực giúp đỡ công tác dọn sạch ô nhiễm phóng xạ dự trù sẽ kéo dài trong nhiều thập niên, mà phần lớn được giao cho TEPCO giãi quyết.

"Ổn định
tình trạng của nhà máy Fukushima là thách thức của chúng tôi", ông Abe nói tại một cuộc họp của lực lượng đặc nhiệm chuyên trách giãi quyết thiên tai của chính phủ.

"Đặc biệt, nước bị ô nhiễm
các chất thải phóng xạ là một vấn đề cấp bách mà đã gây ra rất nhiều sự quan tâm của dân chúng."

Đảng Dân chủ Tự do của ông muốn
tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân của nước này, mà chúng đã bị ngừng hoạt động trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tai nạn hạt nhân, nếu vấn đề an toàn của các nhà máy điện hạt nhân có thể được bảo đảm.

Ô
ng Abe cho biết công tác dọn sạch ô nhiễm phóng xạ không còn chỉ một mình TEPCO làm. Ông cũng kêu gọi "các biện pháp nhanh chóng và chắc chắn" về vấn đề giãi quyết nước nhiễm độc phóng xạ.

Chính phủ Nhật bây giờ sẽ giúp trả các chi phí cho công tác này, ông Abe cho biết, đây là lần đầu tiên chính quyền cam kết cung cấp thêm ngân sách  để đối phó với các vấn đề ô nhiễm phóng xạ tại Fukushima càng lúc càng gia tăng thêm.

Tập đoàn khổng lồ TEPCO đã phải đối mặt với chi phí nhiều tỷ USD để làm sạch môi trường và bồi thường thiệt hại trong vụ thảm họa hạt nhân tại Fukushima.

Tập đoàn TEPCO trước đó đã báo cáo về mức độ gia tăng của các chất gây ung thư trong mẫu nước ngầm tại Fukushima. Nhưng chỉ vào tháng trước, công ty đã khẳng định họ đã tồn trữ lại  được lượng nước độc phóng xạ  ngăn chúng rò rỉ ra ngoài lằn ranh của khu vực nhà máy.

Trong tháng
Năm, Tokyo đã ra lệnh cho TEPCO phải xây dựng phòng tuyến mới để chứa lại số lượng lớn nước được sử dụng để giữ nguội cho các lò phản ứng, một biện pháp có thể tổn phí lên đến 40 tỷ Yen (410 triệu USD).

Người ta lo ngại ngày càng tăng rằng biện pháp bảo vệ hiện
nay sẽ nhanh chóng bị quá tải, trong khi TEPCO đang chạy đua với thời gian để tìm cách để lưu trữ số nước nhiễm phóng xạ trong khu vực nhà máy.

"
Tình trạng rò rỉ ngày càng tồi tệ của nguồn nước bị ô nhiễm phóng xạ tại nhà máy hạt nhân Fukushima chứng minh là TEPCO  không có khả năng đối phó với thảm họa hạt nhân", Tổ chức Hòa Bình Xanh, Greenpeace, đã cho biết trong một tuyên bố của họ vào hôm thứ Ba.

"Chính quyền của Nhật Bản bây giờ phải
bước vào và bảo đảm các hành động cụ thể cuối cùng được thực hiện để ngăn chặn tình trạng rò rỉ nguồn nước chứa các chất phóng xạ," tổ chức Green Peace  nói thêm.


Cơ quan Kiểm soát  Hạt nhân Quốc gia Nhật Bản (NRA) đã công bố kế hoạch kết họp hai đội chuyên dụng vế hạt nhân để cùng điều tra tìm hiểu về nguồn nước bị ô nhiễm phóng xạnhững tác động của nó đối với hệ sinh thái của đại dương

Hơn 18.000 người đã
bị thiệt mạng khi sóng thần tràn vào bờ biển phía đông bắc của Nhật Bản vào ngày 11 tháng 3 năm 2011.

Trong khi không ai được chính thức ghi nhận là đã bị chết do kết quả trực tiếp của thảm họa lò phản ứng hạt nhân  bị nóng chảy tại Fukushima, hàng chục ngàn cư dân sống tại khu vực rộng lớn xung quanh nhà máy đã phải sơ tán vẫn không thể trở về nhà cửa của họ.

 

Nguồn :


 

 

 

Japan says battle to stop nuclear plant leaks 'urgent'
by Staff Writers
Tokyo (AFP) Aug 07, 2013

 


http://www.spxdaily.com/images-lg/japan-workers-spraying-water-cool-spent-nuclear-fuel-reactor-4-tepco-fukushima-afp-lg.jpg

Japan's prime minister Wednesday said Tokyo would get more involved in cleaning up the crippled Fukushima nuclear plant, as he described as "urgent" a battle to stop radioactive water from leaking into the ocean.

The government's more prominent role comes as critics attack plant operator Tokyo Electric Power and its handling of the more than two-year-old atomic crisis, the worst nuclear accident in a generation.

The embattled utility -- kept afloat by a government bail out -- last month admitted for the first time that radioactive groundwater had been leaking outside the plant, confirming long-held suspicions of ocean contamination from its shattered reactors.

It has since said tainted water has been escaping into the Pacific for more than two years.

On Wednesday, an official at Japan's industry ministry said Tokyo estimates a whopping 300 tonnes of contaminated water from a newly discovered leak site may be seeping into the ocean daily.

"But we're not certain if the water is highly contaminated," he added.

A French expert said the environmental risk posed by the leaks was small compared to the overall radioactive contamination from the disaster.

"We are not seeing anything new in our measurements of the ocean water, sediment or fish. I think it is negligible," said Jerome Joly, deputy director general of the French Institute for Radiological Protection and Nuclear Safety, IRSN, which has closely monitored the Fukushima disaster.

"Japan, in this geographical area, benefits from two currents travelling along the coast eastwards to the Pacific, and they play a valuable dilution role," he told AFP.

The leaks however have triggered fresh worries over the plant's precarious state and TEPCO's ability to deal with a growing list of problems after its reactors were swamped by a tsunami in March 2011, sending them into meltdown.

The company has also faced widespread criticism over its lack of transparency in making critical information public since the disaster.

On Wednesday, Prime Minister Shinzo Abe said his government would beef up efforts to help with the expected decades-long clean up, which has largely been left to TEPCO to handle.

"Stabilising the Fukushima plant is our challenge," Abe said at a meeting of the government's disaster task force.

"In particular, the contaminated water is an urgent issue which has generated a great deal of public attention."

His Liberal Democratic Party wants to restart the country's reactors, which were switched off in the wake of the crisis, if their safety can be assured.

Abe said the clean-up would no longer be left to TEPCO alone. He also called for "swift and steady measures" on the toxic water issue.

Tokyo would now help foot the bill, Abe said, the first time that it has committed extra funds to deal with the growing problem.

The vast utility is already facing billions of dollars in clean-up and compensation costs over the accident.

TEPCO had previously reported rising levels of cancer-causing materials in groundwater samples at Fukushima. But until last month, the company had insisted it had halted toxic water from leaking beyond its borders.

In May, Tokyo ordered the company to build new barriers to contain the massive amounts of water which are used to keep the reactors cool, a measure that could cost up to 40 billion yen ($410 million).

There are growing fears that existing safeguards would soon be overwhelmed, as TEPCO scrambles to find ways to store the water.

"The worsening leaks of contaminated water at the Fukushima nuclear plant prove TEPCO is incapable of dealing with the disaster," Greenpeace said in a statement on Tuesday.

"Japan's authorities must now step in and ensure action is finally taken to stop the leaks," it added.

The country's Nuclear Regulation Authority (NRA) has said it plans to pull together two dedicated teams to probe water contamination and its impact on the ocean's ecosystem.

More than 18,000 people died when the tsunami slammed into Japan's northeast coast on March 11, 2011.

While no one is officially recorded as having died as a direct result of the meltdowns at Fukushima, large areas around the plant had to be evacuated with tens of thousands of people still unable to return to their homes.