Thursday, November 14, 2024

Nguyễn Tuấn : Nghĩ về báo chí Mĩ

 

Nghĩ về báo chí Mĩ


Đó là một bộ mặt xấu xí. Rất xấu xí.
Đó là một bộ mặt độc hại. Rất độc hại.
Đó là một bộ mặt thiên tả. Rất thiên tả.
Qua lần tổng tuyển cử này (và hai lần trước 2016-2020), ít ai còn tin vào báo chí Mĩ.
Ông chủ tờ Washington Post (khét tiếng thiên tả) Jeff Bezos nói quá đúng:
‘Công chúng không còn tin vào báo chí nữa.’
Nói cho rõ: đó là báo chí mệnh danh là legacy media — truyền thông truyền thống.
Đó là những New York Time, New Yorker, Washington Post, LA Time, CNN, MSNBC, PBS, ABC, v.v.
Độc giả Mĩ và toàn thế giới đã bị báo chí Mĩ ‘gas lighting’ quá lâu rồi.
(Xin mở ngoặc: gas lighting có nghĩa là giả tạo ra một thực tế để thao túng tâm lí người khác).
Cách họ (báo chí Mĩ) hành xử trong thời gian qua chỉ là một ví dụ tiêu biểu về gas lighting.
Bao che cho Biden
Báo chí đã nói láo và che giấu tình trạng sa sút sức khoẻ tâm thần của ông Biden.
Họ ra rả nói rằng ông Biden là người mạnh mẽ về thể chất lẫn tinh thần.
Joe Scarborough của MSNBC tuyên bố rằng sức khoẻ của ông Biden chưa bao giờ tốt hơn như lần ông tuyên bố ra tranh cử 2024.
Scarborough thậm chí chửi thề đối với những ai nghi ngờ Biden rằng:
‘ĐM bọn mày, những đứa không biết xử trí sự thật.’
Rồi y thề thốt như là bác sĩ riêng của ông Biden:
‘Phiên bản Biden hiện nay là tốt nhứt về mặt tri thức và khả năng phân tách, nếu đó phải là sự thật, tao đâu có nói.’
Nhưng Joe Scarborough nói láo.
Trong thực tế, sức khoẻ của ông Biden sa sút nhiều.
Ông lẫn lộn nhiều lần. Tiêu biểu là ông nói Putin đang thất trận ở Iraq. (Ý ông nói thất trận ở Ukraine).
Trong hội nghị G7, ông lang thang một cách vô định, và phải nhờ ông Thủ tướng Ý Giorgia Meloni hướng dẫn.
Trong hội nghị NATO ông gọi Volodymyr Zelensky là ‘Tổng thống Putin.’
Trước đó, ông bị té vài lần. Té trên cầu thang máy bay Air Force One. Té trên bục giảng. Té khi đang đi.
Trong lần tranh luận với ông Trump (6/2024), ông nói năng không thành câu, còn mắt thì nhiều khi nhìn về nơi xa xăm, vô định.
Ấy vậy mà báo chí vẫn có thể tìm những ‘chuyên gia y tế’ (thường mang hàm giáo sư) khẳng định rằng sức khoẻ của Biden ok.
Lại có giáo sư suy đoán rằng ông Biden chỉ bị cảm cúm thôi.
Nhưng khi ông ấy tuyên bổ bỏ cuộc tranh cử, báo chí mởi tha hồ nói về tình trạng sức khoẻ xấu của ông.
Bao che cho Harris
Báo chí bao che cho ông Biden. Họ còn tích cực bao che cho bà Harris.
Trong tranh cử, Harris được báo chí nâng niu như là một … công chúa.
Nào là Harris đẹp gái, thông minh, học hành giỏi giang.
Nào là Harris thương người như thể thương thân.
Nào là Harris nói năng có duyên và lịch lãm.
Nói chung, họ miêu tả bà Harris như Á thánh.
Theo Media Research Center, 78% những thông tin liên quan đến Harris do NBC, ABC và PBS truyền đi là tích cực, so với 15% về Trump.
Truyền thông Mĩ còn sửa lời của Harris để tạo ra ấn tượng rằng bà ấy thông minh.
Trong chương trình ‘Face the Nation’, bà Harris trả lời câu hỏi về mối quan hệ giữa Mĩ và Do Thái một cách lòng vòng và dài dòng.
Chẳng ai hiểu bà ấy nói gì.
Nhưng khi họ phát hình chương trình, họ biên tập những câu nói lòng vòng vô nghĩa một cách gọn gàng, làm như bà ấy có viễn kiến!
Nói cách khác, họ xem thường khán giả. Họ hành xử giống như George Orwell mô tả trong tiểu thuyết ‘1984.’
Trong thực tế, Harris tránh báo chí. Vì thiếu tự tin.
Khi cái teleprompter bị hư, bà ấy không có khả năng ứng khẩu mà phải lặp lại một câu nói 3-4 lần để câu giờ.
Ngay cả tờ báo khét tiếng thiên tả New York Time còn kêu gọi Harris nên họp báo. Nhưng bà từ chối.
Harris không dám xuất hiện trong podcast của Joe Rogan.
Chống Trump tới cùng
Giới báo chí Mĩ không giấu diếm thái độ chống Trump.
Không. ‘Chống Trump’ chưa đúng; phải nói là ‘Căm thù Trump’ thì đúng hơn.
Họ xem Trump như là một kẻ thù của người dân.
Trong cái nhìn của họ, Trump nói gì cũng sai, cũng dóc; Trump làm gì cũng bậy và nguy hiểm.
Ngay cả khi Trump bị ám sát hụt, một số báo chí loan tin với nghi ngờ rằng Trump đã dàn dựng sự kiện.
Còn các báo công nhận có ám sát thì họ hạ thấp mức độ nghiêm trọng.
Khi ông Trump hạ người thấp xuống tránh đạn, CNN mô tả là ông ấy ‘fall’ (té).
Họ không còn khả năng và lí trí để phân biệt đúng sai.
Báo chí bôi nhọ Trump bằng đủ thứ nhãn hiệu ghê tởm:
Trump là một tên phát xít.
Trump kì thị phụ nữ.
Trump là kẻ mù quáng.
Trump là một tên độc tài.
Trump là mối đe doạ đối với nền dân chủ.
Vân vân.
Tờ Atlantic (khét tiếng căm thù Trump) viết rằng Trump phát ngôn giống như Hitler, Stalin, Mussolini.
Theo sau chiến dịch gas lighting bôi nhọ là những cái tít trên báo và tivi với ý đồ làm lung lay niềm tin của cử tri.
Cử tri thì thấy tê cóng trước những cái tít độc địa.
Họ không ngờ những kẻ giỏi chữ lại dùng con chữ để ám sát nhân cách của một ứng viên tổng thống.
Họ làm được với Trump, họ có thể làm đối với bất cứ ai.
Ngay cả sau khi thắng cử, họ vẫn duy trì lòng căm thù đối với Trump.
Và, họ đặt điều.
Họ viết rằng Trump đe doạ xử bắn bà
Liz Cheney!
Nhưng Trump không hề nói vậy.
Trump nói rằng bà Cheney là một ‘diều hâu chiến tranh’ và nếu bà ấy tìm thấy mình đứng trước 9 nòng súng, thì bà ấy có lẽ không muốn gởi người Mĩ vào cuộc chiến.
Elon Musk, một nạn nhân của báo chí truyền thống, nói:
‘Lí do mà công chúng không tin vào báo chí là vì cái bộ mặt gian dối của họ đã bị phơi bày quá nhiều lần để có thể đếm hết.’
Musk nói thêm:
‘Báo chí truyền thống rất xứng đáng nhận sự khinh khi và chế giễu mà họ đang gặt hái.’
Dù thương hay ghét, Trump đã bỏ qua báo chí truyền thống để đến với công chúng.
Trump là người dám nói báo chí truyền thống là kẻ thù của người dân.
Quan điểm đó đã đặt ông vào vị trí của một kẻ ngoại cuộc, dám đấu tranh chống lại bọn elites.
Sự xuất hiện của ông ấy trong chương trình Joe Rogan (người từng chống Trump) đã thuyết phục giới trẻ vốn bị báo chí cho ra rìa quá lâu.
Cái podcast của Joe Rogan còn cho thấy những gì báo chí bôi nhọ ông ấy là một tội ác.
Báo chí truyền thống mắc một căn bệnh khó trị: ngạo mạn.
Họ phách lối vì nghĩ rằng họ kiểm soát thông tin.
Nhưng họ chưa nhận ra rằng họ không còn là kẻ duy nhứt kiểm soát thông tin.
Ngày nay, truyền thông xã hội đã trở thành một nền tảng thông tin nhanh và gần với công chúng.
Trong khi đó, báo chí truyền thống đã và đang tự nguyện trở thành một bộ máy tuyên truyền của phe cánh tả.
Cái bộ máy đó nó còn tiêm nhiễm sang các nhóm báo chí cộng đồng, như cộng đồng người Việt chẳng hạn.
Như là một dàn đồng ca: khi báo chí Mĩ nhả ra những câu chữ độc địa cho Trump thì truyền thông cộng đồng Việt hứng lấy, nhai lại, rồi làm ô nhiễm cộng đồng.
Không cần suy nghĩ. Không cần kiểm tra thông tin. Như là những cái máy.
Đúng là ‘mưa xuống ễnh ương kêu.’
Ai cũng thấy điều đó.
Cách báo chí miêu tả Trump một cách tiêu cực là một lợi thế cho ông ấy.
Tại sao? Tại vì người ta thấy ông ấy là một nạn nhân của một bộ máy tuyên truyền tàn ác và láo toét.
Có lẽ sự căm thù của truyền thông cánh tả đối với Trump cũng gợi lại trải nghiệm chua cay của nạn nhân lính Mĩ trong thời chiến tranh Việt Nam.
Và, người dân đã ủng hộ ‘nạn nhân’ Trump như là một phát biểu hùng hồn rằng: các người cần phải học một bài học.
Đúng như Mark Twain (?) từng nói: ‘If you don’t read the newspaper, you are uninformed; but if you do read it, you are misinformed.’
Dịch: Nếu bạn không đọc báo, bạn sẽ bị mù thông tin; nhưng nếu bạn đọc, bạn sẽ bị thông tin sai lệch.

Friday, November 8, 2024

Qúy Nhân Phù Hộ TT Trump


 Qúy Nhân Phù Hộ -

My Lan Pham.

Nữ chánh văn phòng của Tổng Thống Donald Trump
Bà Susie Wiles 67 tuổi
Mặc dù đến gần cuối tháng 1 năm 2025 - ông Donald Trump mới chính thứ nhậm chức Tổng thống thứ 47 của USA -
Nhưng việc đầu tiên trước hết ông đã bổ nhiệm bà Susie Wiles đảm trách chức vụ Chánh văn phòng toà Bạch Ốc - mời đọc bài dưới đây :Qúy Nhân Phù hộ của tác gỉa nữ My Lan Pham
Nước Mỹ đã sẵn sàng chào đón một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên “Nhất Tôn” của Trump. Đồng thời cũng trao cho vị tổng thống này quyền lực lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Vào tháng 1 năm sau, nước Mỹ với ba quyền lực riêng biệt sẽ được hợp nhất hoàn toàn thành một lực lượng: quyền hành pháp (Tổng thống, Nhà Trắng), quyền lập pháp (Thượng viện, Hạ viện) và quyền tư pháp (Tòa án tối cao). Tất cả sẽ được nằm trong tay của tập đoàn Trump.
Tập đoàn Trump không còn bị hạn chế nữa, có thể tùy ý sử dụng quyền lực để mở đường cho những gì mình muốn làm và gần như không có thế lực nào có thể ngăn cản được họ.
Nhân vật chính đã đưa Trump lên đỉnh cao quyền lực và dọn trở lại Nhà Trắng là ai? Chắc các bạn cũng muốn biết! Nếu để ý, trong đêm tri ân sau khi đắc cử, Trump luôn miệng gọi :”Susie, Susie…” và vẫy tay. Một người phụ nữ đứng tuổi tóc trắng, mặt ngọc, mắt sáng long lanh bước ra đứng cạnh Trump giây lát rồi lập tức lại lánh đi. Đấy chính là người đàn bà trời phái xuống giúp đỡ Trump, một người đã viết lại lịch sử cho Trump từ nguy cơ tù tội trở thành một Tổng thống quyền lực nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Susie Wiles, 67 tuổi, đã tham gia chính trường Mỹ hơn 40 năm, bà đã làm cố vấn cho Trump trong 3 chiến dịch tranh cử tổng thống và 2 lần giành được chiến thắng quan trọng. Bà là phụ tá trưởng phục vụ lâu nhất trong nhóm của Trump và là người thực sự phụ trách toàn bộ chiến lược bầu cử năm 2024 của Trump. Một bài báo trên Politico News Network mô tả Susie là "nhân vật chính trị đáng sợ và ít ai biết đến nhất ở Hoa Kỳ" và nói rằng nếu Trump nhậm chức, bà sẽ là một trong những ứng cử viên được yêu thích cho chức vụ Chánh văn phòng Nhà Trắng.
Nói rõ hơn, bà chính là bộ óc của Trump, là một vũ khí ngầm siêu phàm, là quân sư đồng thời là quý nhân của Trump. Giúp Trump nghĩ ra, thiết kế từng chi tiết, đấu pháp và hành động cụ thể để Trump cứ thế mà diễn. Bà vực Trump đứng dậy trong đống tro với muôn vàn rủi ro rình rập bị thế lực đen tối khép tội, rồi vỗ cánh bay lên như Phương hoàng niết bàn, đi đến chỗ chết rồi hồi sinh!
Sự nghiệp chính trị trước đây của bà không hề suôn sẻ. Mặc dù bà đã trở nên nổi tiếng trên chính trường Florida khi còn trẻ nhưng sau đó bị đâm sau lưng và buộc phải rời khỏi bang. Khi Trump lần đầu gặp Susie, ông không hài lòng với hình tượng ôn hòa của Susie và đồng ý cho bà tham gia với thái độ thử thách. Trong thời gian này, Trump từng chỉ trích Susie nặng nề và yêu cầu rời đi. Sau đó, Susie liên tiếp có những đóng góp cho Đảng Cộng hòa, chứng tỏ giá trị không thể thay thế của mình. Trong cuộc tổng tuyển cử năm nay, Trump đã đích thân ra mặt, mạnh mẽ mời Susie quay trở lại đội của mình và giao cho bà một vị trí quan trọng hơn - “Tổng công trình sư” thiết kế toàn bộ hoạt động tranh cử!
Trump nổi tiếng với tính khí thất thường và hành vi cực đoan, ông và Susie dường như đến từ hai thế giới khác nhau. Susie ghét sự chú ý của công chúng. Trump thèm khát nó. Susie có kỷ luật. Trump hỗn loạn. Susie "không có kịch tính". Trump toàn là kịch tính. Tại sao Susie sống sót trong đội của Trump? Trong cuộc đọ sức cuối cùng giữa Trump và Harris, bà có diệu kế gì dành cho Trump?
Ngày 31/10, tỷ phú Mark Cuban, người ủng hộ Harris, bình luận trên một chương trình tin tức rằng: “Bạn chưa bao giờ thấy một người phụ nữ mạnh mẽ và thông minh bên cạnh Trump”. Susie hiếm khi đăng bài trên mạng xã hội, đã nhanh chóng đáp lại bằng một bài đăng trên X : “Tôi nghe nói Cuban cần giúp đỡ để xác định những người phụ nữ mạnh mẽ, thông minh xung quanh Tổng thống Trump? Vâng, chúng tôi ở đây. Tôi rất tự hào được dẫn dắt chiến dịch (tranh cử) này”. Bà đang đề cập đến chính mình, Linda McMahon, người đang điều hành nhóm chính sách chuyển đổi của Trump và đồng chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa Lara Trump đã ngay lập tức đăng lại status này.
Susie Wiles sinh năm 1957, là con cả trong gia đình có ba người con và là con gái duy nhất. Cha cô là một cầu thủ bóng chày, sau này trở thành một bình luận viên thể thao nổi tiếng. Mẹ cô là một phụ nữ nội trợ.
Cha của Susie Wiles nghiện rượu và ngoại tình suốt 17 năm trước khi ly hôn với người vợ đầu tiên. Khi Susie còn học trung học, cha cô không hề tham dự một buổi lễ quan trọng hàng năm, khiến cô xấu hổ và buồn bã. Cha cô thừa nhận trong cuốn tự truyện xuất bản sau này rằng "những đứa trẻ lớn lên mà không có sự quan tâm của tôi với tư cách là một người cha, tôi đã làm chúng thất vọng."
Đối mặt với người chồng nghiện rượu và lừa dối, mẹ Susie luôn giữ bình tĩnh và lạc quan, điều này đã tác động sâu sắc đến Susie. Bà sau đó kể lại, đã học được rất nhiều điều từ mẹ mình khi chứng kiến mẹ tiến lên phía trước với tư cách là một một người phụ nữ và một con người bình thường, đối mặt với nhiều cơn bão cuộc đời, hết lần này đến lần khác.
Một số chuyên gia tin rằng con cái của những ông bố nghiện rượu biết cách quản lý một người mất kiểm soát, có thể duy trì trật tự trong một tình huống hỗn loạn, biết khi nào nên đứng lên và thể hiện giá trị, khi nào nên giữ thái độ khiêm tốn và ẩn thân. Khi lớn lên, họ sẽ trở nên vừa trầm tính vừa cạnh tranh, ngoan cường, có khả năng nhận thức sâu sắc về cảm xúc và nhu cầu của người khác, đồng thời đóng vai trò giúp đỡ và ấp ủ quyền năng cho người khác.
Sự nghiệp chính trị của Susie bắt đầu ở trường đại học. Sau khi theo học tại Đại học Maryland, bà trở thành trợ lý cho một nghị sĩ Đảng Cộng hòa, người từng là đồng đội bóng chày của cha Susie. Năm 1980, bà tham gia nhóm vận động tranh cử cho cựu Tổng thống Ronald Reagan và chịu trách nhiệm sắp xếp lịch trình tranh cử. Susie rời đi sau khi làm việc trong nhóm Reagan được vài năm và đến Florida để kinh doanh sự nghiệp chính trị cùng chồng (cũng là thành viên của nhóm Reagan). Susie từng là chánh văn phòng cho Thị trưởng Jacksonville John Delaney và giúp thuyết phục cử tri đồng ý trả thêm hàng tỷ USD tiền thuế cho thành phố. Điều này khiến Delaney rất ấn tượng: "Hiếm khi tôi gặp được một người có trực giác nhạy bén về chính trị và chính sách như vậy. Cô ấy biết cách đẩy mạnh tuyên truyền gây được tiếng vang trong công chúng".
Susie đã làm việc trong chính quyền thành phố Jacksonville trong hai thập kỷ, giữ chức chánh văn phòng cho hai thị trưởng. Năm 2010, bà được mời gia nhập đội ngũ của Rick Scott. Đối phương là một người mới tham gia chính trị, không giỏi diễn thuyết trước công chúng nhưng đang tranh cử với ứng cử viên nổi tiếng, Bộ trưởng Tư pháp Florida Bill McCollum, cho chiếc ghế thống đốc bang. Susie đã giúp Scott đánh bại đối thủ trong gang tấc và được bầu làm thống đốc tiểu bang Florida.
Susie được những người gây quỹ cho chiến dịch tranh cử của Trump ở Florida giới thiệu cho Trump trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2016. Trump ban đầu không hài lòng với Susie "tóc bạc phơi phới, cử chỉ lịch lãm" vì muốn một trợ lý có khí chất hơn. Nhưng sau đó, Trump vốn không hài lòng với các trợ lý ban đầu của mình ở Florida và với sự thuyết phục liên tục từ những người gây quỹ, ông đã đồng ý để Susie tham gia nhóm vận động tranh cử của mình.
Sau khi gia nhập đội ngũ của Trump, Susie dần dần được thăng chức làm phó giám đốc chiến dịch tranh cử. Tuy nhiên, sau đó chiến dịch tranh cử của Trump ở Florida diễn ra không suôn sẻ. Ông nghĩ mình sẽ mất bang này. Ông tức giận với Susie trước công chúng và yêu cầu bà rời khỏi đội.
Susie sau đó thú nhận rằng trong đời chưa từng có ai nói chuyện với bà theo thái độ đó. Lúc đó Susie đã nghĩ đến việc từ chức, nhưng sau khi bình tĩnh lại, bà chọn cách nhẫn nại và kiên trì. Cuối cùng, Trump đã thắng Florida, phong tặng cho Susie danh hiệu “nhà hòa giải thiên tài” và “chuyên gia Florida”.
Chiến thắng cũng thay đổi cách nhìn nhận của Trump về Susie. Năm 2018, khi Ron DeSantis của đảng Cộng hòa tranh cử thống đốc bang Florida đang gặp rắc rối và Trump đã sắp xếp để Susie giúp đỡ. Bà đã đáp ứng được sự mong đợi và chứng tỏ giá trị của mình bằng một chiến thắng hiểm hóc khác.
Gọi Susie là “Hòn đá cân bằng thuyền” của Trump trong thế giới đầy biến động thì có lẽ chính xác nhất.
Trong cuộc bầu cử năm 2020, tình hình của Trump ở Florida không tốt. Trump đã hỏi một số cố vấn thân cận nhất của mình rằng ông ta nên nhờ đến ai để lật ngược tình thế và tái hiện chiến thắng năm 2016 trước Florida. Chỉ có một cái tên xuất hiện nhiều lần: Susie Wiles.
Đầu tháng 7 năm 2020, Susie Wiles trở lại đội của Trump.
Vào ngày 3 tháng 7 năm 2020, Trump tuyên bố trên nền tảng mạng xã hội rằng "Susie Wiles là phần tử quan trọng của nhóm vận động tranh cử" và tuyên bố phục hồi chức vụ cho bà. Sự lựa chọn của Trump được chứng minh là đúng, vì ông đã thua ở mọi bang xung đột khác trong cuộc bầu cử đó ngoại trừ Florida, bang mà ông đã thắng với tỷ số cách biệt rất lớn.
Một thành viên đảng Cộng hòa nhận xét: “Thế giới của Trump luôn biến động, hỗn loạn bất ổn và Susie chính là hòn đá cân bằng thuyền”. Thậm chí, một đảng viên Đảng Dân chủ còn nói rằng nếu ra tranh cử tổng thống, ông ta sẽ muốn Susie giúp đỡ mình.
Sau khi thất bại trong cuộc bầu cử năm 2020, những người ủng hộ Trump đã xông vào Điện Capitol phá hoại, cho rằng cuộc bầu cử đã bị “đánh cắp”. Nhưng Susie vẫn bình tĩnh. Bà không tin rằng cuộc bầu cử đã bị "đánh cắp". Thay vào đó, bà chỉ ra rằng Đảng Cộng hòa đã không làm tốt công việc điều hành các bang trong chiến dịch tranh cử và Đảng Dân chủ đã khéo léo sử dụng đại dịch COVID để có lợi cho mình.
Susie đã tiến hành một loạt công việc lấp lại hậu quả cho Trump, cuối cùng Trump đã được trắng án sau phiên tòa luận tội. Truyền thông Mỹ cho rằng Susie là "nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự phục sinh của Trump".
Đầu tháng 3 năm nay, Trump một lần nữa mời Susie hỗ trợ chiến dịch tranh cử của mình. Trump gọi cho Susie và thú nhận sự lúng túng của mình: "Thật là một mớ hỗn độn. Tôi không biết ai phải chịu trách nhiệm. Tôi cần cô về để khắc phục điều này."
Susie hơi ngạc nhiên. Bà luôn cho rằng mình không phải là thành viên cốt lõi trong nhóm của Trump và không muốn bỏ dở công việc mình đang làm. Trump nhất quyết mời bằng được: "Cô sẽ chỉ mất vài tuần để sắp xếp cho mọi việc thuận chiều là được."
Susie trở lại nhóm của Trump lần thứ ba và làm việc kể từ đó. Bà đã dành hai tháng để nghiên cứu và nói với Trump số tiền cần chuẩn bị cũng như những người mà ông nên và không nên thuê dùng. Sau khi Trump nghe báo cáo, ông đã đồng ý ngay tại chỗ mọi đề xuất của Susie.
Susie không lấy một xu nào của Trump khi làm công việc này. Bà cũng không yêu cầu trả tiền khi giúp Trump vận động tranh cử 2 lần trước đó. Trump và gia đình rất ngạc nhiên vì điều này. Họ biết rằng có nhiều người đã gia nhập nhóm của Trump với mục đích để cùng nhau hốt bạc.
Susie hiện được công nhận là chánh văn phòng của Trump. Trước đó, 4 người giữ chức vụ này, một người đã bị Trump sa thải, hai người đã trở thành đối thủ của Trump và một người có thể phải chịu các biện pháp trừng phạt pháp lý do cuộc bạo loạn ở Điện Capitol. Susie là người có thời gian phục vụ lâu nhất trong số các chánh văn phòng của Trump.
Cuộc thách đấu cuối cùng năm 2024: Susie hiến những diệu kế gì cho Trump?
Sau khi Biden rút lui khỏi cuộc bầu cử, cuộc bầu cử Mỹ lần này bước vào cuộc đọ sức cuối cùng giữa Trump và Harris. Susie đã truyền cảm hứng cho Trump chỉ trích Harris là "yếu đuối, thất bại và là một người theo chủ nghĩa tự do nguy hiểm."
Trump đã làm như vậy. Trong bài phát biểu ngày 31 tháng 7, ông gọi Harris là "con rối" được điều khiển bởi các nhà tài trợ giàu có của đảng Dân chủ và các lãnh đạo đảng, một người cánh tả yếu đuối với tội phạm và đã dẫn đến sự tàn phá San Francisco (Harris từng là công tố viên San Francisco khi cô ta là Bộ trưởng Tư pháp của California, cô chủ trương các biện pháp như bãi bỏ án tử hình và truy tố cha mẹ của những đứa trẻ trốn học, gây ra sự bất mãn trong giới chức và người dân California), và là kẻ theo chủ nghĩa tự do dung túng cho những người nhập cư bất hợp pháp giết người...
Mọi người cũng nhận thấy rằng năm nay Trump đã trở nên ôn hòa hơn so với trước đây. Ông đã đến những khu vực bầu cử xa lạ tiếp xúc với những cử tri không đặc biệt thân thiện với ông. Có lẽ ông cũng bị ảnh hưởng bởi Susie. Hơn nữa, so với “đội cơ sở” trong chiến dịch năm 2016 và sự hỗn loạn triệt để trong chiến dịch năm 2020, đội ngũ vận động tranh cử của Trump năm nay tỏ ra chuyên nghiệp và có năng lực, điều này liên quan đến vị trí quan trọng của Susie trong đội ngũ vận động tranh cử. Susie dẫn dắt một số cố vấn cấp cao, giám đốc quan hệ công chúng và thư ký báo chí tạo thành vòng trong của nhóm vận động tranh cử năm 2024 của Trump. Susie chịu trách nhiệm giám sát tất cả các khía cạnh của chiến dịch, bao gồm tuyển dụng, ngân sách, lịch trình, v.v., đảm bảo rằng thông điệp của Trump được truyền tải đến đối tượng mục tiêu. Chris LaCivita là cựu lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ và là thành viên cấp cao của đảng Cộng hòa, người chia sẻ trách nhiệm giám sát và chiến lược rộng rãi với Susie.
Mạng tin tức Politico của Mỹ cho rằng nếu ông Trump nhậm chức, bà sẽ là một trong những ứng cử viên được ưa chuộng cho chức vụ Chánh văn phòng Nhà Trắng. Nhưng hiện tại, câu trả lời cho câu hỏi này vẫn chưa được biết. Vào tháng 8 năm 2022, khi Trump vẫn đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử hiện tại, có người đã hỏi một người thân cận với Trump rằng liệu Susie có chịu trách nhiệm về công việc tranh cử của Trump không? Đối phương cho rằng điều đó là có thể, nhưng sẽ không có gì đáng ngạc nhiên ngay cả khi Susie bị sa thải vào ngày mai, bởi vì “đây là thế giới của Trump”.
Đối với những tình huống như vậy, Susie vẫn bình tĩnh thản nhiên. Bà đã tham gia chính trị hơn 40 năm và đã phục vụ ít nhất ba ứng cử viên tổng thống. Bà đã ba lần gia nhập đội ngũ của Trump. Khi làm việc cho Trump, bà biết rằng mình không thể kiểm soát được một người thất thường và khó đoán, chỉ làm được trợ lý của Trump mà thôi.
“Tôi nghĩ tôi là một người điềm tĩnh," Susie nói "Điều quan trọng là phải đọc được cục diện. Đó là điều tôi đã học được trong nhiều năm."
Bà năm nay 67 tuổi, có một ngôi nhà có vườn hoa và gara trên bãi biển ở Florida, nơi bà sống khi Trump mời bà trở lại vào năm nay. Bà có hai con gái và một cháu trai 7 tuổi hay trìu mến gọi bà là "Susu". Nếu không tiếp tục làm việc trong lĩnh vực chính trị, bà có thể trở về nhà và thể hiện một kỹ năng đặc biệt khác của mình cho gia đình - cùng một lúc nướng ra những chiếc bánh ga-tô 5 pound ngon lành.
My Lan Pham.

Nguyễn Văn Tuấn: Tại sao Trump thắng?

 

Nguyễn Tuấn 

onpstredSo9a1f4u9hhmg6uh34933i13ahfcu2360293aff2tgc0m4m6tfm6  · 

Tại sao Trump thắng?

Sự việc ông Trump đắc cử một cách thuyết phục khiến cho nhiều người tức tối.

'Tức tối' có lẽ không đủ để mô tả phản ứng của nhiều người, mà phải nói là 'phẫn nộ' thì chính xác hơn.

Phẫn nộ vì Trump đắc cử!

Phẫn nộ vì có người bầu cho ông ấy!

Phẫn nộ vì không thể hiểu được tại sao một người bị kết án nhiều tội danh hình sự lại có thể được đa số công dân ủng hộ.

Đối với nhiều người, sự kiện đó như một sự đánh thức về một đất nước họ chưa từng biết tới.

Và, họ dành sự khinh miệt cho những người ủng hộ ông ấy. Chỉ đọc vài tweet là đủ biết mức độ giận dữ (trong đó có cả một khôi nguyên Nobel gốc Úc):

"Tôi đã khóc 2 tiếng đồng hồ khi nghe tin Trump thắng cử."

"Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của những kẻ ngu ngốc."

"Niềm tin của tôi về đa số người về bản chất là thiện lành đã bị phá vỡ."

"Kamala đã lãnh đạo một chiến dịch tranh cử tuyệt vời. Bà ấy chỉ vô tình tranh cử trong một quốc gia nghiện chủ nghĩa hư vô, tàn ác và chia rẽ."

Nhưng phẩn nộ có giúp chúng ta hiểu được 'phía bên kia'. Tại sao đa số người Mĩ ủng hộ quan điểm của phe Trump?

Chúng ta thử bình tâm 'mổ xẻ' lí do Trump thắng cử.

Lí do 1: Vấn đề di dân bất hợp pháp.

Biden-Harris đã để cho một số lớn (hơn 8 triệu người?) vào Mĩ một cách bất hợp pháp.

Nhiều người Mĩ, kể cả người Mĩ gốc Việt có thân nhân chờ cả 5 năm để định cư ở Mĩ, không thể chấp nhận tình trạng này.

Họ càng không chấp nhận khi thấy vài người di dân lậu là những kẻ tội phạm.

Khi Biden-Harris nhận ra vấn đề thì đã muộn.

Lí do 2: Vấn đề lạm phát.

Biden-Harris đã bơm quá nhiều vốn trong thời COVID và gây ra lạm phát.

Các nhà kinh tế đã cảnh báo họ nhiều lần, nhưng họ không nghe.

Còn các cố vấn của Biden thì cứ nói là 'tình hình ok' -- họ xa rời công chúng.

Làm sao ok khi một tô phở tăng từ 11 USD (thời Trump) lên 18 USD (thời Biden)?

Lí do 3: Vấn đề phá thai.

Quan điểm của Harris về quyền phá thai đã làm cho bà ấy mất phiếu của nhiều nhiều phụ nữ Mĩ.

Lí do 4: Vấn đề chuyển đổi giới tính.

Nhiều người Mĩ cảm thấy không thoải mái với việc những người sanh ra là nam thi đấu với những người sanh ra là nữ trong thể thao, và họ ủng hộ quan điểm của Trump.

Phe cánh tả đã 'đi quá xa' trong vấn đề chuyển đổi giới tính.

Lí do 5: Chiến tranh và Do Thái.

Trump dù ăn nói 'dữ dằn' nhưng chẳng thích chiến tranh.

Người Mĩ có vẻ coi Trump thân thiện hơn với lợi ích của Do Thái và bỏ phiếu vì lí do này. (Con rể của ông Trump là người gốc Do Thái).

Lí do 6: Kiểm duyệt.

Mặc dù phe tả nói Trump là một kẻ phát xít, nhưng chính Biden-Harris đã kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận trong đại dịch.

Lí do 7: Thất bại trong 'tuyên truyền'.

Thông điệp của phe Dân Chủ rằng Trump sẽ ăn cắp nền dân chủ là không thuyết phục.

Có lẽ hầu hết cử tri cảm thấy rằng một ông già Trump 78 tuổi không thể nào lật đổ cuộc bầu cử và tìm cách duy trì quyền lực sau năm 2028 (lúc đó đã 82 tuổi).

Thông điệp của phe Dân Chủ rằng Trump bị sa sút trí lực đã hoàn toàn thất bại.

Mọi người có thể thấy rõ rằng Joe Biden có vấn đề về sa sút trí tuệ nhưng lại được phe đảng che giấu.

Nhưng ông Trump thì vẫn vậy: nhạy bén và mạnh mẽ. Ông ấy có thể ngồi 3 tiếng đồng hồ trả lời phỏng vấn của Joe Rogan là nói lên tất cả.

Ông Trump chắc chắn không phải là một người hoàn hảo. Nhiều người không xem ông ấy là tấm gương để noi theo.

Ông ấy đã làm tổng thống 4 năm. Một số chánh sách của ông được ưa chuộng. Nhưng một số thì bị phe đối lập xoá bỏ khi lên nắm quyền.

Lí do 8: Chiến dịch tranh cử.

Trump suýt bị ám sát và đó là một lợi thế cho ông ấy.

Trump & Vance đã không ngần ngại trả lời một số phỏng vấn mang tính thù địch chống lại họ. Trump và Vance đã làm 6 giờ phỏng vấn trên Joe Rogan.

Trong khi đó Harris từ chối lời mời xuất hiện trên Rogan, và bà ấy tránh báo chí.

Trong tranh cử, Trump tỏ ra là một ông già năng động và mạnh mẽ, còn Harris trông yếu đuối và mong manh.

Lí do 9: Hội chứng TDS (Trump's Derangement Syndrome).

TDS là ý tưởng rằng cái tánh cách của Trump làm cho một số người cảm thấy tức tối và khiến cho họ hành động trái với lẽ thường.

TDS khiếm cho một số người, đặc biệt là phe cánh tả và elites (hay học đòi elites), mất hết lí trí đánh giá và trở nên 'cognitive bias'.

Có người bỏ phiếu cho Trump chỉ vì ông ấy làm cho những người elites (hay giả bộ elites) giận dữ.

Sự thật là nhiều (hay rất nhiều?) cử tri thích tánh cách của Trump, vì ông ấy tỏ ra là một người vui tánh và thẳng tánh (nghĩ sao nói vậy, không hoa hoè chữ nghĩa).

Lí do 10: Phe Dân Chủ đã đánh mất chính mình.

Đảng Dân Chủ đúng lí ra là đảng của người lao động (và họ đã xuất thân như thế). Nhưng càng ngày họ càng xa rời người lao động; cái 'hương đồng gió nội' của họ đã bay đi quá nhiều.

Ngày nay, đảng Dân Chủ đã bị đánh cắp và trở thành đảng của phe elites, cực tả, theo đuổi những giá trị mà đa số công chúng không chấp nhận.

Một số người tin rằng phe Dân Chủ khinh người dân, xem những người ở vùng Trung Tây là rác rưởi.

Lí do 11: Sự ngạo mạn của bọn elites

Những người coi hơn 72 triệu người Mĩ là "những kẻ ngốc, phát xít, người theo chủ nghĩa hư vô, hoặc là những người mù quáng bị lừa" chỉ vì họ đã bỏ phiếu cho Trump, đã đánh mất suy nghĩ.

Khi người ta thù ghét một ứng cử viên được đa số bầu làm tổng thống, phản ứng tức thời của họ có thể là tìm kiếm những lời giải thích đơn giản, kiểu:

"72 triệu người này quá ngu xuẩn để nhận ra những gì họ đang làm."

"72 triệu người này không thể nhìn thấy rừng vì một cái cây."

"72 triệu người này không có la bàn đạo đức."

"72 triệu người này là những người đáng ghê tởm về mặt đạo đức."

"72 triệu người này là những kẻ mù quáng hoặc bị tuyên truyền làm cho ngu ngốc."

Đó là một cách nhìn tự phụ và ích kỉ về thế giới vậy.

Họ ngạo mạn. Họ nghĩ chỉ họ mới có la bàn đạo đức.

Nhưng họ không chịu tự vấn mình. Họ không tự hỏi tại sao phân nửa đất nước lại nhìn nhận mọi thứ rất khác họ.

Họ có thể tự an ủi rằng họ thông minh hơn 72 triệu người Mĩ đã bầu cho ông Trump.

Nếu họ chịu khó tìm hiểu kĩ, có lẽ họ sẽ khám phá ra nhiều lí do bầu cho Trump, những lí do chẳng có liên quan gì đến chủ nghĩa phát xít, sự ngu ngốc hoặc ác ý.

Có thể 72 triệu người đó chỉ đơn giản cố gắng sống qua ngày, đơn giản là chuyện ‘cơm áo gạo tiền’. Có thể họ tìm tới Trump để giúp giải quyết những mối quan tâm về nền kinh tế đình trệ, chánh sách biên giới lỏng lẻo, và tội phạm gia tăng.

Những người bác bỏ bất cứ ai ủng hộ Trump như là những kẻ ngốc hay phát xít có lẽ cần phải mở não và 'giãn trí' ra một tí để nhìn lại 11 lí do trên.